Những kết quả đạt được trong công tác quản lý các khoản thu từ đất trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 81 - 85)

địa bàn tỉnh Lạng Sơn

- Công tác quản lý đăng ký, kê khai và nộp các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã được thực hiện nhưng còn có những hạn chế. [5], [25].

Bảng 2.1 . Tình hình đăng ký, kê khai và nộp các khoản thu liên quan đến đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (Giai đoạn 2013-2018)

Năm

Số lượng DN có đăng ký, kê khai, nộp thuế

Số lượng DN không đăng ký, kê khai, nộp thuế Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 2013 145 88 20 12 2014 150 87 22 13 2015 211 89 25 11 2016 225 90 25 10 2017 245 92 20 8 2018 255 95 21 8 Tổng cộng 1231 92 133 10

Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức về lĩnh vực đất đai của một số doanh nghiệp chưa được chú trọng, chính sách giá thuê đất thay đổi, trong thời điểm suy thoái kinh tế giá thuê đất tăng cao gấp nhiều lần so với giá cũ, dẫn đến việc nộp thuế của những doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính không thể thực hiện được.

Hình 2.6. Tình hình đăng ký, kê khai và nộp các khoản thu liên quan đến đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (Giai đoạn 2013-2018)

Trên cơ sở quy định tại Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thực hiện; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành thuế và tình hình sử dụng đất, thuê đất của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn, hàng năm Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn đã triển khai thực hiện tốt việc quản lý các khoản thu từ đất, kết quả cụ thể là:

Thứ nhất, Thu NSNN từ đất đai trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong 5 năm qua (2013-2018) đã đóng góp một phần đáng kể vào NSNN của tỉnh. Mặc dù tỷ lệ số thu ngân sách từ đất trên tổng thu ngân sách của tỉnh còn thấp, song có được kết quả đó là nhờ có sự nỗ lực không ngừng của cán bộ toàn ngành thuế Lạng Sơn.

Thứ hai, về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp: Cục Thuế luôn tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Lạng Sơn, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và phối hợp tốt với các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương các cấp

88.00% 87.00% 89.00% 90.00% 92.00% 95.00% 12% 13% 11% 10% 8% 8% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% 100.00%

trong tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện quản lý thu đạt hiệu quả; thường xuyên tự kiểm tra phối kết hợp chặt chẽ với các ngành liên quan và chính quyền các cấp, chủ động triển khai đồng bộ và quyết liệt các biện pháp quản lý thu, khai thác nguồn thu và chống thất thu ngân sách.

Thứ ba, về công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT: công tác tuyên truyền chính sách thuế đã đạt được bề rộng và đang từng bước đi vào chiều sâu. Nhiều phương thức phối hợp để phổ biến tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế đã được triển khai; các hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế có sự phong phú: báo, phát thanh, truyền hình, tờ rơi, cổ động.

Nhiều hình thức cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đã được tiến hành: trả lời trực tiếp qua điện thoại, trả lời bằng văn bản, cung cấp tài liệu, tập huấn, đối thoại với doanh nghiệp. Đặc biệt, ngành thuế đã cung cấp thông tin qua trang thông tin điện tử ngành Thuế, là một phương thức hiện đại, khoa học, phù hợp với tiến bộ chung của thế giới.Qua đó, các doanh nghiệp đã hiểu rõ hơn về chính sách thuế, thực hiện tự tính thuế, tự kê khai thuế chính xác hơn, nộp thuế vào NSNN đầy đủ hơn.

Thứ tư, công tác phân cấp quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn đã đạt được những hiệu quả tích cực. Được sự ủy quyền của Tổng cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế đã tiến hành triển khai thực hiện phân cấp cho cơ quan thuế tại địa phương quản lý thu thuế trên địa bàn. Trong những năm qua, việc ủy quyền cho Cục Trưởng Cục Thuế tỉnh quản lý và phân cấp quản lý thu đã tạo sự chủ động cho cơ quan thuế, đảm bảo cân đối nguồn nhân lực giữa văn phòng Cục Thuế và các Chi cục Thuế trong quản lý thu đối với các doanh nghiệp.

Thứ năm, công tác quản lý các khoản thu từ đất đã được Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn thực hiện theo hướng đơn giản, rõ ràng, công khai, dân chủ, minh bạch và thuận lợi hơn cho NNT như: giảm thời gian xác nhận nghĩa vụ thuế, thời gian hoàn thuế; chuyển từ chế độ chuyên quản khép kín sang tổ chức quản lý thuế tách ba bộ phận độc lập theo Luật Quản lý thuế và các quy trình nghiệp vụ của Tổng cục Thuế; doanh nghiệp thực hiện tự tính, tự khai và nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế, đã hạn chế được hiện tượng tiêu cực trong

công tác quản lý thu thuế theo kiểu khép kín trước đây, thực hiện chuyên môn hóa quản lý thuế theo chức năng chuyên sâu, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.

Thứ sáu, công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế với NSNN đã được Cục Thuế Lạng Sơn coi trọng và đẩy mạnh hơn trước. Công tác thanh tra, kiểm tra luôn đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thuế để phát hiện hành vi trốn lậu thuế, tăng cả về số lượng và chất lượng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế.

Thứ bảy, bộ máy quản lý thuế đã được rà soát, sắp xếp, bổ sung và kiện toàn cho phù hợp với việc thực hiện các quy trình quản lý thuế và mô hình quản lý thuế theo chức năng, đảm bảo cải cách và hiện đại hóa hành chính thuế; đội ngũ cán bộ từng bước được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Thứ tám, Cục Thuế Lạng Sơn đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các sở ngành và chính quyền địa phương phối hợp thực hiện tốt công tác thuế, xây dựng quy trình luân chuyển hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính của Người sử dụng đất theo cơ chế "một cửa liên thông" giữa cơ quan thuế, tài nguyên môi trường, Kho bạc trong công tác xác định nghĩa vụ tài chính đối người sử dụng đất. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an và các ngành có liên quan thực hiện các đề án phòng chống gian lận thương mại và trốn thuế , góp phần chống thất thu cho ngân sách và làm lành mạnh hoá môi trường kinh doanh. Từ những kết quả nêu trên, có thể nói ngành Thuế Lạng Sơn đã triển khai thực hiện tốt Luật Quản lý thuế, Luật Đất đai và các văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện để quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn. Chính sách đất đai là một công cụ quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nước có thể tăng cường việc theo dõi, giám sát hoạt động của các tổ chức, cá nhân theo các quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)