Hình 2.2. Tổng sản phẩm trong nước từ năm 2011-2018
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) cả năm 2018 tăng ,08%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2011 trở lại đây.
Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3, %; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,85%; khu vực dịch vụ tăng ,03%. 6.24% 5.25% 5.42% 5.98% 6.68% 6.21% 6.81% 7.08% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00% 8.00% Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2012-2018. Trong đó, ngành nông nghiệp tiếp tục phục hồi rõ nét khi đạt mức tăng 2,89%, cao nhất giai đoạn 2012-2018.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp năm 2018 duy trì mức tăng trưởng khá với 8, 9%. Tuy nhiên, ngành công nghiệp khai khoáng vẫn tăng trưởng âm (giảm 3,11%). Ngành xây dựng duy trì được mức tăng trưởng khá với tốc độ 9,1 %.
Khu vực dịch vụ năm 2018 tăng ,03%, tuy thấp hơn mức tăng ,44% của năm trước nhưng cao hơn so với các năm 2012-2016.
Quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành đạt 5,54 triệu tỷ đồng; GDP bình quân đầu người ước tính đạt 58,5 triệu đồng, tương đương 2.58 USD, tăng 198 USDso với năm 201 .
Về cơ cấu nền kinh tế năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14, % GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,3%; khu vực dịch vụ chiếm 41,2%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,98% (cơ cấu tương ứng của năm 201 là: 15,34%; 33,40%; 41,2 %; 10,0%).
15.34%
33.34%
70.30%
10%
Nông lâm, thuỷ sản Công nghiệp-Xây dựng Dịch vụ
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm
Hình 2.3.Cơ cấu GDP cả nước năm 2018 theo ngành
Đối với tỉnh Lạng Sơn, Năm 2018 là năm bản lề thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (201 - 2020) theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVI. Ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng chương trình, kế hoạch, đề ra các nhóm giải pháp để triển khai
thực hiện đồng bộ các nghị quyết, quyết định, nhiệm vụ của trung ương, của tỉnh. UBND tỉnh đã xác định chủ đề của năm 2018 là “Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm, hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp”; tập trung chỉ đạo đồng bộ, toàn diện tất cả các lĩnh vực với nhiều giải pháp, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời xác định các nhóm nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, có tính chất lan tỏa để chỉ đạo quyết liệt, đeo bám công việc theo từng tháng, từng tuần để tạo sự chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện đạt và vượt nhiều mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Lãnh đạo UBND tỉnh đã tập trung thảo luận, thống nhất nhiều vấn đề mang tính chiến lược, dài hạn; chỉ đạo triển khai Luật Quy hoạch và các bước lập quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050; xây dựng Đề án điều chỉnh phạm vi, quy mô Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, quy hoạch đô thị, đề án phát triển các ngành, lĩnh vực của tỉnh, các dự án trọng điểm. Chủ động đề xuất, làm việc với Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương. Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp cho các huyện, thành phố và thủ trưởng các sở ngành trên nhiều lĩnh vực như: Quản lý đầu tư xây dựng, chương trình mục tiêu quốc gia, tổ chức bộ máy, quản lý di tích lịch sử văn hóa,... đã nâng cao trách nhiệm, tính chủ động và hiệu quả quản lý; ban hành nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến thu hút đầu tư, thực hiện các Chương trình Mục tiêu quốc gia. Chủ động xây dựng kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2019 - 2021; rà soát kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 201 - 2020.
Kinh tế trong tỉnh phát triển khá toàn diện, tốc độ tăng trưởng ước đạt 8,36% (mục tiêu 8 - 8,5%), cao hơn các năm 201 và 201 , trong đó: Nông lâm nghiệp tăng 2,55% (mục tiêu 2 - 3%), công nghiệp - xây dựng tăng 19,24% (mục tiêu 20 - 21%), dịch vụ tăng , 0% (mục tiêu 8 - 9%), thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4,8 %. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Nông lâm nghiệp chiếm 20,30%, công nghiệp - xây dựng 19,68%, dịch vụ 49,78%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 10,24%. GRDP bình quân đầu người đạt 38,4 triệu đồng (mục tiêu 37 - 38 triệu đồng)