Nhóm giải pháp về đầu vào đối với người lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 87 - 93)

Th nhất, nâng cao hoạt động dịch vụ ành cho người h c nghề

Nâng cao công tác tư vấn, lựa chọn học nghề cho các học viên. Tùy điều kiện của từng cơ sở dạy nghề, chọn cử cán bộ hay 1 bộ phận làm nhiệm vụ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm thực hiện công tác tư vấn cho LĐNT lựa chọn nghề. Công tác tư vấn phải bám sát với quy hoạch chi tiết kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu kinh tế, thị trường lao động của địa phương và một số vùng lân cận. Cán bộ làm công tác tư vấn phải thường xuyên cập nhật về tình hình lao động, việc làm, thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn.

Cơ sở đào tạo cần liên kết chặt chẽ với thị trường lao động, Phòng Kế hoạch và đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã....để từ đó định hướng đào tạo nghề sát với thực tế, có liên kết để các học viên được thực hành, trải nghiệm và có thể được thực tập, tuyển dụng khi kết thúc khóa học.

Dịch vụ cho người học nghề bao gồm cả điều kiện đảm bảo chỗ ăn, chỗ ở và các tiện nghi học tập sinh hoạt nghỉ ngơi khác cho học viên. Cơ sở đào tạo lao động có nhà ăn, căng tin phục vụ ăn uống cho giảng viên, học viên đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Khu nội trú (nếu có) được trang bị đầy đủ đèn điện, nước sạch sinh hoạt, nhà vệ sinh, đảm bảo an ninh trật tự và các phương tiện sinh hoạt khác có thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của học viên muốn ở nội trú. Thường xuyên tư bổ, sửa chữa các thiết bị. Đảm bảo cho học viên cho môi trường giải trí lành mạnh sau giờ học, ký túc xá có sân bóng, sân cầu. có hàng ghế, cây xanh... Bên cạnh đó, công tác đảm bảo y tế sức khỏe cho người học cũng cần được quan tâm, có bộ phận y tế trong cơ sở đào tạo, có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho học viên lúc bình thường cũng như cấp cứu.

Đảm bảo mọi người có được thông tin đầy đủ về nghề đào tạo, khóa học đào tạo và các quy định khác của cơ sở đào tạo nghề ngay từ khi nhập học: Người học được cung cấp thông tin về chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo, các yêu cầu về chuyên môn cần đạt được của khóa học. Người học được phổ biến đầy đủ về quy chế đào tạo, quy chế thi và kiểm tra, đánh giá, điều kiện xét tốt nghiệp. Người học được phổ biến đầy đủ các nội quy, quy định của cơ sở đào tạo. Bộ phận tuyển dụng của các cơ sở đào tạo cần đưa thông tin về ngành, nghề đào tạo, chỉ tiêu, yêu cầu đối với người học nghề thông qua bản "thông báo tuyển sinh". Thông tin này được đăng tải trên website của cơ sở đào tạo, đến trường THPT, đài phát thanh xã...Sau khi thông báo cho những người đạt yêu cầu tuyển sinh được nhập học, cơ sở đào tạo tổ chức tiếp đón học viên tại cơ sở để phân chia lớp học. Ban giám hiệu gặp mặt học viên phổ biến các nội quy, quy định và kế hoạch đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề. Ngay trong đợt học kiến thức chung, các học viên sẽ được giới thiệu về chương trình đào tạo, thời gian học tập, các yêu cầu về chuyên môn của nghề mà người học cần đạt được, các quy định bắt buộc chấp hành đối với học viên. Trong suốt quá trình học, học viên phải tham gia các kỳ thi kết thúc môn, tất cả các kì thi này phải được thông báo rõ ràng và cán bộ coi thi phải phổ biến các quy định, quy chế cho học viên đi thì. Bên cạnh đó, các quy định, nội quy của Trường phải thực hiện đầy đủ thông qua loa, truyền tin vào các buổi sáng, chiều, bảng tin nhà trường, các xưởng thực hành, phòng học, các buổi sinh hoạt lớp... Công tác kiểm tra, đôn đốc, giáo dục nhắc nhở và xử lý vi phạm thường xuyên được các bộ phận phòng ban chức năng phối hợp thực hiện.

Th hai, đổi mới hình th c về tuyên truyền tư ấn h c nghề và dạy nghề để nâng cao chất lượng đào tạo nghề

Đối với công tác tuyên truyền để người lao động trong địa bàn huyện nhất là địa bàn xã vùng sâu, vùng xa được biết và hiểu rõ về chính sách đào tạo nghề mà họ được hưởng, nắm bắt được về những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức đối với họ khi tham gia đào tạo nghề, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách nhà nước, công tác tuyên truyền cần đi trước một bước. Các cơ quan, đơn vị, nhất là đối với cấp xã cần

thông tin thường xuyên những chính sách bằng nhiều hình thức để từng bước nâng dần nhận thức của người dân, để họ tham gia tích cực, có hiệu quả hơn hoạt động đào tạo nghề tại địa phương. Cần phát huy vai trò của chính quyền cấp xã để người dân có thể tin tưởng và tham gia tích cực vào hoạt động đào tạo nghề.

Hiện nay trên địa bàn huyện Phú Lương mặc dù có trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên từ năm 2016 có chức năng vừa đào tạo nghề vừa dạy văn hóa hệ trung học phổ thông và hai cơ sở đào tạo nghề. Tuy nhiên việc tuyển sinh và chất lượng học sinh ở các trung tâm đào tạo nghề và dạy nghề vẫn gặp nhiều khó khăn. Một mặt là do do tâm lý xã hội của đại bộ phận người dân là phải cho con em mình đi học các trường đại học, cao đẳng chưa có nhiều trường hợp đăng ký theo học nghề ngay từ khi tốt nghiệp trung học phổ thông và trung học cơ sở. Mặc dù nhiều trường hợp sau khi học xong chương trình đại học và cao đẳng nhưng không tìm được việc làm do ngành học không phù hợp hoặc không có tay nghề phù hợp với nhu cầu tuyển dụng lao động trên thị trường lao động tại địa phương. Mặt khác ngoài nguyên nhân do tâm lý xã hội còn có nguyên nhân do công tác tư vấn, tuyên truyền hướng nghiệp của các trung tâm dạy nghề và chính quyền địa phương chưa tốt ; Do đó số học viên đăng ký theo học các trung tâm dạy nghề chất lượng chưa cao.

Để các cơ sở dạy nghề có thể tuyển được học sinh có chất lượng tham gia học tập, ngoài việc tuyên truyền tư vấn của các trung tâm và cơ sở dạy nghề thì Ủy ban nhân dân huyện cần có chỉ đạo đối với Ủy ban nhân dân cấp xã, phường phối hợp các tổ chức đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương như hội nông dân, đoàn thanh niên, hội phụ nữ đẩy mạnh công tác tuyên truyền làm thay đổi nhận thức của người dân đối với tầm quan trọng của việc dạy nghề và đào tạo nghề. Chỉ đạo phòng Giáo dục phối hợp các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở tổ chức các buổi học tư vấn nghề cho học sinh cuối cấp để cho con em mình căn cứ vào khả năng và điều kiện, hoàn cảnh để đăng ký vào các trung tâm đào tạo nghề và dạy nghề, lựa chọn cho mình một nghề phù hợp với năng lực; động viên những học sinh có năng lực học tập, tiếp thu được kiến thức sớm chuyển sang các trung tâm vừa dạy văn hóa vừa đào

tạo nghề ngay khi hoàn thành chương trình trung học cơ sở thay vì theo học các trường trung học phổ thông. Từ đó sẽ sàng lọc và nâng cao được chất lượng của công tác tuyển dụng đầu vào các lớp đào tạo nghề đối với lao động nông thôn.

Th ba, giải pháp từ người h c nghề.

Có rất nhiều quan niệm chưa đúng đắn từ phía người học nghề của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Hầu hết các LĐNT học nghề theo phong trào, chưa thực sự đánh giá đúng ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học nghề, họ chưa coi đây là cơ hội giúp tạo lập, thay đổi cuộc sống. Có những quan niệm cho rằng đào tạo nghề là trách nhiệm của Nhà nước "không tham gia cũng phí" nên chỉ học khi được hỗ trợ tối đa cho nên một số nghề sau khi được đào tạo có thu nhập cao nhưng chi phí đầu tư lớn thì không được LĐNT quan tâm. Ngoài ra, một số bộ phận người trẻ tuổi vẫn còn quan niệm học nghề chỉ là giải pháp thứ yếu trong việc tìm ra hướng cải thiện cuộc sống hiện tại, học đại học mới là giấy thông hành cho sự thành công, trong khi đó có những LĐNT nghiêm túc trong việc học nghề thì lại rơi vào tình trạng tuổi tác, hạn chế về trình độ. Một số khác còn lúng túng trong việc tìm ra giải pháp huy động nguồn lực phục vụ cho mục tiêu tự tạo việc làm khi điều kiện kinh tế eo hẹp. Để tháo gỡ những bất cập trên, cần biện pháp như sau:

LĐNT cần tha đổi một số tư tưởng đ lỗi thời, cần chủ động nắm lấ cơ hội về nghề nghiệp sau khi học xong khóa đào tạo bản thân đã có nền tảng vững vàng đối với tay nghề của mình có thể trực tiếp làm việc được ngay khi được tuyển dụng mà không phải đào tạo lại. Ví dụ, khi xác định được nghề nghiệp tốt và có ý định theo đuổi thì các học viên nên mạnh dạn đầu tư, có thể nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc huy động vốn để đầu tư học nghề. Khi LĐNT bỏ ra một phần kinh phí bản thân sẽ có trách nhiệm trong việc học nghề, lựa chọn nghề học. Kết quả cuối cùng của việc học cũng là việc làm do đó học ở đâu không phải quá quan trọng mà quan trọng là học để làm được cái gì. Hiện nay, nước ta đang có hiện tượng thừa thầy, thiếu thợ do đó một LĐNT lành nghề rất được coi trọng.

Hiểu rõ bản thân: Đầu tiên, người lao động có thể phân tích ưu điểm của mình (điểm mạnh), những điểm tích cực mà bản thân có thể kiểm soát được và tận dụng trong kế hoạch nghề nghiệp của mình, sự định hướng, giáo dục của gia đình (truyền thống gia đình), kiến thức về ngành nghề mà bạn biết (quy định của Nhà nước, các kĩ năng…), kỹ năng xã hội như kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng quản lý và đam mê của bản thân, Tiếp theo, người lao động hiểu được những điểm hạn chế (điểm yếu), những mặt tiêu cực mà bạn không thể kiểm soát và khó cải thiện, ví dụ hạn chế về kiến thức ngành nghề không sâu, sống thiếu mục đích, kỹ năng kém, cá tính tiêu cực: thiếu ý chí vươn lên, thiếu nhẫn nại, tính kỷ luật kém, không có khả năng lãnh đạo, làm việc nhóm…

Kiểm soát được cơ hội, thách th c: Sau khi đã hiểu rõ bản thân mình, người lao động bắt đầu phân tích các yếu tố bên ngoài (cơ hội và thách thức) trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến việc lên kế hoạch nghề nghiệp của mình. Người lao động cần quan tâm đến các điều kiện tích cực bên ngoài mà bản thân không thể kiểm soát nhưng có thể tận dụng cơ hội phát triển, xu hướng tích cực trong nghề nghiệp, cơ hội để bạn phát triển nghề nghiệp bằng cách nâng cao trình độ, nghề nghiệp phù hợp với kỹ năng thực hành xã hội của bạn, thuận lợi về địa lý, mối quan hệ xã hội…Bên cạnh đó, những thách thức bạn có thể vượt qua được trong tiến trình phát triển nghề nghiệp cũng là yếu tố quan trọng để lựa chọn nghề. Đó là các điều kiện tiêu cực bên ngoài mà bạn không thể kiểm soát nhưng bạn có thể hạn chế tác hại của chúng, các xu hướng tiêu cực trong ngành của bạn khiến làm giảm cơ hội nghề nghiệp, sự cạnh tranh của những LĐNT cùng lứa với bạn, đối thủ cạnh tranh với bạn (kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng, môi trường giáo dục,…), thị trường hạn chế cho cơ hội tiến thân, những đơn vị không mặn mà với chuyên ngành của bạn.

Một số việc cần tránh khi chọn nghề: Song song với việc phân tích các yếu tố theo mô hình SWOT trên, bạn trẻ cần lưu ý một số vấn đề cần tránh như sau: Chọn nghề theo sự mong muốn, áp đặt của bố, mẹ và người thân. Do gia đình có nghề nghiệp truyền thống hoặc có mối quan hệ sẵn có nên thường áp đặt con cái theo ý muốn của mình mà bản thân con cái không phù hợp với ngành nghề đó.

Chọn nghề theo sự rủ rê của nhóm, của bạn bè và của người yêu. Chọn nghề không phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích của mình. Chọn nghề may rủi theo kiểu chọn đại.

Chọn nghề theo “mác”, theo “nhãn”, theo phong trào.

Chọn nghề nổi tiếng, dễ kiếm tiền mà không biết nghề đó có phù hợp với mình không. Chọn nghề không nghĩ đến những điều kiện có liên quan như: điều kiện kinh tế, cá nhân hoặc gia đình.

Chọn nghề không gắn với nhu cầu xã hội

Ngoài ra, để bạn có thể tham khảo ý kiến của người thân và bạn bè xung quanh, chia sẻ và lắng nghe họ nhận xét, đánh giá về năng lực, sở thích của bạn phù hợp với những ngành nghề nào, hãy đến thư viện, lên Internet để tìm hiểu thêm về các lĩnh vực mà mình quan tâm. Tranh thủ nhiều nhất những điều kiện đang có để tham quan thực tế nghề nghiệp, tìm hiểu thêm thực tế nghề nghiệp qua việc tiếp cận và trao đổi với một số người thành đạt trong nghề để tìm hiểu cách sống, cách làm việc, tìm hiểu cả môi trường làm việc, những thách thức nghề nghiệp, những khó khăn và thuận lợi trong nghề nghiệp, điều kiện phát triển…

Bản thân người h c nghề cần chủ động tìm hiểu kỹ các thông tin về nghề trước khi đăng ký h c. Nghề được chọn ngoài việc phù hợp với điều kiện của bản thân khi học nghề thì nên là nghề bản thân có niềm đam mê, yêu thích. Vì chỉ khi làm nghề mình đam mê, thì học viên mới hăng say tìm hiểu và học hỏi, sau này đi làm sẽ gắn bó, yêu nghề, tiếp tục đầu tư bài bản và gặt hái nhiều thành công. Trước khi lựa chọn một cơ sở đào tạo nghề, LĐNT cần chú ý các tiêu chí như: Thời gian đào tạo và phương thức đào tạo; Mục tiêu đào tạo và nội dung đào tạo của ngành nghề; Cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên của cơ sở đầu ra; Sự quan tâm của cơ sở đào tạo nghề đối với đầu ra của học viên, các hoạt động ngoại khóa và thực tập của cơ sở đào tạo nghề có hiệu quả hay không, việc liên kết đào tạo và hỗ trợ kinh phí...

Hiện nay là thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa do đó cơ sở sử dụng lao động không chỉ là các doanh nghiệp, hợp tác xã ở địa phương, vùng lân cận mà cơ sở sử dụng lao động đã mang

tính quốc tế, các hình thức xuất khẩu lao động đã phổ biến. Do đó, người lao động cần tìm hiểu thông tin về thị trường lao động trong nước, ngoài nước kết hợp với các công ty xuất khẩu lao động đáng tin cậy để lựa chọn ngành nghề cần học, cần đào tạo phù hợp và đầu ra cho công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 87 - 93)