Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN lực TRONG NGÀNH DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 44 - 46)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.2.4. Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Thừa Thiên Huế

a/ Các cơ sởđào tạo nguồn nhân lực

Tích cực triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW và Nghị quyết 44/NQ-CP vềđổi mới

căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh việc sắp xếp mạng lưới trường lớp

và đội ngũ giáo viên. Tập trung thực hiện phổ cập giáo dục các bậc học; kết quả 9/9 huyện, thành phốđạt phổ cập tiểu học và THCS.

- Hệ thống giáo dục phổ thông ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Mạng lưới giáo dục phổ thông từ tiểu học đến trung học phổ thông được mở

rộng hầu khắp trên địa bàn với các loại hình công lập, dân lập, tư thục, quốc tế và

được phân bố phù hợp với các khu vực gắn với địa bàn dân cư. Năm 2017, toàn tỉnh có 387 trường (382 công lập và 5 tư thục), trong đó: 216 trường Tiểu học, giảm 3

trường so với năm trước, 121 trường Trung học cơ sở, 38 trường Trung học phổ thông (tăng 1 trường do nâng cấp 1 trường Trung học cơ sở lên Trung học phổ thông); 12 trường Phổ thông cơ sở. Sốtrường đạt chuẩn quốc gia là 10 trường, đạt tỷ lệ 25%. Có 192.403 học sinh, số lượng giáo viên của các cấp học là 11.820 giáo viên. Công tác đầu tư cơ sở vật chất trường học được chú trọng, đã xây mới và đưa

vào sử dụng 158 phòng học, 25 phòng chức năng, 30 nhà vệ sinh. - Hệ thống đào tạo nghềở tỉnh Thừa Thiên Huế

Hiện nay, ngoài cơ sở dạy nghề của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 16 cơ sở dạy nghề, trong đó có 3 trường cao đẳng nghề, 7 trường trung cấp nghề, 8 trung tâm dạy nghề của các huyện và 34 cơ sởđào tạo nghề khác. Cùng với sự phát triển các cơ sở đào tạo nghề, đội ngũ giáo viên dạy nghề cũng tăng nhanh về sốlượng và ngày càng được chuẩn hóa.

-Hệ thống đào tạo trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học ở tỉnh Thừa Thiên Huế

+ Hệ thống đào tạo trung học chuyên nghiệp, cao đẳng: Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 3 trường trung học chuyên nghiệp và 3 trường cao đẳng, đó là: trường trung học Văn hóa nghệ thuật, trường trung học Giao thông vận tải, trường trung học Thể dục thểthao, trường Cao đẳng Y tế, trường Cao đẳng Công nghiệp,

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

trường Cao đẳng Sư phạm.

+ Hệ thống đào tạo đại học và sau đại học

Đại học Huếcó 8 trường đại học thành viên và các trung tâm đào tạo, nghiên cứu và triển khai khoa học- công nghệ với 95 ngành đào tạo đại học, 5 ngành đào tạo cao

đẳng, 65 chuyên ngành đào tạo sau đại học, 24 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, 62 chuyên ngành đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I,II... Ngoài đại học Huếra còn có thêm các cơ

sởđào tạo NNL uy tín như trường Đại học Phú Xuân, Học viện âm nhạc Huế.

b/ Các cơ sởđào tạo nguồn nhân lực trong ngành du lịch.

Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh, cùng với xu hướng đẩy mạnh phát triển các cơ sở đào tạo NNL chất lượng cao nói chung. Tỉnh Thừa Thiên Huếtrong những năm qua đã chú trọng

hơn về mở rộng, xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện các cơ sở đào tạo NNL trong ngành du lịch trên địa bàn tỉnh nhằm phát huy và khai thác được thế mạnh của mình. Tuy nhiên theo thống kê, chỉ có Khoa Du lịch- Đại học Huế, Trường Cao

đẳng nghề du lịch Huếlà có đào tạo chuyên ngành về du lịch, đa số các ngành nghề được đào tạo ởđây là quản trị kinh doanh, văn hóa du lịch, địa lý du lịch, nghiệp vụ

lễ tân, Bàn- bar, bếp, buồng,... Vẫn còn các cơ sở đào tạo NNL du lịch khác như trường Cao đẳng công nghiệp Huế, Trường trung cấp nghề Phú Bài, Trường trung cấp Âu Lạc vẫn có đào tạo ngành du lịch nhưng đó chỉ là một bộ môn, một khoa du lịch nhỏ trong trường. Hiện nay, trong số các cơ sởđào tạo kể trên việc đào tạo về

du lịch có quy mô lớn, đầy đủ chỉ tập trung vào 2 trường đào tạo chính quy: Khoa du lịch thuộc Đại học Huếvà Trường Cao đẳng du lịch Huế, các cơ sở đào tạo khác phần lớn đào tạo một số nghề để cấp chứng chỉ hoặc chỉ đào tạo 1 đến 2 nghề du lịch. Do vậy, cơ sởđào tạo NNL du lịch vẫn thiếu ở Huế dẫn đến sốlượng NNL du lịch không đủ, miễn cưỡng chấp nhận NNL từ các ngành khác sang nên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong thời gian tới.

+ Trường Cao Đẳng Du Lịch Huế đã đào tạo 14 chương trình đào tạo khác

nhau tương ứng với hơn 6 ngành du lịch là: ngành Khách sạn, ngành Nhà hàng, ngành Kỹ thuật chế biến món ăn, ngành Lữ hành, ngành Hướng dẫn viên du lich,

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

trường ngành càng mở rộng thêm ngành nghề đào tạo nhằm phục vụ nhu cầu đa

dạng hơn trong các lĩnh vực kinh doanh du lịch. Từđó cung cấp một NNL đa dạng phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Vềquy mô đào tạo: nhà trường đã đầu tư và xây dựng thêm nhiều cơ sở vật chất để mở rộng quy mô đào tạo. Do vậy trong năm 2017, số sinh viên tốt nghiệp chính quy là 347, số sinh viên tốt nghiệp các khóa đào tạo ngắn hạn là 363. Trong thời gian qua Nhà trường thường xuyên đổi mới phương thức đào tạo để đáp ứng

được yêu cầu của Nhà tuyển dụng; bên cạnh đó Nhà trường mời lãnh đạo các doanh nghiệp du lịch về tham gia giảng dạy một số chuyên đề cho sinh viên, do đó tỷ lệ

sinh viên sau tốt nghiệp có việc làm đúng nghề đào tạo từ 81 - 90%, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp chưa có việc làm chiếm từ 10 – 19% (Trong đó gồm sinh viên không muốn đi làm, đi du học và tham gia xuất khẩu LĐ), tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp chưa

có việc làm và đang học nâng cao chiếm 1,6% .

+ Khoa Du Lịch chủ yếu đào tạo trình độđại học với 3 chuyên ngành khác nhau: Quản trị kinh doanh du lịch, Kinh tế du lịch và Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.

Về hoạt động đào tạo, năm 2016-2017, Khoa du lịch có đến 80% giảng viên

tham gia khóa đào tạo tại các Trường/ Cơ sở đào tạo ở nước ngoài . 20% giáo viên

tham gia khóa đào tạo tại các Trường/ Cơ sở đào tạo tại Việt Nam, 60% giảng viên tới học hỏi tại các công ty du lịch/ khách sạn để thu thập kinh nghiệm. Điều này cho thấy giảng viên luôn được khoa chú trọng đào tạo kiến thức và trình độ, cập nhật những kiến thức trong, ngoài nước. Đăc biệt số lượng giảng viên được đào tạo từ nước ngoài chiếm tỷ lệ rất cao. Điều đó đã giúp cho việc nâng cao chất lượng đào

tạo cho sinh viên, cập nhật những kiến thức và kỹnăng từcác nước tiên tiến.

2.1.3. Tiềm năng du lịch và tình hình phát triển ngành du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN lực TRONG NGÀNH DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)