Những điểm kế thừa và khoảng trống nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 39)

Qua quá trình tổng thuật tài liệu, Luận văn sẽ kế thừa từ các nghiên cứu trước đó: - Khung lý thuyết về đào tạo nghề cho LĐNT bao gồm khái niệm, vai trò, nội dung, các yếu tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá công tác đào tạo nghề cho LĐNT.

- Một số giải pháp, đề xuất nhằm nâng cao công tác đào tạo nghề cho LĐNT huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

Ngoài ra, mỗi công trình nghiên cứu đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng vì vậy, tác giả đã lựa chọn những ưu điểm tốt nhất trong mỗi tài liệu tham khảo để đưa ra cho mình phương pháp nghiên cứu và lựa chọn một khung lý thuyết tốt nhất.

Về khoảng trống nghiên cứu, trong bài nghiên cứu của mình, xuất phát từ các tiêu chí đánh giá công tác đào tạo nghề cho LĐNT trong khung lý thuyết và thực tiễn công tác đào tạo nghề cho LĐNT huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở tổng hợp,

phân tích và tham khảo ý kiến của cán bộ đang làm công tác đào tạo nghề, các lãnh đạo quản lý lao động, tác giả mạnh dạn đưa ra các giải pháp, đề xuất nhằm nâng cao công tác công tác đào tạo nghề cho LĐNT huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Có thể nói, nội dung của nghiên cứu này không có sự trùng lặp về đề tài nghiên cứu và kết quả nghiên cứu trước đây.

Kết luận Chương 1

Chương 1 của luận văn đã trình bày 02 nội dung cơ bản: Phần thứ nhất là đào tạo nghề cho LĐNT, tại phần này tác giả đã nêu lên một số khái niệm về đào tạo nghề ; vai trò của công tác đào tạo nghề, ý nghĩa của công tác đào tạo nghề cho LĐNT. Đồng thời tác giả cũng đã nêu 5 nội dung cơ bản của công tác đào tạo nghề và những yếu tố ảnh hưởng, những tiêu chí đánh giá công tác đào tạo nghề cho LĐNT. Đây là khung lý thuyết cơ bản về công tác đào tạo nghề cho LĐNT.

Phần thứ hai tại chương 1 tác giả đã đưa ra một số kinh nghiệm đào tạo nghề cho LĐNT tại một số nước và một số địa phương tại Việt Nam. Từ các kinh nghiệm tại một số nước và một số địa phương tác giả đã rút ra bài học kinh nghiệm đối với công tác đào tạo nghề cho LĐNT.

Với phần cơ sở lý thuyết tại chương 1 đã cho ta thấy bao quát nội dung về đào tạo nghề cho LĐNT. Xuất phát từ các tiêu chí đánh giá công tác đào tạo nghề cho LĐNT trong khung lý thuyết và trên cơ sở thực tiễn công tác đào tạo nghề cho LĐNT tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên sẽ là nền tảng cho việc phân tích đánh giá thực trạng và chỉ ra những mặt đạt được, những vấn đề còn tồn tại hạn chế trong công tác đào tạo nghề cho LĐNT. Từ đó tác giả đã đưa ra một số giải pháp thích hợp để giải quyết những tồn tại hạn chế trong công tác đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên sẽ được phản ánh tại Chương 2 và Chương 3.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2014-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)