Th nhất tăng cường cơ sở vật chất, trang thi t bị phục vụ đào tạo:
- Với thực tế trên địa bàn huyện có ba cơ sở đào tạo nghề do huyện quản lý. Tuy nhiên hệ thống cơ sở vật chất trang thiết bị đã được đầu tư từ năm 2012 trở về trước đến nay đã cũ và nhiều thiết bị không còn phù hợp với nhu cầu đào tạo giai đoạn hiện nay. Do vậy các cơ sở dạy nghề cần tiến hành kiểm tra, rà soát, đánh giá lại trang thiết bị dạy học tại cơ sở đào tạo nghề của mình; so sánh với yêu cầu trang thiết bị hiện nay khi tổ
chức các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Trên cơ sở tổng hợp kết quả đánh giá khả năng đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo. Các cơ sở đào tạo cần tiến hành xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm, trang thiết bị còn thiếu và đổi mới trang thiết bị dạy học báo cáo ủy ban nhân dân huyện, tỉnh phê duyệt và bổ sung kinh phí. Tuy nhiên, thực tế hiện nay các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn Huyện nguồn kinh phí đầu tư trang thiết bị đều dựa vào nguồn ngân sách của tỉnh, huyện phân bổ hàng năm các nguồn đầu tư khác hạn chế. Đây là vấn đề khó khăn cho các cơ sở đào tạo nghề không đủ nguồn kinh phí trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Để có thể khắc phục hạn chế này các cơ sở đào tạo nghề khi xây dựng kế hoạch hàng năm cần ưu tiên mua sắm trang thiết bị phục vụ cho ngành nghề nào cần thiết trước, ngành nghề nào nhiều học viên theo học thay vì đầu tư dàn trải, đầu tư thiết bị chưa phù hợp với ngành nghề...
- Bên cạnh việc đầu tư, mua mới cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học thì các cơ sở dạy nghề cần có kế hoạch bảo quản, sửa chữa, nâng cấp định kỳ cơ sở vật chất và trang thiết bị để kéo dài tuổi thọ sử dụng khai thác, giúp giảm số lượng mua sắm, đầu tư mới và dành kinh phí mua sắm trang thiết bị còn thiếu.
- Đối với một số ngành nghề như chế biến chè, chế biến các loại nông lâm sản hoặc một số ngành nghề khác ngoài việc đào tạo tại trung tâm, các cơ sở đào đạo nên tăng cường liên kết với các doanh nghiệp, các mô hình trang trại, và giữa các cơ sở đào tạo nghề với nhau... để học viên học nghề vừa có thể thực hành thực tế vừa có thể tận dụng cơ sở vật chất tại các doanh nghiệp giảm chi phí mua sắm trang thiết bị đồng thời là một phần để học viên tiếp cận được máy móc thiết bị mới mà trung tâm đào tạo chưa có.
- Ngoài ra, việc mua sắm thiết bị vật tư phục vụ thực hành thường có độ trễ giữa nhu cầu đào tạo và thời gian thực hiện việc mua sắm; do đó các cơ sở dạy nghề cần xây dựng được định mức sử dụng vật tư cho từng nghề, xây dựng quy trình mua sắm vật tư để giảm thời gian trễ trong việc mua sắm, đáp ứng kịp thời cho quá trình tổ chức đào tạo.
Th hai, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác tổ ch c đào tạo nghề:
- Việc xây dựng kế hoạch đào tạo nghề phải dựa trên cơ sở chương trình đào tạo đã ban hành. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng kế hoạch cần phải linh hoạt để phù hợp với điều kiện thực tế về đối tượng học nghề, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đặc thù nghề và thị trường lao động. Thông thường, đối với chương trình đào tạo nghề phi nông nghiệp thì việc xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch có tính ổn định hơn; nhưng đối với nghề nông nghiệp do quá trình thực hiện kế hoạch phải phụ thuộc tự nhiên, thời gian nông nhàn nên cần điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp hơn với điều kiện thực tế. Có thể mở lớp đào tạo ngắn ngày đối với một số trường hợp khẩn cấp như dịch bệch, cách phòng chống dịch bệnh... trước thời gian thường xảy ra hoặc cấp bách khi dịch bệnh đã hoành hành. Khi đó việc đào tạo nghề sẽ được các lao động đặc biệt quan tâm và dễ dàng hình dung, rèn luyện kỹ năng.
- Tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp trong quá trình đào tạo nghề để người học có cơ hội tiếp xúc thực tế thông qua việc đưa người học đi thăm quan, thực hành, thực tập. Đối với nghề nông nghiệp thì học viên có thể đến trang trại hoặc mô hình sản xuất của các hộ gia đình, trong khi đó đối với nghề phi nông nghiệp thì học viên có thể đến thực hành, thực tập trên dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc này cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do đó đối với nghề phi nông nghiệp thì các học viên chủ yếu quan sát và thực tập trong thời gian dài. Để làm được như vậy, các cơ sở dạy nghề cần chủ động thỏa thuận về hợp tác và cung ứng lao động qua đào tạo; hợp đồng thuê mướn cơ sở vật chất của doanh nghiệp phục vụ trải nghiệm...
Th ba nâng cao năng lực à tăng cường vai trò của các cán bộ quản lý đào tạo tại các cơ sở dạy nghề.
- Hạn chế hiện nay về đội ngũ cán bộ quản lý là thiếu hiểu biết về nghề đào tạo mà nắm vững các quy định, quy chế. Do vậy, cần đưa nhân tố "nắm kỹ về nghiệp vụ thuộc công việc, chức trách đảm nhận" thành tiêu chuẩn trong đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm
vụ hàng năm, cần xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá và tổ chức kiểm tra để đánh giá phân loại. Đưa thêm tiêu chí đánh giá về định lượng thay vì định tính như hiện nay.
- Xây dựng quy trình xử lý công việc trong từng hoạt động thuộc nội dung công việc, nhiệm vụ của các cán bộ quản lý việc tham gia đóng góp ý kiến của chuyên gia, người có nhiều kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực sẽ giúp hoàn thiện các quy trình xử lý công việc và khi áp dụng theo cùng một lĩnh vực sẽ giảm sự phụ thuộc vào kinh nghiệm của người thực hiện mà vẫn mang lại hiệu quả. Khi dạt được những tiền đề phù hợp, các cơ sở dạy nghề nên có định hướng xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo các bộ tiêu chuẩn phù hợp, trong đó có bộ tiêu chuẩn về chất lượng theo ISO 9001-2008 đang được sử dụng phổ biến trong các cơ sở đào tạo, giáo dục tại Việt Nam.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của các trung tâm, cơ sở đào tạo nghề trong địa bàn huyện. Định kỳ 6 tháng hoặc một năm cần có kế hoạch kiểm tra, giám sát đánh giá tình hình thực hiện và tổ chức đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo kịp thời đánh giá những mặt làm được, những hạn chế tồn tại và tìm ra nguyên nhân từ đó kịp thời khắc phục hạn chế để cán bộ quản làm tốt hơn vai trò của mình trong công tác đào tạo nghề.
Th tư mở rộng địa điểm đào tạo nghề tới các x trong địa bàn
Hiện nay tại địa bàn huyện có ba cơ sở đào tạo nghề tuy nhiên các cơ sở và trung tâm dạy nghề đều tập trung tại trung tâm huyện. Đối với một huyện miền núi như Phú Lương có một số xã vùng sâu cách xa trung tâm huyện từ 20 đến 30km như xã Yên lạc, xã Yên Trạch, xã Hợp thành… Người lao động tại các địa bàn đó lại có nhu cầu được đào tạo nghề; Do trung tâm đào tạo xa địa bàn của người lao động do đó số người theo học vẫn bị hạn chế, mặc dù các học viên đào tạo nghề theo đề án 1956 đã được hỗ trợ kinh phí đào tạo, hộ nghèo được hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại. Nhưng vẫn nhiều trường hợp khó khăn về kinh tế và phương tiện đi lại không đủ điều kiện đến các trung tâm tham gia các khóa đào tạo nghề. Để có thể tạo điều kiện cho lao động nông thôn có thể theo các lớp đào tạo nghề. Các trung tâm nên phối hợp với các cấp chính quyền tại các xã nắm bắt nhu cầu đào tạo, ngành nghề đào tạo, bố trí địa điểm để mở
lớp học tại các xã giải quyết được nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn đối với xã vùng sâu vùng xa. Đồng thời có báo cáo khó khăn vướng mắc đối với Ủy ban nhân dân huyện có cơ chế riêng để hỗ trợ kinh phí cho các đối tượng học viên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn một phần chi phí như chi phí phương tiện đi lại, chi phí ăn ở tạo động lực động viên những người có nhu cầu theo học đào tạo nghề.