Kinh nghiệm về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 33)

Kinh nghiệm Hàn Quốc

Chính phủ Hàn Quốc tiến hành song song việc tăng đầu tư ngân sách vào đào tạo LĐNT với mục tiêu cao nhất là làm thay đổi suy nghĩ thụ động, trông chờ ỷ lại của người dân vào Nhà nước đã ngự trị trong phần lớn LĐNT nước này qua nhiều thế kỷ. Mục tiêu của chính sách đào tạo LĐNT là giúp họ có niềm tin mãnh liệt vào chính mình trước những khó khăn về vật chất và tinh thần để họ trở nên tích cực, năng động,

sáng tạo đối với sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn trên đất nước Hàn Quốc. Phong trào xây dựng nông thôn mới là một trong những kinh nghiệm tốt của Hàn Quốc trong việc định hướng cho chiến lược phát triển nông thôn nói chung và phát triển nguồn nhân lực LĐNT nói riêng. Trong phong trào này, Chính phủ Hàn Quốc đã đề cao và nhấn mạnh yếu tố quan trọng nhất trong phát triển nông thôn là “phát triển tinh thần của LĐNT”, lấy kích thích vật chất nhỏ kết hợp với đào tạo và sự cởi mở, thông thoáng của chính sách để tạo động lực kích thích mạnh mẽ tinh thần của LĐNT qua đó phát huy nguồn vốn nội lực to lớn tiềm tàng của LĐNT.

Đào tạo chuyên môn, chuyển giao kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng làm việc cho LĐNT theo nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế. Chuyển giao kiến thức, đào tạo nghề, kỹ năng chuyên môn cho LĐNT để tạo ra năng lực làm việc có năng suất lao động cao là công việc chung của cả Nhà nước, các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế trong xã hội. Kinh nghiệm của Hàn Quốc về vấn đề này là rất rõ ràng. Chính phủ phải là nhà đầu tư lớn nhất và toàn diện nhất vào xây dựng các cơ sở đào tạo nghề, nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng cho LĐNT. Các doanh nghiệp và cơ sở kinh tế có trách nhiệm trong việc đưa ra nhu cầu, kế hoạch về sử dụng lao động và tham gia cùng Chính phủ dưới nhiều hình thức khác nhau trong triển khai các chương trình đạo tạo nghề cho LĐNT mà mình đang sử dụng hoặc sẽ sử dụng.

Để có nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu phát triển của kinh tế nông thôn, Chính phủ phải chủ động xây dựng và công bố các định hướng phát triển kinh tế trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn trên quy mô cả nước và đối với từng vùng, trên cơ sở đó hình thành kế hoạch phát triển nguồn nhân lực đáp ứng cho các nhu cầu của từng ngành và lĩnh vực kinh tế trên quy mô cả nước và đối với từng vùng, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế đang trong quá trình đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, lĩnh vực để thực hiện CNH - HĐH. Trong quá trình này, Chính phủ phải thường xuyên theo dõi sự biến chuyển của cơ cấu kinh tế để điều chỉnh kịp thời công tác đào tạo nguồn nhân lực mới cho các ngành đang và sẽ hình thành và đào tạo lại LĐNT ở những ngành bị mất đi để giúp họ có đủ năng lực chuyển sang hoạt động ở các ngành kinh tế mới.

Chính phủ phải chủ động đầu tư vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho quốc gia với những nghề mới, bao gồm các hoạt động dạy nghề cơ bản để tạo ra LĐNT có trình

độ chuyên môn về lý thuyết và có tay nghề thực tiễn, đủ khả năng đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của nền kinh tế. Nhà nước luôn giữ vai trò đầu tư vào xây dựng và nâng cao chất lượng hệ thống trường và các chương trình đào tạo nghề theo đúng yêu cầu của nền kinh tế để chuyển lực lượng lao động từ không có kỹ năng hoặc kỹ năng thấp sang lực lượng lao động có kỹ năng cao là việc làm căn bản của mỗi quốc gia.

Hàn Quốc đã triển khai chính sách tín dụng hỗ trợ cho lực lượng LĐNT trẻ để họ học nghề mới, đặc biệt là lao động mới bước vào nghề. Chương trình này được triển khai sâu rộng ở các khu vực nông thôn, là cầu nối giữa các chuyên gia và các nhà nông có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp, sau đó bổ nhiệm những người này vào các vị trí tư vấn và giám hộ cho các đối tượng lao động trẻ còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong các hoạt động liên quan tới nông nghiệp. Nhà nước Hàn Quốc đứng ra chi trả các khoản chi phí về tư vấn, đào tạo và giám hộ cho những người thực hiện hoạt động này. Hàn Quốc đã chủ động định hướng cho các trường trung học bổ sung ngay vào chương trình giảng dạy một số môn học nghề mà nền kinh tế đang cần với số học sinh trung học tham gia tới khoảng 40-50% tổng số đang theo học, từ đó tạo ra lực lượng lao động trẻ có hiểu biết và có kỹ năng làm việc ở mức tối thiểu ở các ngành nghề đang phát triển mở rộng, đáp ứng đúng nhu cầu của nền kinh tế và toàn dụng được số học sinh trung học sau tốt nghiệp.[5].

Kinh nghiệm Trung Quốc

Trung Quốc đang có nhiều các chính sách đào tạo nghề cho LĐNT mà Việt Nam của chúng ta chưa có được cụ thể như: Luật nông nghiệp, luật khuyến khích áp dụng công nghề trong nông nghiệp, luật giáo dục nghề nghiệp và nhiều quyết định khuyến khích đổi mới giáo dục nghề nghiệp.

Sau khi gia nhập WTO năm 2001, Trung Quốc đưa tiêu chí hàng đầu là lĩnh vực phát triển nông nghiệp với đội ngũ nông dân hùng hậu. Trung Quốc áp dụng đào tạo nghề theo 4 nguyên tắc: Đưa giáo dục việc làm đến tận làng xã, giáo dục nghề nghiệp dạy theo nhu cầu; các hoạt động giáo dục được chuẩn hóa và quản lý chặt chẽ công tác đào tạo nghề gắn với việc làm…

Các nguyên tắc đó đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho LĐNT. Không chỉ giúp họ có thời gian để học, mà còn tạo nhiều cơ hội để thực hành. Khác với Việt Nam, chương trình đào tạo nghề của Trung Quốc được thiết kế để phục vụ nông nghiệp theo mùa vụ, theo lĩnh vực nuôi trồng…và nhu cầu của nông dân gắn với việc làm. Có như vậy mới tạo động lực và kích thích sự sang tạo của LĐNT học nghề. LĐNT học nghề được quản lý theo các tiêu chí cực kỳ nghiêm khắc, chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả dạy học. Trung Quốc cũng thực hiện chương trình một triệu LĐNT trung cấp nghề về việc làm ở nông thôn. Chương trình tiến hành trong 2 năm.

Trung Quốc quản lý LĐNT chuyên nghiệp sau khi ra trường như thế nào? khi đã có trình độ nghề nhất định, LĐNT dễ dàng kiếm được thu nhập cao từ chính nghề mình học. Chính quyền địa phương sẽ đánh giá, kiểm định tay nghề của LĐNT chuyên nghiệp có phù hợp với quy mô canh tác, nuôi trồng hay không? Đặc biệt tất cả “dữ liệu” này sẽ được tập hợp thành “file’’để quản lý và kiểm soát.

1.2.1.3 Kinh nghiệm ở một số hu ện của tỉnh Thái Bình

Thái Bình là tỉnh có nhiều huyện với nhiều nghề và làng nghề truyền thống. Có những làng nghề đã nổi tiếng khắp cả nước như: Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm, chiếu cói Tân Lễ, mây tre đan Thượng Hiền, thêu Minh Lãng… Tính đến đầu năm 2013, Thái Bình có 241 làng nghề đã được cấp bằng chứng nhận. Sáu tháng đầu năm, giá trị sản xuất khu vực làng nghề của Thái Bình đạt 140.079,4 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ, giải quyết việc làm cho khoảng 150.000 lao động.

Chính quyền tỉnh và các huyện đã tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ, lắng nghe vướng mắc của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại các làng nghề và tìm hướng giải quyết. Theo đó, đã ưu tiên triển khai thực hiện dự án năng lượng nông thôn, dự án cải tạo hệ thống lưới điện cho những xã có làng nghề để đáp ứng nhu cầu điện sản xuất cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông nông thôn, trong đó ưu tiên cho tuyến giao thông những nơi có làng nghề truyền thống, làng nghề phát triển mạnh như: đường làng nghề xã Thái Phương, huyện Hưng Hà; đường làng nghề thêu Minh Lãng, huyện Vũ Thư; đường làng nghề chạm bạc Đồng Xâm, xã Hồng Thái….

Một số chính sách khác được thực hiện như tăng nguồn vốn khuyến công hỗ trợ cho công tác đào tạo, truyền nghề cho LĐNT tại các làng nghề. Hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp mời nghệ nhân, thợ kỹ thuật ở tỉnh khác về dạy nghề tại làng nghề. Đặc biệt, để gỡ khó về nguồn vốn, Sở Công Thương hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay của các tổ chức tín dụng, hỗ trợ 20.000 đồng/m2 tiền san lấp mặt bằng trên diện tích đất thuê tại cụm công nghiệp... cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại các làng nghề. Giải quyết những vướng mắc về cơ chế, tạo tối đa điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong làng nghề được vay vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh.

Sở Công Thương Thái Bình đề xuất thông qua nguồn kinh phí khuyến công quốc gia hàng năm, Bộ Công Thương có hỗ trợ thêm việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp nhằm tạo thêm mặt bằng, giải quyết vấn đề môi trường cho các làng nghề. Phát huy thế mạnh của vùng các làng nghề luôn được tỉnh quan tâm và chỉ đạo, bên cạnh đó công tác đào tạo nghề và truyền nghề luôn được phát huy, khai thác học tập các nghề khác mà phù hợp với tỉnh để phát triển kinh tế xã hội. Xây dựng các mô hình trang trại, đưa LĐNT vừa học nghề vừa đi thăm quan các mô hình kinh tế có hiệu quả để nâng cao sức mạnh cạnh tranh về nguồn lao động nhất là lực lượng ở nông thôn, làng nghề đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH – HĐH.

1.2.1.4 Kinh nghiệm của hu ện Tam Nông tỉnh Phú Th [6].

Một trong những yếu tố quan trọng giúp cho huyện Tam Nông triển khai tốt Đề án 1956 là sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị theo đúng lộ trình và phù hợp với từng giai đoạn. Cấp ủy các cấp đã ban hành nghị quyết chuyên đề về đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, từ đó giúp chính quyền các cấp chủ động xây dựng đề án đào tạo nghề theo định hướng đề ra.

Hàng năm, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn rà soát, đăng ký lao động nông thôn có nhu cầu đào tạo nghề và ngành nghề cần đào tạo để đề xuất với Sở Lao động Thương binh và xã hội (LĐTB&XH), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các lớp đào tạo nghề. Trong quá trình xây dựng kế hoạch đã có sự tham gia tích cực của các thành viên Ban chỉ đạo Đề án của huyện, xã, thị trấn, các ban, ngành, đoàn thể địa phương trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo nghề.

Từ năm 2011 đến năm 2015, UBND huyện đã tổ chức được 440 lớp dạy nghề cho lao động theo chính sách của Đề án 1956, trong đó: Có 36 lớp thuộc lĩnh vực nông nghiệp, chiếm 81,8%; 08 lớp thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm 18,2%; số lớp học nghề theo mô hình thí điểm là 07 lớp với 182 lao động nông thôn. Bên cạnh đó, Phòng LĐTB&XH còn kết hợp nhiều chương trình, dự án tạo việc làm cho lao động nông thôn sau đào tạo như: Kết hợp với các mô hình giảm nghèo bền vững, mô hình chăn nuôi hàng hóa, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất... Tổng số người được hỗ trợ học nghề theo chính sách của Đề án 1956 là 1.378 học viên, trong đó: Số học viên thuộc nhóm 1 là 1.094 người, nhóm 2 là 4 người, nhóm 3 là 173 người. Tỷ lệ lao động sau khi học nghề làm đúng nghề đạt trên 70%.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 15 cơ sở đào tạo nghề, bao gồm các trường, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên tham gia đào tạo nghề cho LĐNT. Các cơ sở dạy nghề trước khi đào tạo đã phối hợp với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp tìm hiểu nhu cầu thực tế, liên kết đào tạo với các cơ sở dạy nghề trong và ngoài tỉnh, đào tạo trình độ từ sơ cấp nghề trở lên và những ngành nghề đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của huyện.

Công tác quản lý nhà nước, công tác xã hội hóa về dạy nghề tiếp tục được thực hiện tốt, hiệu quả đào tạo nghề được nâng cao. Chương trình, giáo trình dạy nghề được củng cố và hoàn thiện. Các cơ sở đào tạo nghề thực hiện tốt việc thông báo tuyển sinh, triển khai đào tạo, sau khi học nghề người lao động hiểu và áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người lao động.

1.2.1.5 Kinh nghiệm ở hu ện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh

Huyện Đông Triều ở phía tây Quảng Ninh có 21 xã, thị trấn. Tuy là huyện miền núi nhưng công tác đào tạo nghề cho LĐNT ở huyện Đông Triều lại tương đối phát triển. Huyện có hệ thống giáo dục chính quy tương đối hoàn chỉnh. Quy mô trường lớp phát triển khá mạnh và bước đầu đã đa dạng hóa, tạo điều kiện cho LĐNT tham gia học. Tỷ lệ lao động đi học đạt 25%/tổng dân số.

Huyện có một trung tâm giáo dục thường xuyên, hàng năm kết hợp với các trường THCS, THPT tổ chức dạy nghề phổ thông cho học sinh trong huyện. Ngoài ra còn có

trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh đóng trên địa bàn, hàng năm tuyển sinh của huyện vào học hệ Đại học, Cao đẳng, Trung cấp dạy nghề cho học sinh của huyện. Như vậy, về cơ sở vật chất của huyện tương đối đầy đủ, đáp ứng tương đối nhu cầu học tập của sinh viên, học sinh cũng như người lao động.

Ngoài ra, huyện Đông Triều có phong trào "Toàn dân chăm lo xây dựng sự nghiệp giáo dục" phát triển sớm và đã đạt được kết quả tốt. Hình thành và duy trì hoạt động được nhiều cơ sở hội, gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học...huy động được nhiều lực lượng xã hội tham gia ủng hộ công tác giáo dục.

Trong công tác đào tạo nghề cho LĐNT, thực hiện Quyết định 1956 của Chính phủ về đề án dạy nghề cho LĐNT đến năm 2020, huyện Đông Triều luôn đi đầu trong tỉnh về thực hiện đề án này. Từ năm 2010 đến nay huyện đã đào tạo được hàng nghìn lao động có tay nghề vững chắc để vào các doanh nghiệp trên địa bàn, huyện đã phát huy được thế mạnh của vùng, đào tạo có trọng điểm, chính quyền địa phương luôn quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện. Trong công tác tuyên truyền về dạy nghề, huyện luôn quan tâm rà soát các nhu cầu của bà con nông dân, tìm hiểu và lấy các ý kiến để đánh giá khắc phục có giải pháp cho các năm tiếp theo. Bên cạnh đó, huyện còn phát huy được các ngành nghề truyền thống như: Làm gốm nung, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, chăn nuôi lợn rừng... Xây dựng mạng lưới cơ sở liên kết đào tạo nghề để từ đó mỗi người dân sẽ có ít nhất một nghề tăng thêm thu nhập xây dựng huyện Đông Triều ngày một phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 33)