Tiềm năng du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN lực TRONG NGÀNH DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 46 - 51)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.3.1. Tiềm năng du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế

* Cảnh quan thiên nhiên

Thừa Thiên Huế là tỉnh có đặc thù ưu việt đó là sự đa dạng về cảnh quan thiên nhiên. Thiên nhiên cộng với yếu tố nhân tạo đã tạo ra cho Thừa Thiên Huế

một nét đẹp hài hoà, phản ánh đầy đủ những thắng cảnh của một nước Việt Nam thu TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

nhỏ. Sông Hương chảy giữa lòng thành phố, những khu vườn xum xuê, những dòng kênh bao quanh, những đồi thông soi bóng xuống những hồ nước trong xanh, trải rộng, những bãi tắm Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô nước trong, cát mịn.

Bờ biển của Huế dài 128km, có cảng Thuận An và cảng Chân Mây độ sâu 18 - 20m. Sân bay Phú Bài nằm cạnh quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy qua tỉnh. Giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy đều thuận lợi

đối với Thừa Thiên Huế, du lịch biển của tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều bãi biển

đẹp như: các bãi biển Cảnh Dương; Thuận An; Lăng Cô...

Tài nguyên du lịch sinh thái rừng của Thừa Thiên Huế cũng là một trong những thế mạnh lớn của tỉnh. Tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, Thừa Thiên Huế tự hào có khu nghỉ mát lý tưởng Bạch Mã đã từng được so sánh với các khu nghỉ mát độc đáo của Đông Dương Huế là một vùng đất cổ. Hệ thống các khu vực

như :khu vực rừng núi phía Tây tỉnh (A Lưới) là những khu vực có tiềm năng du

lịch sinh thái rừng đủ điều kiện để phát triển thành các điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.

Các nguồn nước khoáng như nguồn Thanh Tân; nguồn Hương Bình; nguồn A Roàng; nguồn Pahy; Mỹ An; nguồn Thanh Phước và nguồn Tân Mỹ.

Tất cả yếu tố trên là những điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức nhiều loại hình du lịch, phục vụ cho nhiều đối tượng du khách khác nhau. Vì vậy, du lịch Thừa Thiên Huế có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.

* Di sản văn hóa vật thể

Thừa Thiên Huếđang gìn giữ kho tàng văn hóa phong phú, đa dạng, đặc sắc trong dòng chảy văn hóa Việt Nam. Với gần 1000 di tích bao gồm di tích lịch sử

cách mạng, di tích tôn giáo, di tích lưu niệm của Chủ tịch HồChí Minh. Trong đó,

Quần thể Di tích Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế

giới (năm 1993). - Quần thể di tích Cốđô Nổi bật nhất trong hệ thống các di tích lịch sử của Thừa Thiên Huế là quần TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

thể di tích cố đô Huế, nằm bên bờ Bắc của con sông Hương, hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn vẫn đang sừng sững trước bao biến động của thời gian với hệ thống lăng tẩm, cung điện, các công trình kiến trúc tôn giáo, kiến trúc dân dụng (phủđệ, nhà cổ)... thể hiện sự kế thừa,

phát huy, đan xen giữa nghệ thuật Champa, Việt, Trung Hoa và Phương Tây tạo thành sức hấp dẫn lớn đối với du khách . Cốđô Huếđã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Hiện nay, theo Quyết định số 2685- Huế, ngày 23 tháng 11 năm 2006 về việc phân công quản lý di tích đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh, Thừa Thiên Huế có 96 di tích trong đó có 38 di tích được xếp hạng di tích quốc gia. Trong sốđó có nhiều di

tích được coi là có giá trịđặc biệt quan trọng cần tập trung đầu tư tôn tạo, bảo vệ và tổ

chức khai thác tốt phục vụ phát triển du lịch. Không những thế, Thừa Thiên Huế còn

là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử cách mạng, đặc biệt quý hiếm là nhóm di tích gắn liền với thời niên thiếu của Chủ tịch HồChí Minh vĩ đại và những người con mà tên tuổi đã gắn liền với dòng chảy của lịch sử đấu tranh cách mạng như Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu... hay những địa danh nổi tiếng trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ biểu thị

ý chí quật cường của người dân xứ Huế như Khe Tre, A Sầu, A Lưới (đường mòn HồChí Minh), địa đạo Nam Sơn...

- Làng nghề và các sản phẩm thủ công truyền thống

Nhớ về cố đô Huế, chúng ta thường nhớ về những công trình kiến trúc lăng

tẩm cổ kính, những món ăn cung đình tinh tế, cầu Trường Tiền bắc ngang dòng

sông Hương hiền hòa… Thế nhưng Huế còn cả những làng nghề đặc sắc và những

người dân tâm huyết với giá trị truyền thống mà cha ông truyền lại. Làng nghề và nghề thủ công truyền thống của Huế vốn có từlâu đời, hình thành từ nhu cầu phục vụ công việc xây dựng và sửa sang cung điện và nhu cầu trao đổi buôn bán cũng như sản xuất, sinh hoạt. Nhiều làng nghề nổi tiếng từ xưa đến nay vẫn còn tồn tại

như: Làng nghề đan lát Bao La, Làng nghề Nón Lá, Làng nghề Đúc Đồng, Làng nghề gốm Phước Tích, Pháp Lam,... Các làng nghề này là một nguồn tài nguyên du lịch quý giá có khả năng phát triển các sản phẩm du lịch gắn liền với văn hóa như

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

du lịch làng nghề, các loại hàng hóa lưu niệm...

*Di sản văn hóa phi vật thể

Thừa Thiên Huếcòn là nơi tập trung những di sản văn hóa phi vật thể phong

phú và đa dạng, được bảo tồn, khai thác và phát huy. Từ những loại hình nghệ thuật diễn xướng cung đình bác học, lễ hội truyền thống đến những phong tục tập quán

mang đậm những nét riêng của từng vùng đất. Trong đó, Nhã nhạc cung đình triều Nguyễn được UNESCO công nhận là kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại (năm 2003) và đang được tích cực gìn giữ và phát huy giá trị. Các loại hình

múa hát cung đình, ca Huế, các làn điệu dân ca, đã và đang tiếp tục được đầu tư sưu

tầm, khôi phục, phát huy và phát triển.

- Lễ hội ở Huế

Thừa Thiên Huếcó hơn 500 lễ hội bao gồm lễ hội cung đình, lễ hội dân gian truyền thống, lễ hội tôn giáo tồn tại cùng với truyền thống văn hóa lâu đời của mỗi vùng miền, các lễ hội dân gian ở Huếthường gắn với tín ngưỡng, tôn giáo, tinh thần

thượng võ và khát vọng cuộc sống. Hiện nay, có hơn 100 lễ hội dân gian, lễ hội truyền thống và hiện đại đã được các địa phương khôi phục và phát huy, bao gồm lễ

hội cung đình Huế (lễ tế Đàn Nam Giao, lễ tế Đàn Xã Tắc, lễ hội thao diễn thủy binh thời chúa Nguyễn, Lễ Truyền Lô..), các lễ hội văn hóa tín ngưỡng tôn giáo (lễ

hội Điện Huệ Nam, lễ hội Quán Thế Âm, lễ Phật Đản...), lễ hội tưởng nhớ các vị

khai canh, thành hoàng, lễ tưởng niệm các vị tổ sư làng nghề (lễ hội Cầu ngư, Vật võ Làng Sình, vật võ Làng Thủ Lễ, Đu tiên Phong Điền, lễ hội Làng Chuồn, lễ hội

đua ghe...) và nhiều lễ hội khác như lễ hội Đền Huyền Trân, Ngày hội Văn hóa, Thể

thao, Du lịch đồng bào các dân tộc miền núi Thừa Thiên Huế, Lăng Cô huyền thoại biển, Festival Thuận An Biển gọi, Ấn tượng Bạch Mã... thu hút đông đảo người dân xứ Huế và các tỉnh lân cận.

- Nhã nhạc cung đình Huế

Nhã nhạc cung đình Huế là di sản cuối cùng của Âm nhạc cung đình Việt Nam. Nó mang trong mình tất cả những tinh hoa của dòng nhạc cung đình Việt đã hình thành và phát triển trên một nghìn năm. Nhã nhạc nhằm tạo sự trang trọng cho

ộ ế ễcung đình như Tế ế ế ễĐạ ều, Thườ ề

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

hoa này được cô đọng lại dưới triều Nguyễn, khiến cho Huếcàng được khẳng định

hơn về một trung tâm văn hóa tiêu biểu của dân tộc. Bên cạnh đó, Huế còn là nơi

duy nhất ở nước ta còn lưu giữ được những loại hình âm nhạc truyền thống Nhã nhạc Cung đình Huế, một kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại được UNESCO công nhận. Ca nhạc Huế là sự thể hiện phong phú nhiều thể loại. Ta có thể tìm thấy ở đây vẻ trang trọng kiêu sa của nhạc cung đình như

giao nhạc, yến nhạc, tế nhạc..., vẻ bình dị sâu lắng của dân gian các làn điệu dân ca. Bảo tồn di sản văn hóa âm nhạc cung đình luôn gắn với bảo tồn và phát huy giá trị

di tích cốđô, bởi lẽ hai loại hình văn hóa này luôn đan xen, hòa quyện để làm nên vẻđẹp viên mãn của di sản văn hóa Huế.

- Nghệ thuật ẩm thực Huế

Đất Huếthơ mộng không chỉ với sông Hương, núi Ngự, với lăng tẩm đền đài mà còn độc đáo bởi những con người tài hoa, khéo léo đã tạo ra một nét ẩm thực

đặc trưng mang đậm màu sắc của vùng đất xinh đẹp này. Món ăn Huế có hương vị rõ ràng và đậm đà. Bởi người Huếcoi món ăn như triết lý nhân sinh của cuộc đời có

đủ các vị từ mặn, ngọt, béo, bùi đến chua, chát, đắng, cay nhưng vị nào luôn rõ vị ấy, rất độc đáo, phong phú và mang đậm bản sắc địa phương. Đến Huế, bạn sẽđược

thưởng thức ba loại đó là: ẩm thực cung đình, ẩm thực dân gian và món ăn chay. Nó

được hình thành qua một quá trình lịch sử lâu dài chủ yếu là giai đoạn Huếđóng vai trò kinh đô của đất nước dưới thời Nguyễn. Nghệ thuật ẩm thực của Huế vừa mang phong cách sang trọng , cung đình (với các món ăn trong cung đình) vừa mang phong cách giản dị, dân dã (với các món ăn bình dân) nhưng đều có màu sắc, hương

vị rất hấp dẫn và thể hiện sự khéo léo của người dân Huế. Nghệ thuật ẩm thực của Huếđược xem là một nguồn tài nguyên du lịch và là nội dung của hầu hết các tour du lịch đến Huế.

Huế đặc biệt còn lưu giữ trên 1000 món ăn nấu theo lối Huế, có cả những

món ăn ngự thiện của các vua triều Nguyễn. Bản thực đơn ngự thiện có trên vài chục món thuộc loại cao lương mỹ vị, được chuẩn bị và tổ chức rất công phu, tỷ

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

mỷ, cầu kỳ. Các món ăn dân dã rất phổ biến trong quần chúng với bảng thực đơn phong phú hàng trăm món được các bà nội trợ Huế chế biến khéo léo, thông minh với kỹ thuật nấu nướng giỏi giang, hương vị quyến rũ, màu sắc hấp dẫn, coi trọng phần chất hơn lượng, nghệ thuật bày biện các món ăn rất đẹp mắt, nghệ thuật

thưởng thức tinh tế. Ngoài ra, nếu ai đã từng thưởng thức một bữa cơm chay Huế

(các món ăn được chế biến từ các loại thực vật), chắc chắn sẽ không bao giờ quên

được hương vị tinh khiết tuyệt vời của những món ăn Huế.

Với những tiềm năng, thế mạnh như trên đã tạo điều kiện giúp tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển nhiều loại hình du lịch kết hợp du lịch biển, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng,... Du lịch Thừa Thiên Huếđã và đang ngày càng phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn, một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam, đón hàng ngàn lượt khách du lịch đến Huế làm tăng doanh thu đóng góp của du lịch vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế. góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN lực TRONG NGÀNH DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 46 - 51)