Thực trạng lao động trên địa bànhuyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 52)

Thực trạng lao động trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên từ năm 2012- 2017 thể hiện tại bảng sau:

Bảng 2.1: Thực trạng lao động trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên từ năm 2012 – 2017 Đơn ị tính: Người

STT Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 2017 1 Dân số 104.935 105.030 105.152 105.205 106.250 107.645 2 Lao động 70.091 71.015 71.098 71.139 71.956 72.930 3 Tổng lao động/dân số 66,8% 67,61% 67,61% 67,62% 67,72% 67,75% 4 Tổng số Lao động có việc làm 60.550 60.920 60.550 61.200 61.950 62.980 5 Tỷ lệ sử dụng thời gian

lao động ở nông thôn 80,1% 80,6% 81% 82,4% 83% 83,5% 6 Tổng số LĐ có việc

làm/lao động 86,39% 85,78% 85,16% 86,03% 86,1% 86,35% 7 Cơ cấu LĐ theo ngành

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản 64,5% 63,2% 62% 59,5% 57% 55,5% - Công nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp 21% 21,5% 22,5% 24% 25,5% 26,5%

- Thương mại dịch vụ & khác 14,5% 15,3% 15,5% 16,5% 17,5% 18%

(Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH huyện Phú Lương)

Từ bảng số liệu trên, ta thấy dân số và lao động trên địa bàn huyện Phú Lương tăng đều trong các năm từ 2012-2017, trong đó tốc độ tăng dân số và lao động từ năm 2016-2017 là tương đối cao so với những năm trước đó. Đồng thời, tốc độ tăng lao động đều cao hơn so với tốc độ tăng dân số nên đảm bảo lực lượng lao động ổn định cho huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

Bảng 2.2: Tình hình tăng dân số, lao động trên địa bàn huyện Phú Lương giai đoạn 2012-2017

STT 2013/2012 2014/2013 2015/2014 2016/2015 2016/2017

Dân số (%) 0,09 0,12 0,05 1,01 1,31

Lao động (%) 1,32 0,12 0,06 1,15 1,35

Từ bảng 2.2 ta thấy tình hình tăng dân số và lao động của huyện Phú Lương tăng đều qua các năm trong đó tốc độ tăng lao động cao hơn không đáng kể so với tốc độ tăng dân số. Giai đoạn từ năm 2016-2017, tốc độ tăng dân số và lao động đều cao hơn đáng

kể so với giai đoạn trước đó (trên 1%), điều này đảm bảo nguồn cung lao động cho địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

Hình 2.1: Tình hình lao động và dân số của huyện Phú Lương giai đoạn 2012-2017 Từ hình 2.1 ta thấy dân số và lao động của huyện Phú Lương tăng đều từ năm 2012 đến năm 2017, tỷ lệ lao động đều chiếm hơn 60% so với dân số, trong đó năm 2017 lao động chiếm hơn 67 % so với dân số trên địa bàn huyện Phú Lương. Năm 2017 dân số tăng 2.710 người (25,8%), lao động tăng 2.839 người (40,5%) so với năm 2012. Xét về tỷ lệ lao động từ năm 2012-2017 từ hình sau:

66.2 66.4 66.6 66.867 67.2 67.4 67.6 67.868

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tỷ lệ lao động/dân số

Hình 2.2: Tỷ lệ lao động trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên từ năm 2012-2017

Từ sơ đồ trên, ta thấy rằng tỷ lệ lao động/dân số trên địa bàn huyện Phú Lương từ năm 2012-2017 tăng đều qua các năm. Trong đó, có 03 năm 2013-2014-2015, tỷ lệ lao động/dân số gần như là ổn định và tăng nhanh đều trở lại từ năm 2016-2017.

Xét về tổng số lao động có việc làm/lao động trên địa bàn huyện Phú Lương từ năm 2012-2017 qua sơ đồ sau:

84.4 84.6 84.8 85 85.2 85.4 85.6 85.8 86 86.2 86.4 86.6

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tỷ lệ người có việc làm

Hình 2.3: Tỷ lệ lao động có việc làm của huyện Phú Lương từ năm 2012- 2017

Từ sơ đồ trên, ta nhận thấy tỷ lệ lao động có việc làm cao nhất năm 2012 năm 2013- 2015 giảm xuống, trong đó năm 2014 là thấp nhất. Từ năm 2015-2017, tỷ lệ lao động có việc làm trên địa bàn huyện Phú Lương đã tăng dần nhưng chưa đạt đỉnh năm 2012. Xét về thời gian lao động ở nông thôn, đều đạt trên 80% và tăng đều từ năm 2012-2017. Tuy nhiên, tốc độ tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn không nhiều.

Bảng 2.3: Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn

Nội dung 2013/2012 2014/2013 2015/2014 2016/2015 2017/2016

Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở

nông thôn

0,5% 0,4% 1,4% 1,6% 0,5%

Về cơ cấu lao động thuộc ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (trên 57%), tiếp đến ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và cuối cùng ngành thương mại và dịch vụ, khác. Tuy nhiên, từ năm 2012-2017, tỷ trọng ngành nông nghiệp có xu

hướng giảm dần trong khi đó tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ thì có xu hướng tăng nhanh hơn.

Hình 2.4: Cơ cấu lao động theo ngành của huyện Phú Lương

2.2.2. Thực trạng triển khai chương trình đào tạo nghề cho LĐNT huyện Phú Lương giai đoạn 2012-2017

ác ăn bản triển khai chương trình đào tạo nghề cho LĐNT

Thực hiện Đề án số 37/ĐA-UBND ngày 17/01/2011 của UBND huyện Phú Lương về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Hàng năm, ngay từ đầu mỗi năm UBND huyện, Ban chỉ đạo huyện đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã thành lập (hoặc kiện toàn) Ban chỉ đạo cấp xã, xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm, liên kết tuyển sinh dạy nghề cho lao động tại địa phương.

* Các văn bản đã ban hành:

- Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 23/8/2012 của UBND huyện về kiểm tra, giám sát thực hiện công tác đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn;

- Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 31/10/2012 của UBND huyện về kiểm tra, giám sát đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia về Đào tạo nghề và giải quyết việc làm năm 2012;

- Công văn số 266/UBND-LĐTBXH ngày 24/4/2013 của UBND huyện về xây dựng kế hoạch đào tạo cho LĐTN năm 2013;

- Công văn số 621/UBND-LĐTBXH ngày 26/8/2013 về việc sơ kết 3 năm thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

- Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 18/3/2013 về việc kiểm tra giám sát đánh giá Chương trình MTQG về đào tạo nghề và giải quyết việc làm;

Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 15/5/2013 về Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Phú Lương giai đoạn 2013-2015;

- Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 19/8/2013 về kiểm tra giám sát việc triển khai thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho LĐTN năm 2013;

- Kế hoạch số 150/KH-UBND ngày 15/11/2013 của UBND huyện về Kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá chương trình MTQG về Đào tạo nghề và GQVL năm 2013;

- Công văn số 935/UBND-LĐTBXH ngày 12/11/2014 về khảo sát và đăng ký nhu cầu học nghề năm 2015;

- Công văn số 1004/UBND-LĐTBXH ngày 01/12/2014 về giám sát chương trình MTQG việc làm và dạy nghề năm 2014;

- Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 11/4/2014 về kế hoạch dạy nghề phi nông nghiệp cho Lao động nông thôn năm 2014;

- Kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 26/8/2014 về kiểm tra giám sát thực hiện đề án Đào tạo nghề cho LĐNT năm 2014;

- Kế hoạch số 128/KH-UBND ngày 29/7/2015 về kiểm tra giám sát thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2015;

- Công văn số 30/UBND-LĐTBXH ngày 12/01/2016 của UBND huyện Phú Lương về việc thực hiện công tác Đào tạo nghề cho lao động nông thôn và giải quyết việc làm năm 2016;

- Công văn số 484/UBND-LĐTBXH ngày 30/6/2016 về giám sát đánh giá công tác việc làm, Dạy nghề và xuất khẩu lao động 6 tháng đầu năm 2016;

- Kế hoạch số144/KH-UBND ngày 10/10/2016 về kiểm tra, giám sát thực hiện công tác đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn;

- Công văn số 66/UBND-LĐTBXH ngày 14/01/2017 của UBND huyện về công tác Đào tạo nghề cho LĐNT và giải quyết việc làm năm 2017.

2.2.2.2 Công tác triển khai thực hiện các chương trình đào nghề

Kể từ khi Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Chính phủ phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” được ban hành, căn cứ các văn bản chỉ đạo của cấp trên, năm 2010 UBND huyện đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, đồng chí Trưởng phòng LĐ-TB&XH làm Phó trưởng ban Thường trực, các thành viên là lãnh đạo các cơ quan liên quan thuộc huyện, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn. Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo là Phòng LĐ-TB&XH. Những năm sau đó nếu có sự thay đổi về thành viên thì đều được kiện toàn cho phù hợp. Các xã, thị trấn đều thành lập Ban chỉ đạo do đồng chí Lãnh đạo UBND xã làm Trưởng ban.

Sau khi thành lập Ban chỉ đạo, đối với cấp huyện và cấp xã đều xây dựng quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Tăng cường sự phối kết hợp giữa vai trò là thành viên Ban chỉ đạo với chức năng nhiệm vụ của các cơ quan để tổ chức triển khai hoạt động. Ban chỉ đạo huyện đã tiến hành kiểm tra giám sát việc thực hiện nội dung của đề án tại cơ sở.

Ban chỉ đạo thực hiện đề án của huyện Phú Lương phối hợp với UBND các xã, thị trấn, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn huyện... tổ chức tuyên truyền, tư vấn về công tác dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg; thông qua các hội nghị ở các xã, thị trấn, thông báo tuyển sinh đến 273 xóm, phố, tiểu khu trên địa bàn huyện bằng văn bản và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Các cụm loa truyền thanh, Đài truyền thanh - truyền hình của huyện...Ngoài ra các đơn vị dạy nghề cũng đã trực tiếp tổ chức các hội nghị tuyên truyền, giới thiệu và tuyển sinh các lớp theo kế hoạch hàng năm.

Nhìn chung Ban chỉ đạo huyện đã thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung của đề án. Sự phối hợp của các cơ quan chuyên môn, đơn vị tại địa phương về cơ bản đồng bộ và chặt chẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 52)