Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 68)

3 Đánh giá công tác đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện Phú Lương từ đánh giá của đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo của các cơ sở dạy nghề

Thông qua việc khảo sát đánh giá chất lượng đối với 03 cơ sở đào tạo nghề, gồm 09 nhóm tiêu chí đánh giá được chia thành 100 tiêu chí cụ thể, tổng hợp kết quả khảo sát theo 5 mức độ và phân nhóm như sau:

Bảng 2.11: Kết quả khảo sát chất lượng cơ sở đào tạo đối tượng là lãnh đạo quản lý

Mức chất lượng đạt được của cơ sở

đào tạo

Kết quả đánh giá

Số lượng Cơ cấu

5

4 6 30%

3 11 55%

2 3 15%

1

Kết quả cho thấy, hầu hết các cán bộ quản lý đều đánh giá chất lượng của cơ sở đào tạo có 30% số ý kiến được khảo sát là đồng ý và hài lòng; số ý kiến tương đối đồng ý, tương đối hài lòng là 55%. Tuy nhiên vẫn còn 15% ý kiến không đồng ý với chất lượng đào tạo nghề hiện nay trong tình trạng rất thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị để đảm bảo yêu cầu cần thiết trong hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT. Do đó cả 3 cơ sở đào tạo nghề cần tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc và các điều kiện khác để có thể đảm bảo công tác đào tạo nghề cho LĐNT tốt hơn trong thời gian tới.

2.3.1.2 Chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT hu ện Phú Lương từ đánh giá của đội ngũ giáo viên dạy nghề

Kết quả khảo sát thực tế với phiếu khảo sát từ 20 giáo viên dạy nghề đang trực tiếp giảng dạy tại lớp đào tạo nghề thuộc 03 cơ sở đào tạo nghề của huyện. Trên cơ sở đánh giá trình độ của học viên trong quá trình đào tạo như sau:

Bảng 2.12: Kết quả khảo sát chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT đối tượng khảo sát là đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy

Đơn ị tính: %

TT Nội dung Các ngành

Nông nghiệp Phi nông nghiệp

1 Kiến thức Biết 100 95 Hiểu 50 20 Vận dụng 10 5 Phân tích 0 0 Tổng hợp 0 0 Đánh giá 0 0 Không đạt các mức trên 0 5 2 Kĩ năng Bắt chước 100 100 Làm theo chỉ dẫn 70 50 Làm chuẩn xác 10 5

Liên kết phối hợp kĩ năng 0 0

Phát triển/sáng tạo 0 0 Không đạt các mức trên 0 0 3 Thái độ nghề nghiệp Tiếp thu 95 90 Đáp ứng 90 85 Hình thành giá trị 80 70 Tổ chức 60 50 Tập hợp giá trị 45 35 Không đạt mức trên 5 10

Với bảng phân tích trên, theo đánh giá của giáo viên tham gia giảng dạy như sau: - Về kiến thức (có 6 cấp độ), các giáo viên cho rằng đa số LĐNT học nghề đều đạt cấp độ 1 "biết"- giao động từ 95% -100%. Số lượng LĐNT đạt cấp độ 2 "hiểu" đối với ngành nông nghiệp chỉ chiếm 50%, trong khi ngành phi nông nghiệp là 20%. Tại cấp độ 3 là vận dụng thì số lượng LĐNT học nghề đạt được rất thấp chỉ 10% đối với ngành nông nghiệp và 5% đối với ngành phi nông nghiệp. Không có học viên nào đạt kết quả từ cấp độ 4 trở lên. Còn có hiện tượng LĐNT học nghề xong mà không nắm được gì. - Về kĩ năng (có 5 cấp độ) tất cả các học viên đều đạt cấp độ 1 là " bắt chước". Từ cấp độ 2 là "làm theo chỉ dẫn" có tỷ lệ 70-50 tương ứng hai ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp, trong khi đó từ cấp độ 3 "làm chuẩn xác" thì tỷ lệ LĐNT đạt được của hai ngành đều rất thấp dưới 10%.

Theo kết quả phỏng vấn trực tiếp người sử dụng lao động về yêu cầu của họ khi tuyển dụng lao động, hầu hết người sử dụng lao động đều cho rằng họ đề cao nhất là yêu cầu kĩ năng nghề nghiệp và nếu chia thành 5 cấp độ về kĩ thuật thì phần lớn đòi hỏi người LĐNT phải đạt từ cấp độ 2 trở lên khi đã qua đào tạo nghề.

- Thái độ nghề nghiệp (5 tiêu chí) trong đó vẫn còn LĐNT chưa có ý thức nghề nghiệp, tiếp thu học nghề. Tuy nhiên cũng có lượng LĐNT có thái độ học nghề tốt (đạt đến tiêu chí 5).

Đánh giá về nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng ĐTN, các giáo viên được khảo sát cho biết chủ yếu một phần do thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học; nguyên nhân quan trọng khác là công tác tư vấn lựa chọn nghề chưa tốt, việc lựa chọn đối tượng học viên của từng lớp học chưa phù hợp do trình độ giữa các học viên chưa đồng đều; một bộ phận LĐNT chưa nhận thức tầm quan trọng việc việc học nghề chủ yếu đi đi học theo phong trào.

2.3.1.3 Chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT hu ện Phú Lương từ đánh giá của LĐNT đang h c nghề

Phiếu khảo sát LĐNT học nghề thông qua nhiều tiêu chí với thang điểm 5 với một số nội dung đánh giá như sau:

- Về hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo nghề

Bảng 2.13: Kết quả khả sát hệ thống cơ sở vật chất cho đào tạo nghề đối tượng khảo sát là LĐNT đang học nghề TT Tên biến số Số quan sát (Obs) Giá trị trung bình (Mean) Độ lệch chuẩn (Std. Dev.) Giá trị nhỏ nhất (Min) Giá trị lớn nhất (Max) 1 Hệ thống phòng học rộng rãi, thoáng mát 100 2,2 0,752101 1 5

2 Tài liệu học tập đầy đủ, phong

phú, đa dạng 100 2,04 0,510891 1 5

3 Thiết bị thực hành, thí nghiệm

đáp ứng nhu cầu của khóa học 100 1,96 0,530294 1 5 Về cơ sở vật chất, đa phần các học viên đều đánh giá cơ sở vật chất cho học nghề ở mức không hài lòng (mức trung bình từ 1,96 đến 2,2), độ lệch chuẩn từ 0,5 đến 0,7 một số ít các chỉ tiêu về thực hành, thí nghiệm còn đánh giá ở mức hoàn toàn không hài lòng (giá trị nhỏ nhất là 1) Điều đó có nghĩa là cơ sở vật chất chưa đầy đủ cho việc đào tạo nghề trong thời gian qua.

- Chương trình đào tạo nghề:

Bảng 2.5: Kết quả khảo sát chương trình đào tạo nghề đối tượng khảo sát là LĐNT đang học nghề TT Tên biếnsố Số quan sát (Obs) Giátrị trung bình (Mean) Độ lệch chuẩn (Std. Dev.) Giá trị nhỏ nhất (Min) Giátrị lớn nhất (Max)

1 Mục tiêu và chương trình đào tạo

rõ ràng 100 3,4 0,666667 3 5

2 Nội dung chương trình đào tạo

phù hợp 100 3,14 0,550849 2 5

3 Tỷ lệ phân bổ hợp lý giữa lý

thuyết và thực hành 100 2,88 0,555596 2 5

4 Kiến thức chuyên môn phù hợp

Về chương trình đào tạo nghề, hầu hết các học viên được khảo sát đều đánh giá chương trình đào tạo nghề ở mức tương đối hài lòng (giá trị trung bình từ 2,8 đến 3,4), độ lệch chuẩn là 0,5 đến 0,6 tuy nhiên ở nội dung về phân bổ chương trình giữa lý thuyết và thực hành và kiến thức chuyên môn phù hợp với công việc vẫn có một số đánh giá chưa đồng ý với chương trình đào tạo nghề mà các cơ sở đào tạo đưa ra (điểm thấp nhất là 2). Đây cũng là một vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý nghiên cứu để đưa ra giải pháp phù hợp trong công tác đào tạo trong thời gian tới. Đội ngũ giáo viên, hoạt động giảng dạy.

Bảng 2.15: Kết quả khảo sát đội ngũ giáo viên giảng dạy đào tạo nghề đối tượng khảo sát là LĐNT đang học nghề TT Tên biếnsố Số quan sát (Obs) Giátrị trung bình (Mean) Độ lệch chuẩn (Std. Dev.) Giá trị nhỏ nhất (Min) Giátrị lớn nhất (Max)

1 Đội ngũ giáo viên vững về

kiến thức chuyên môn 100 3,25 0,538891 3 5

2

Đội ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm thực tế và giảng dạy mang tính ứng dụng cao

100 2,94 0,632775 2 5

3

Phương pháp giảng dạy sinh động, thu hút sự tham gia của học viên

100 2,79 0,640312 2 5

Kết quả khảo sát đối với giáo viên đào tạo nghề, hầu hết các học viên được khảo sát đều đánh giá đội ngũ giáo viên, hoạt động giảng dạy ở mức tương đối hài lòng (giá trị trung bình từ 2,79 đến 3,25, độ lệch chuẩn từ 0,5 đến 0,6), tuy nhiên ở nội dung với tiêu chí về kinh nghiệm thực tế và giảng dạy mang tính ứng dụng cao và phương pháp giảng dạy của giảng viên vẫn còn một số đánh giá chưa đồng ý (giá trị thấp nhất là 2).

2.3.1.4 Chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT hu ện Phú Lương từ đánh giá của LĐNT đang làm việc đ qua đào tạo nghề

- Mức độ đáp ứng yêu cầu của học viên sau khi đào tạo nghề

Bảng 2.16: Kết quả phỏng vẫn LĐNT đã qua đào tạo nghề qua điện thoại

TT Câu hỏi Không

1 Đáp ứng tốt yêu cầu của công việc 56% 44%

2 Phải học hỏi thêm để nâng cao trình độ 90% 10% 3 Phải đào tạo lại theo yêu cầu của công việc 60 40 4 Cơ hội tìm kiếm việc đúng chuyên môn làm

sau khi học xong 52% 48%

5 Nhu cầu thay đổi công việc hiện tại 40% 60%

6 Cơ hội thăng tiến sau đi làm 14% 86%

7 Hài lòng về thu nhập sau khi đi làm 42% 58%

Theo kết quả phỏng vấn qua điện thoại ngẫu nhiên 50 các LĐNT đang đi làm tại các cơ sở lao động sau khi đào tạo xong thì có 22 người cho rằng việc đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu công việc (chiếm 44%) và hầu hết phải đào tạo lại. Cơ hội tìm kiếm việc làm đúng chuyên môn sau khi tốt nghiệp cũng thấp có 26 người (52%) và số người có nhu cầu thay đổi công việc hiện tại (40%) cũng như mức độ hài lòng về thu nhập hiện tại chỉ có 42%.

Như vậy theo kết quả khảo sát có 90% ý kiến được phỏng vấn cần phải học thêm để nâng cao trình độ và 60% ý kiến phải đào tạo lại theo yêu cầu của công việc .

Kết luận: Từ kết quả khảo sát đối với học viên đã qua đào tạo ở bảng trên cho ta thấy công tác đào tạo nghề trong thời gian qua còn nhiều vấn đề phải nhìn nhận lại; Đó là chương trình đào tạo nghề chưa sát với nhu cầu thực tế;chương trình học, việc phân bổ thời gian đào tạo chưa phù hợp, phương pháp giảng dạy của giáo viên và khả năng tiếp

thu của học viên cũng là vấn đề ảnh hưởng đến kết quả đào tạo dẫn đến việc học viên sau khi kết thúc khóa đào tạo chưa có nhiều cơ hội tìm được việc làm đúng với ngành nghề đã được đào tạo, nhiều học viên phải trải qua các lớp đào tạo lại mới đủ diều kiện để đáp ứng công việc.

2.3.1.5 Chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT hu ện Phú Lương từ đánh giá của người sử dụng lao động.

Theo kết quả phỏng vấn qua điện thoại ngẫu nhiên 20 người chủ sở hữu lao động từ các loại hình doanh nghiệp hiện nay như chủ hợp tác xã (5), Công ty TNHH (10), Công ty cổ phần (5)... cho kết quả đánh giá như sau:

Bảng 2.17: Kết quả phỏng vấn người sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề qua điện thoại

Đơn ị tính : %

STT Tiêu chí Đạt Không đạt

1 Lý thuyết chuyên môn nghề 80 20

2 Kĩ năng nghề nghiệp của người LĐ 65 35

3 Thái độ của người LĐ 80 20

Kết quả cho thấy, LĐNT sau đào tạo nghề vẫn có tỷ lệ không đạt về lý thuyết và thái độ là 20%; kĩ năng nghề tỷ lệ không đạt là 35%. Do đó, cần phải tiếp tục cải thiện để có thể giúp LĐNT sau khi học nghề đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng lao động.

2.3.1.6 K t quả đạt được chung của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

- Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, trong những năm qua đã được huyện ủy, HĐND, UBND huyện đặc biệt quan tâm ban hành nhiều công văn, kế hoạch, chương trình. Trong đó nhiều các kế hoạch được triển khai ngay từ đầu năm và đều có đánh giá vào cuối năm, qua đó rút kinh nghiệm và phương hướng, định hướng cho năm tiếp theo. Hàng năm đã tiến hành khảo sát nhu cầu đào tạo nghề của người dân để xây dựng kế hoạch dạy nghề phù hợp với nhu cầu thực tế. Việc lựa chọn người học nghề

được thực hiện đúng đối tượng, độ tuổi, theo đúng thứ tự ưu tiên, có trình độ học vấn phù hợp với nghề đào tạo. UBND huyện đã chỉ đạo tổ chức tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg tới các tổ chức đoàn thể ở cơ sở và 274 xóm, tiểu khu trên địa bàn; tổ chức được 186 hội nghị tư vấn và tuyển sinh các nghề phù hợp với địa phương.

Nhận thức của cấp ủy, chính quyền địa phương và các tầng lớp nhân dân đã có sự chuyển biến tích cực, thấy rõ vai trò của học nghề và dạy nghề. Nếu như trước đây LĐNT không nhận thấy sự cần thiết của học nghề, chủ yếu làm việc theo kinh nghiệm của cha ông thì nay họ thấy học nghề là cần thiết. Nhiều LĐNT đã tiếp cận với công nghệ thông tin hiện đại, sử dụng máy tính thành thạo hỗ trợ nhiều cho họ trong công tác marketing hay xử lý những vấn đề khó khăn khi làm việc.

Cơ cấu ngành nghề đào tạo từng bước được điều chỉnh theo yêu cầu đa dạng của xã hội. Kinh tế của huyện Phú Lương đang tăng dần tỷ trọng dịch vụ, bán hàng, nông- lâm-ngư nghiệp và sản xuất công nghiệp. Do vậy, các ngành nghề đào tạo đã được chú trọng hơn để phù hợp với thay đổi của cơ cấu kinh tế. Nhiều lớp đào tạo nghề ngắn hạn với các ngành nghề đa dạng cho lao động nông thôn đã được mở, phù hợp với nhu cầu đào tạo thực tế của LĐNT

Đã quan tâm đến đối tượng học nghề là lao động nông thôn và lao động có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách. Hàng năm đều bố trí nguồn để hỗ trợ cho các LĐNT thuộc đối tượng ưu tiên như người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, người bị thu hồi đất và tàn tật (hỗ trợ 100% học phí) và người thuộc hộ cận nghèo (50% học phí).

- Số lao động nông thôn học nghề gắn với việc làm và có việc làm mới ở huyện Phú Lương ngày càng cao từ 70% năm 2012 lên tới 90% năm 2017.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 68)