Các công trình nghiên cứu trước đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 37)

- Các công trình nghiên cứu về đào tạo nghề cho LĐNT tại một số địa phương ở Việt Nam như sau:

+ Luận án tiến sỹ với đề tài: "Đào tạo nghề cho LĐNT vùng Đồng bằng Sông Hồng thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa" của Nguyễn Văn Đại, Trường Đại học kinh tế quốc dân, năm 2012.

Luận án đã đề cập đến đào tạo nghề cho LĐNT vùng Đồng bằng Sông Hồng trong giai đoạn 2006-2010. Qua nghiên cứu mối quan hệ về phân công lao động, CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn với các vấn đề của đào tạo nghề cho lao động nông thôn, luận án đã có những đóng góp về mặt lý luận khi làm rõ các vấn đề: (1) Phân công lao động là cơ sở hình thành nên các ngành nghề mới. Trong quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, đào tạo nghề là tiền đề tạo lập nghề mới để hình thành phát triển lao động nông thôn. (2) CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn đặt ra những yêu cầu cho các hoạt động đào tạo nghề lao động nông thôn và ngược lại hoạt động đào tạo nghề giữ vai trò quyết định đến sự phát triển bền vững của xã hội nông thôn trong quá trình CNH - HĐH. (3) Đào tạo nghề cho lao động nông thôn có những đặc điểm khác với đào tạo nghề nói chung. Đồng thời, luận án cũng đưa ra những đề xuất mới được rút ra từ kết quả nghiên cứu: (1) Hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn yếu do phát triển tự phát, người lao động chỉ học nghề khi rơi vào tình trạng cấp thiết (mất đất, mất việc làm. Đó chính là nguyên nhân gây bất ổn, làm cho quá trình CNH - HĐH nông

nghiệp, nông thôn bị chậm lại. (2) Hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn mới chỉ theo nhu cầu người học, chưa định hướng theo nhu cầu người sử dụng lao động, do đó tỷ lệ người có việc làm sau đào tạo còn thấp. (3) Hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa tổ chức được các hình thức liên kết với cơ sở sử dụng lao động nên chương trình đào tạo nghề chưa thực sự phù hợp.

Tuy nhiên, phần cơ sở lý luận, luận án chưa đưa ra các chỉ số phân tích để làm cơ sở phân tích ở phần thực trạng. Các chỉ số phân tích trong bài chủ yếu so sánh sự khác nhau giữa các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng và nguyên nhân sự chênh lệch đó mà không đi sâu phân tích, so sánh với tình hình, chỉ số chung của cả nước. Ngoài ra, thời gian nghiên cứu 2006-2010 là giai đoạn đầu của thời kỳ hội nhập và đến thời điểm hiện tại nền kinh tế có nhiều biến đổi, do đó đào tạo nghề cho LĐNT cũng có nhiều yêu cầu đổi mới.

+ Luận án tiến sỹ: "Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh Nam Định" của Bùi Hồng Đăng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, năm 2017.

Luận án đã hệ thống hoá, làm rõ và phát triển những vấn đề lý luận nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT; đặc biệt là việc định hình ra được khái niệm về chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT và nội dung nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT. Đồng thời, luận án cũng đã khái quát được những kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT ở trong và ngoài nước, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT tại tỉnh Nam Định. Tuy nhiên, chỉ tiêu về chất lượng đào tạo nghề được thực hiện theo đánh giá khảo sát, lấy xác suất để tổng kết thực tiễn chủ yếu theo hai nhóm ngành nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp, chưa có thống kê đầy đủ để đánh giá chất lượng đào tạo nghề theo thực tiễn như thu nhập tăng thêm của LĐNT sau khi đào tạo nghề...

+ Luận văn thạc sỹ với đề tài:" Đẩy mạnh đào tạo nghề cho LĐNT tại Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh" của Bùi Quang Tiếp, Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh, đại học Thái Nguyên, năm 2014.

Công trình nghiên cứu nói trên tập trung vào phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo nghề cho LĐNT tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008-2012 và đề

xuất các giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho LĐNT tại Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, cơ sở lý luận luận văn chưa đưa ra được các nội dung về đào tạo nghề cho LĐNT. Các tiêu chí đánh giá chủ yếu tập trung vào đánh giá nguồn lao động như chỉ tiêu về lao động và việc làm của LĐNT, chỉ tiêu học nghề của LĐNT, chỉ tiêu về lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà chưa đưa ra các chỉ tiêu về công tác đào tạo nghề cho LĐNT như số lớp đào tạo, chương trình đào tạo, ngành nghề đào tạo...Do đó, thực trạng chưa phân tích đầy đủ các yếu tố nhằm đánh giá công tác đào tạo nghề cho LĐNT tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Luận văn cũng chỉ đề cập các giải pháp mang tính chất hỗ trợ, chủ yếu phát triển hệ thống dạy nghề từ cơ sở vật chất đến chất lượng đào tạo mà chưa chú ý đến các giải pháp về chất lượng đầu vào và đầu ra đối với LĐNT.

- Các công trình nghiên cứu về đào tạo nghề cho LĐNT tại Thái Nguyên như sau: + Luận văn thạc sỹ với đề tài: "Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho LĐNT huyện Phổ Yên, Thái Nguyên" của Nguyễn Duy Nhất, Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh, đại học Thái Nguyên, năm 2012.

Luận văn trên đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho LĐNT: Khái niệm, đặc điểm đào tạo nghề cho LĐNT, khái niệm đào tạo nghề cho LĐNT gắn với giải quyết việc làm, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề cho LĐNT gắn với giải quyết việc làm. Luận văn cũng đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho LĐNT trên địa bàn huyện Phổ Yên, Thái Nguyên và đề xuất một số giải pháp.

Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của đề tài từ năm 2006-2010 đây là những năm Việt Nam chưa và mới bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế, tham gia WTO do vậy thời gian nghiên cứu đã lạc hậu so với thời điểm hiện nay. Luận văn đưa ra nhóm các chỉ tiêu nghiên cứu; tuy nhiên chủ yếu là các chỉ tiêu về lao động (chỉ tiêu về cung lao động, chỉ tiêu về cầu lao động chung, chỉ tiêu về nhu cầu việc làm) mà chưa đưa ra được các chỉ tiêu về đào tạo nghề (chỉ tiêu đánh giá cơ sở đào tạo nghề, các chỉ tiêu về chất lượng đào tạo nghề). Phần giải pháp và kiến nghị, luận văn chủ yếu tập trung vào các giải pháp từ phía Nhà nước, cơ sở đào tạo nghề mà chưa đề cập đến giải pháp đầu vào (phía LĐNT) và chưa đi sâu phân

tích giải pháp từ phía người sử dụng lao động (các doanh nghiệp, thị trường lao động). + Luận văn thạc sỹ với đề tài: "Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các trung tâm dạy nghề của tỉnh Thái Nguyên" của Nguyễn Thị Thụy, Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh, đại học Thái Nguyên, năm 2015.

Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về đào tạo nghề: Khái niệm, các hình thức, yếu tố ảnh hưởng của đào tạo nghề, đồng thời đưa ra thực trạng đánh giá chất lượng đào tạo nghề tại các trung tâm dạy nghề của tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010- 2014 đồng thời đề xuất các giải pháp, kiến nghị để nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các trung tâm dạy nghề của tỉnh Thái Nguyên.

Tuy nhiên, luận văn chưa đưa ra được các chỉ tiêu về chất lượng đào tạo nghề để làm cơ sở lý luận nhằm đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo nghề. Phần kinh nghiệm thực tiễn, tác giả chỉ đưa kinh nghiệm quốc tế, luận văn nên bổ sung thêm các kinh nghiệm từ một số địa phương khác của Việt Nam làm kinh nghiệm thực tiễn. Phần giải pháp luận văn đã gắn liền với thực trạng, tuy nhiên, các giải pháp vẫn mang tính chất tổng quát có một số giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 37)