Kết quả đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bànhuyện Phú Lương giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 61)

2012-2017

2.3.2.1 Hệ thống mạng lưới dạy nghề trên địa bàn huyện Phú Lương

Huyện giao Phòng LĐ-TB&XH là cơ quan thường trực tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Năm 2003, Trung tâm Dạy nghề huyện được thành lập. Đến tháng 9 năm 2016, Trung tâm Dạy nghề huyện sát nhập với Trung tâm Giáo dục thường xuyên với tên gọi là Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên, với chức năng nhiệm vụ là đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nghề thường xuyên, liên kết đào tạo nghề, giáo dục thường xuyên....

Hình 2.5: Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Về quy mô, Trung tâm gồm 34 người. Trong đó, Đứng đầu trung tâm là Giám đốc, 02 Phó Giám đốc giúp việc và 04 tổ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn gồm tổ hành chính -

tổng hợp: 5 người, tổ đào tạo nghề hướng nghiệp: 5 người, tổ Giáo dục thường xuyên: 17 người và tổ giáo vụ: 04 người.

Năm 2010 trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú của tỉnh Thái Nguyên được thành lập tại huyện Phú Lương, hàng năm đã tuyển sinh đào tạo những ngành nghề phù hợp cho lao động của địa phương cũng như lao động trong toàn tỉnh.

Hình 2.6: Cơ cấu tổ chức của trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên Về quy mô, trường gồm 58 người. Trong đó, đứng đầu Trường là Hiệu trưởng, 02 Phó Hiệu trưởng giúp việc và 03 phòng gồm phòng đào tạo: 40 người, phòng tổ chức - hành chính - tổng hợp: 10 người, phòng tài chính - kế toán: 05 người. Trong đó, phòng đào tạo bao gồm các khoa: Khoa cơ bản, khoa nông - lâm - ngư nghiệp, khoa công nghiệp và khoa thương mại - dịch vụ, trong các khoa có các tổ phụ trách từng bộ môn, ngành học khác nhau.

Năm 2014, Trạm khuyến nông huyện được giao thêm chức năng đào tạo nghề, Căn cứ chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, Ủy ban nhân dân huyện đã giao Trung tâm và Trạm khuyến nông, căn cứ điều kiện thực tế tại địa phương và nguồn kinh phí được cấp hàng năm, xây dựng kế hoạch

dạy nghề phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyển sinh, đào tạo nghề cho lao động có nhu cầu học nghề tại địa phương.

2.2.3.2 Hệ thống cơ sở vật chất

Hệ thống cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện Phú Lương được thể hiện thông qua kinh phí sử dụng hàng năm như sau:

Bảng 2.4: Kinh phí hỗ trợ cho công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện Phú Lương từ năm 2012-2017 Đơn ị tính: Triệu đồng Năm Kinh phí 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Kinh phí trung ương (triệu đồng) 372 1.051 510 460 100 Kinh phí địa phương 76 189 Tổng số 372 1.051 510 460 76 289

(Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH huyện Phú Lương)

Từ năm 2012-2017, số tiền hỗ trợ cho đào tạo nghề cho LĐNT tại huyện Phú Lương không cố định, nhiều nhất năm 2013 với số tiền trên 1 tỷ đồng. Từ năm 2012-2017, có xu hướng giảm số tiền hỗ trợ từ nguồn trung ương và tăng khả năng tự chủ tài chính với nguồn tiền hỗ trợ từ ngân sách địa phương. Năm 2016, số tiền hỗ trợ ít nhất kể từ năm 2012 với số tiền dưới 100 triệu đồng.

Trong khi đó, số tiền được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị từ năm 2012- 2017 chỉ có trung tâm giáo dạy nghề nhận được với số tiền là 1.500 triệu đồng từ nguồn trung ương. Năm 2013: 1.000 triệu đồng và năm 2014 là 500 triệu đồng. Từ

năm 2015-2017 thì không hỗ trợ kinh phí để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tại bất kỳ cơ sở dạy nghề nào của huyện Phú Lương.

2.2.3.3. Xây dựng các chương trình đào tạo nghề

Hầu hết các chương trình đào tạo nghề tại các trường đào tạo nghề trên địa bàn huyện Phú Lương đều do các cơ sở dạy nghề tự phê duyệt và hàng năm các giáo viên trực tiếp thực hiện công tác đào tạo nghề biên soạn giáo trình cho phù hợp với từng đối tượng học viên, từng giai đoạn. Một số bộ môn như làm vườn, nuôi trồng giống cây cảnh...chưa có giáo trình chính thống, chủ yếu học viên học thông qua các tài liệu do giáo viên in ấn. Ngoài ra, một số bộ môn về cơ khí, kỹ thuật cắt may... có sách giáo khoa, giáo trình nhưng rất chậm được cập nhật (các sách đều từ năm 2010). Bên cạnh đó, việc cân đối giữa lý thuyết và thực hành là 80% với 20%, thậm chí một số môn không có hoạt động ngoại khóa.

Trên cơ sở các chương trình dạy nghề từ năm 2012-2017, tổng số lớp đào tạo nghề của 3 cơ sở đào tạo nghề là Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, trường trung cấp nghề dân tộc nội trú và trạm khuyến nông là 70 lớp. Trong đó, năm 2014 tổ chức được nhiều lớp học nghề nhất trên cả 2 lĩnh vực là nông nghiệp và phi nông nghiệp. Kể từ năm 2012-2017, số lớp đào tạo nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp đều chiếm tỷ trọng cao hơn so với lớp đào tạo nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Trong các năm 2013, 2016, 2017 không tổ chức được lớp đào tạo nghề nào thuộc lĩnh vực nông nghiệp.

Bảng 2.5: Tổng số lớp đào tạo nghề được tổ chức từ năm 2012 - 2017

Năm

Số lớp 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Tổng cộng

Nông nghiệp 3 10 3 16

Phi nông nghiệp 3 9 14 9 9 10 54

Tổng cộng 6 9 24 12 9 10 70

(Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH huyện Phú Lương) 2.2.3.4. Đội ngũ các cán bộ giáo iên tham gia công tác đào tạo nghề

Tổng số cán bộ giáo viên, người dạy nghề được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề của 03 đơn vị là: 60 người, chiếm 56% so với tổng số giáo viên, người dạy nghề tham gia đào tạo nghề cho LĐNT. Cụ thể:

Bảng 2.6: Kết quả tham gia đào tạo nghề cho LĐNT của các cơ sở trong vòng 5 năm từ 2012-2017 Đơn ị tính: Người

TT Tên cơ sở đào tạo

Số giáo viên tham gia đào tạo nghề cho

LĐNT

Số giáo viên được đào tạo nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng

nghề

Số người được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng dạy học 1 Trung tâm GDNN - GDTX 22 12 12 2 Trường trung cấp nghề 40 35 35 3 Trạm khuyến nông 35 13 13 Tổng số 107 60 60

(Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH huyện Phú Lương)

3 Xác định nhu cầu đào tạo nghề và k t quả thực hiện đào tạo nghề cho LĐNT

Trước khi xét kết quả thực hiện đào tạo nghề cho LĐNT, ta xét đến nhu cầu đào tạo nghề của LĐNT hàng năm.

Bảng 2.7: Nhu cầu đào tạo nghề cho LĐNT của huyện Phú Lương từ năm 2012 – 2017

Đơn vị tính: Người Nội dung 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng cộng Nông nghiệp 6.950 4.870 3.950 3.290 1.650 1.000 21.710 Phi nông nghiệp 4.690 4.840 4.990 5.140 5.290 5.700 30.650 Tổng cộng 11.640 9.710 8.940 8.430 6.940 6.700 52.360

Từ bảng trên ta thấy nhu cầu đào tạo về ngành phi nông nghiệp từ năm 2012-2017 có cao hơn 1,5 lần so với nhu cầu đào tạo về ngành nông nghiệp. Trong đó, nhu cầu đào tạo về ngành nông nghiệp có xu hướng giảm trong khi nhu cầu đào tạo ngành phi nông nghiệp tăng đều qua các năm. Về kết quả đào tạo nghề:

Bảng 2.8: Kết quả thực hiện đào tạo nghề cho LĐNT từ năm 2012-2017

Đơn ị tính : Người

TT Tên ngành nghề đào tạo

Số người được đào tạo nghề

Tổng số Nữ Đối tượng 1 Đối tượng 2 Đối tượng khác I Nghề phi nông nghiệp 21.740 10.640 5.570 8.100

1 Sửa chữa máy 3.210 0 2.620 1.370 590

2 Tin học VP 300 240 200 30 100

3 May công nghiệp 7.900 6.150 2.930 1.770 2.970 4 Kỹ thuật chế biến món ăn 1.050 1.020 600 320 450

5 Kỹ thuật xây dựng 6.550 0 2.750 1.550 2.800

6 Kinh doanh thuốc bảo về

thực vật và thú y 600 430 350 190 250 7 Điện dân dụng - hàn 2.130 0 1.190 340 940 II Nghề nông nghiệp 23.800 7.960 2.650 10.620 1 Chăn nuôi thú y 8140 6250 2500 530 1640 2 Sinh vật cảnh 350 30 280 160 3 Trồng trọt 900 590 600 140 300 4 Chế biến chè 8820 6340 105 470 6460 5 Trồng chè 1540 860 550 420 990 6 Nuôi và sử dụng thuốc

thú y trong chăn nuôi 3750 3150 2740 980 1010

7 Trồng rau an toàn 300 270 240 110 60

Đối tượng 1: Người được hưởng chính sách ưu đãi, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ bị thu hồi đất và người tàn tật.

Đối tượng 2: Người thuộc hộ cận nghèo. Đối tượng 3: LĐNT khác

(Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH huyện Phú Lương)

Từ bảng trên, ta thấy kết quả đào tạo nghề đạt 87% số người có nhu cầu học nghề. Số người được đào tạo nghề giữa hai ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp cũng tương đối bằng nhau (47,7% và 52,3%). Trong đó, một số nghề thu hút các LĐNT nữ là may công nghiệp, chế biến món ăn, tin học văn phòng (ngành phi nông nghiệp) và nghề chế biến chè, nuôi và sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi, trồng rau an toàn (đối với ngành nông nghiệp).

Trong cơ cấu ngành phi nông nghiệp, số lượng LĐNT được đào tạo thuộc nghề sửa chữa máy nông nghiệp, may công nghiệp, kỹ thuật xây dựng và điện dân dụng chiếm tỷ trọng lớn.

Sửa chữa máy công nghiệp Tin học văn phòng

May công nghiệp

Kỹ thuật chế biến món ăn Kỹ thuật xây dựng Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và thú y

Điện dân dụng - hàn

Hình 2.7: Tỷ trọng LĐNT được đào tạo trong ngành nghề phi nông nghiệp từ năm 2012-2017

Từ kết quả ở Hình 2.7 ta thấy trong ngành nông nghiệp, số lượng LĐNT được đào tạo thuộc nghề chăn nuôi thú y, chế biến chè, nuôi và sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn.

Hình 2.8: Tỷ trọng LĐNT được đào tạo trong ngành nghề nông nghiệp

Căn cứ vào đối tượng tham gia đào tạo nghề, đối với ngành phi nông nghiệp: Đối tượng 1 là chủ yếu, trong khi đó đối với ngành nông nghiệp đối tượng LĐNT tham gia đào tạo nghề chủ yếu là đối tượng 3.

Hình 2.9: Kết quả đào tạo nghề cho LĐNT theo đối tượng học nghề

2.2.3.5. Hiệu quả sau đào tạo nghề

Hiệu quả sau đào tạo nghề được đánh giá bởi chỉ tiêu người học nghề học xong, người có việc làm. Cụ thể:

Bảng 2.9: Hiệu quả sau đào tạo nghề từ năm 2012-2017

Đơn ị tính: Người

Tên ngành nghề đào tạo

Số lượng người học nghề Tổng số người học xong Tổng số người có việc làm Tỷ lệ người có việc làm/người học xong

Ngành phi nông nghiệp 21.740 21.740 19.350 89%

Ngành nông nghiệp 23.800 23.800 21.610 90,8%

Tổng số 45.540 45.540 40.960 89,9%

(Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH huyện Phú Lương)

Như vậy, hầu hết LĐNT được đào tạo đều học xong (tỷ lệ 100%) và phần lớn đều có việc làm sau khi đào tạo (90%). Tỷ lệ có việc làm/người học xong của hai ngành nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp là tương đối cân bằng.

Tuy nhiên, số LĐNT sau khi đào tạo nghề có việc làm chủ yếu là việc làm của tự tạo việc làm là 36.880 người, chiếm tỷ lệ 90% so với số LĐNT có việc làm, trong khi đó Số lượng LĐNT sau đào tạo được tuyển dụng vào doanh nghiệp là 4.080 LĐNT chiếm 10% trên tổng số LĐNT có việc làm. Số LĐNT thành lập tổ HTX, doanh nghiệp là 0 người.

Bảng 2.10: Việc làm của LĐNT sau khi đào tạo nghề từ năm 2012-2017

Đơn ị t nh: Người Tên ngành nghề Số LĐNT có việc làm Được doanh nghiệp tuyển dụng Tự tạo việc làm Tự thành lập HTX, doanh nghiệp

Ngành phi nông nghiệp 19.350 3.880 17.600 0

Ngành nông nghiệp 21.610 200 19.280 0

Tổng số 40.960 4.080 36.880 0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)