Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN lực TRONG NGÀNH DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 89 - 92)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

- Thứ nhất, hiện nay, một trong những khó khăn mà ngành du lịch Thừa Thiên Huế đang phải đối mặt đó là thiếu nguồn cung cấp nhân lực du lịch trình độ cao,

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

phong cách làm việc chuyên nghiệp cũng đang là mối lo lắng của các nhà tuyển dụng lao động. Một bộ phận đáng kể LĐ chưa hiểu rõ các đặc trưng ngành nghề trước khi bước vào làm việc trong ngành, do vậy chưa thực sự yêu nghề.

Bảng 2.22: Khảo sát những khó khănthường gặp trong công tác tuyển dụng lao động du lịchởtỉnhThừa Thiên Huế

STT Tiêu chí Tỷ lệ lựa chọn(%)

1 Chất lượng lao động thấp (không có chuyên

môn kỹ thuật) so với vị trí tuyển dụng 44.00 2 Lao động đã qua đào tạo không phù hợp với

yêu cầu của công ty 32.00

3 Không có chính sách, chếđộđãi ngộ nhân lực

trình độ cao 30.00

4 Chỉ tiêu hạn chế 24.00

5 Khó khăn khác 0.00

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả

Qua những số liệu điều tra từ đội ngũ quản lý trong các đơn vị du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế, ta thấy chất lượng LĐ thấp không có chuyên môn kỹ thuật so với vị trí tuyển dụng đang là vấn đềđau đầu nhất đối với các nhà tuyển dụng LĐ du lịch chiếm 44,00%, tiếp đến là lao động đã qua đào tạo không phù hợp với yêu cầu của công ty chiếm 32,00% cũng là một vấn đề nan giải hiện nay.

- Thứ hai, chất lượng LĐ nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu, gây ra sự

không ổn định về chất lượng dịch vụ, tỷ lệ khách phàn nàn về chất lượng dịch vụ còn khá cao. NNL du lịch ở Huế hiện tại còn yếu trên nhiều mặt: kỷ luật LĐ, tính chủ động, sáng tạo trong công việc, kỹ năng làm việc theo nhóm, trình độ ngoại ngữ, tính kế hoạch, tư duy chiến lược,...Theo đánh giá chung của nhiều chuyên gia nước ngoài thì nhân viên du lịch của Huế rất thân thiện, vui vẻ, nhiệt tình, chịu khó, ham học hỏi nhưng kém về kỹnăng quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm, thiếu tính tự

tin, tính sáng tạo và năng lực tổ chức công việc.

- Thứ ba, Huế chưa phải là một thị trường du lịch tiềm năng, đó là lý do mà

những năm qua tình trạng “chảy máu chất xám” ngành du lịch vẫn diễn ra. Bên cạnh đó, vẫn chưa có những chính sách đãi ngộ hợp lý cho người LĐ nói chung và

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

NNL chất lượng cao nói riêng. Qua số liệu điều tra đội ngũ quản lý, sử dụng LĐ du

lịch về những khó khăn trong thu hút và trọng dụng nhân tài ở tỉnh Thừa Thiên Huế

cho thấy hai vấn đề là môi trường làm việc không thu hút và thiếu chính sách đãi

ngộ hợp lý chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 66% và 90% là những lý do mà Huế

không giữchân được đội ngũ nhân lực chất lượng cao.

Bảng 2.23: Khảo sát những nguyên nhân gây khó khăn trong thu hút nhân tài ởtỉnhThừa Thiên Huế

STT Tiêu chí Tỷ lệ lựa chọn(%)

1 Môi trường làm việc không thu hút 66.00 2 Khó có cơ hội thăng tiến 14.00 3 Thiếu chính sách đãi ngộ hợp lý 90.00 4 Còn có sự phân biệt người của cơ quan và người

địa phương 6.00

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả

- Thứtư, tại các khách sạn, nhà hàng tư nhân có quy mô nhỏ, LĐ biến động

thường xuyên do tâm lý của người LĐ vẫn thích làm việc tại các cơ sở kinh doanh có yếu tốNhà nước hoặc liên doanh. Hơn nữa, tỷ lệLĐ nữ trong tuổi sinh đẻ chiếm tỷ lệ cao (thường trên 50%), gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc bảo đảm nguồn LĐổn định, đặc biệt là vào mùa cao điểm.

- Thứ năm, ngoại trừ những cơ sở du lịch thuộc các tập đoàn lớn luôn chú trọng đến đào tạo NNL, còn đa số những công ty du lịch, khách sạn do người Huế

làm chủ thì không chú tâm hoặc vẫn xem nhẹ công tác đầu tư về chất lượng NNL. Nhiều LĐ là người thân chưa qua trường lớp đào tạo nào cũng tham gia phục vụ khách. Điều này đang làm ảnh hưởng đến tính chuyên nghiệp của dịch vụ du lịch Huế. Thực tế cho thấy, chính sự lo ngại khi bỏchi phí đào tạo nhân viên nhưng sau khi đào tạo xong thì có doanh nghiệp khác thu hút nên nhiều doanh nghiệp Huế

không muốn đào tạo mà chọn giải pháp thuê quản lý.

- Thứ sáu, tình trạng thiếu LĐ quản lý giỏi đang khiến dịch vụ du lịch Huế chưa thể đạt mức độ chuyên nghiệp với những tiềm năng sẵn có. Nhiều khách sạn lớn trên địa bàn hiện nay, giám đốc điều hành chủ yếu trước đó là nhân viên kinh

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

doanh. Với những vị giám đốc này, cũng sẽ có một số người toàn diện, nhưng chủ yếu chỉ mạnh về mảng doanh số, còn các dịch vụ như lễ tân, bếp… còn yếu, dẫn đến chất lượng dịch vụ không tốt bằng việc điều hành bởi một giám đốc có chuyên môn toàn diện.

- Thứ bảy, tổ chức quản lý của nhiều doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Hầu hết các doanh nghiệp chưa xác định rõ quyền hạn, nhiệm vụ của từng cá nhân ở từng vị

trí công việc. Tiêu chuẩn công việc chưa được xây dựng. Người LĐ cấp dưới ít chủ động, sáng tạo, thiếu tự tin, các tiềm năng của người lao động chưa được phát huy

đầy đủ. Mô hình quản lý nhân lực hiện đại, tiên tiến chỉ mới chủ yếu được áp dụng tại các đơn vịnước ngoài, liên doanh.

- Thứ tám, công tác đào tạo NNL cho ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế

còn bất cập về nhiều mặt: Quy mô, ngành nghề, chương trình, đội ngủđào tạo, hình thức đào tạo; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụđào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN lực TRONG NGÀNH DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 89 - 92)