3.3.3.1. Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở Tài nguyên và Môi trường cần tham mưu cho UBND tỉnh chú trọng công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất. Theo các chuyên gia kinh tế, tài nguyên đất là thứ mà tỉnh Lạng Sơn có thể tận dụng, khai thác để tạo nên nguồn vốn lớn phục vụ xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Để có được điều đó, tỉnh Lạng Sơn cần phải chú trọng tới công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, và việc sử dụng đất của các doanh nghiệp.
Sở Tài nguyên và Môi trường cần rà soát lại tất cả các dự án trên địa bàn, đề xuất với UBND tỉnh kiên quyết thu hồi các dự án chậm triển khai, các chủ đầu tư không đủ năng lực. Nguồn đất thu hồi sẽ được giao lại cho trung tâm phát triển quỹ đất của tỉnh, để cơ quan này quản lý, và giao dự án cho những doanh nghiệp thực sự có năng lực. Để triển khai dự án đúng quy hoạch, đưa dự án vào khai thác sử dụng đúng tiến độ được phê duyệt. Góp phần tăng thu cho ngân sách và phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Nếu không quản lý chặt chẽ vấn đề này, đối tượng hưởng lợi trong các dự án “treo”, quy hoạch “treo” sẽ là các chủ dự án, chứ không phải là tỉnh. Đồng thời, cần thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, để kiểm tra việc sử dụng đất của các chủ đầu. Nhằm phát hiện các tổ chức kinh doanh thua lỗ, sử dụng đất không hiệu quả, nhu cầu sử dụng đất giảm, hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất, cho thuê lại đất trái thẩm quyền. Để báo cáo UBND tỉnh, điều chỉnh diện tích sử dụng đất cho phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, hoặc thu hồi đất để giao cho các dự án khác, hoặc sử dụng vào mục đích công ích của tỉnh.
3.3.3.2. Trung tâm phát triển quỹ đất và Ban giải phóng mặt bằng
Trung tâm phát triển quỹ đất và Ban giải phóng mặt bằng tỉnh cần ưu tiên chuẩn bị quỹ đất sạch phục vụ giao đất, cho thuê đất thực hiện các dự án.
Việc chuẩn bị quỹ đất sạch có nghĩa là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đã xong, và quản lý quỹ đất này, chống lấn chiếm. Việc thực hiện giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch có thể sử dụng nhiều nguồn vốn: Vốn ngân sách cấp của tỉnh, nguồn vốn phóng mặt bằng chính dự án của họ, vốn huy động từ Ngân hàng phát triển, từ các ngân hàng thương mại trong nước và các tổ chức tín dụng cũng được huy động để giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch cho các dự án. Có những dự án phải mất nhiều năm mới xong công tác giải phóng mặt bằng, nên chưa thể giao đất sạch cho chủ đầu tư thực hiện dự án. Rất nhiều chủ đầu tư phải tự tiến hành công tác giải phóng mặt bằng, bỏ tiền của, công sức nhưng đến vài năm vẫn không thể hoàn thành xong công tác giải phóng mặt bằng, để có thể đầu tư xây dựng dự án.
Như vậy, việc tạo quỹ đất sạch, trong đó đặc biệt quan tâm đến giải phóng mặt bằng, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật là vô cùng quan trọng để tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư thực hiện dự án trên địa bàn Lạng Sơn. Để đạt được mục đích trên, Trung tâm phát triển quỹ đất, Ban giải phóng mặt bằng tỉnh cần tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh Lạng Sơn hoàn thiện hơn nữa các quy định về quản lý, sử dụng các nguồn vốn giải phóng mặt bằng. Chuẩn bị quỹ đất sạch phục vụ các dự án đầu tư xây dựng, gồm vốn ngân sách và vốn huy động. Quản lý chặt chẽ nguồn vốn ngân sách dành cho giải phóng mặt bằng, nhất là khi UBND các huyện, thành phố, thị xã thẩm định, phê duyệt các phương án bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn mình. Trung tâm phát triển quỹ đất, Ban giải phóng mặt bằng tỉnh cần thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác giải phóng mặt bằng, thực thi các dự án chuẩn bị quỹ đất sạch phục vụ giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất. Ngoài ra, Trung tâm phát triển quỹ đất, Ban giải phóng mặt bằng tỉnh cần tham mưu với UBND tỉnh Lạng Sơn quy định rõ trách nhiệm của các chủ đầu tư được giao thực hiện đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án nhằm đảm bảo triển khai có hiệu quả, thực hiện đúng các quy định hiện hành của tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, và phù hợp với kế hoạch sử dụng đất, quy định về quản lý đầu tư xây dựng.
3.3.3.3. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp cần tự nâng cao nhận thức của mình trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính về đất đai, để đáp ứng được yêu cầu của quản lý đất đai trong thời kỳ hiện nay. Các doanh nghiệp hiện nay chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai. Điều đó sẽ gây khó khăn cho cơ quan thuế quản lý lĩnh vực này. Do vậy, để khắc phục được tình trạng trên, các doanh nghiệp cần phải: Chú trọng hơn tới việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai, cũng như việc sử dụng đất hiệu quả, đúng mục đích góp phần tăng thu cho NSNN; Cần tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về quản lý đất đai, cũng như các hội nghị tập huấn chính sách mới về đất đai. Để nâng cao nhận thức về lĩnh vực đất đai, thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp mình đối với Nhà nước; Nên phân công cho một người phụ trách việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai của doanh nghiệp mình, để nâng cao hiệu quả trong việc quản lý đất đai của doanh nghiệp. Đồng thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế quản lý, và thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý các khoản thu từ đất đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện nay.
Kết luận chương 3
Chương 3 của luận văn đã chỉ rõ phương hướng, mục tiêu quản lý thu thuế các khoản thu từ đất giai đoạn 2020 - 2022 của ngành thuế và của Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020 - 2022 đó là: tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT về chính sách đất đai; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế cho NNT; tăng cường công tác đào tạo và phân công cán bộ quản lý các khoản thu từ đất; tăng cường sự phối hợp trong công tác quản lý đất đai với các ban, ngành có liên quan.
KẾT LUẬN
Việc tăng cường công tác quản lý các khoản thu từ đất, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là một đòi hỏi cấp thiết, là nhiệm vụ trọng tâm không chỉ của ngành thuế, mà còn là nhiệm vụ chủ yếu của tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay. Có thể nhận thấy, quản lý các khoản thu từ đất là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay. Yêu cầu quản lý các khoản thu từ đất như thế nào, có hiệu quả, đảm bảo tăng nguồn thu cho NSNN, thực hiện mục tiêu công bằng, dân chủ luôn là câu hỏi khó của tỉnh Lạng Sơn nói chung và của ngành thuế Lạng Sơn nói riêng. Trong những năm qua, công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã và đang đi vào nề nếp, đáp ứng được các yêu cầu đề ra góp phần thực hiện tốt công tác tăng nguồn thu ngân sách của tỉnh.
Tuy nhiên để thực hiện tốt công tác thu các khoản từ đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt được hiệu quả, như kế hoạch đã đề ra cần phải tập trung vào những vấn đề chính sau:
(1) Hoàn thiện cơ chế chính sách, nhất quán và tăng cường khả năng liên kết phối hợp giữa các bên có liên quan để quản lý công tác thu từ đất đạt hiệu quả. Tăng cường phối hợp với các ngành để thực hiện tốt công tác kiểm tra, thanh tra theo chuyên đề về đất đai.
(2) Tăng cường công tác tuyên truyền tới các đối tượng sử dụng đất, để các đối tượng hiểu và thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ, cũng như tinh thần tự giác nộp các khoản từ sử dụng đất đối với cơ quan nhà nước. Đồng thời cũng là một kênh đảm bảo giám sát sự minh bạch trong công tác thu tiền sử dụng đất giúp nhà nước quản lý tốt hơn nguồn thu.
(3) Không ngừng, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cũng như tác phong, trách nhiệm của các cán bộ thực hiện công tác quản lý các khoản thu từ đất, đảm bảo sự công bằng minh bạch và khách quan.
(4) Cần tăng cường xây dựng hoàn thiện cơ chế, chế tài khen thưởng kịp thời cũng như các biện pháp cưỡng chế đối với những người có biểu hiện chậm trễ hoặc trốn tránh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
Luận văn là một tài liệu tham khảo thực tiễn giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước đặc biệt là ngành Thuế tỉnh Lạng Sơn trong công tác hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nguồn thu từ đất trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn, góp phần tăng thu ngân sách và phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh.
PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2018
Kính thưa Ông/ Bà!
Ông/ Bà đang được mời tham gia vào cuộc khảo sát “Đánh giá mức độ hài lòng của người nộp thuế tại Cục thuế tỉnh Lạng Sơn năm 2018” trong khuôn khổ luận văn ngành Quản lý kinh tế – Trường Đại học Thủy lợi do học viên: Nguyễn Thị Thu Huyền thực hiện.
Rất mong muốn Ông/ Bà trả lời đầy đủ và khách quan trung thực nhất nhằm tạo điều kiện cho kết quả nghiên cứu được đạt kết quả tốt. Các thông tin và kết quả trả lời do Ông/ Bà cung cấp trong phiếu khảo sát này được giữ bí mật và chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học. Kính mong Ông/ Bà cung cấp thông tin dưới đây
bằ ặc điền thông tin vào chỗ trống.
A-THÔNG TIN CHUNG
1. Tên doanh nghiệp: ...
2. Mã số thuế: ...
3. Địa chỉ trụ sở chính: ...
4. Điện thoại liên hệ: ...
5. Địa chỉ e-mail: ... Fax: ...
6. Thông tin liên hệ của người điền phiếu: Họ tên:...Chức vụ: ...
7. Khác, vui lòng nêu cụ thể: ...
B- TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
1. Doanh nghiệp được thành lập năm nào?
Dưới 1 tỷ Từ 1-5 tỷ
Từ 5- 10 tỷ Từ 10- 50 tỷ
Từ 50- 100 tỷ Trên 100 tỷ
3. Ngành sản xuất kinh doanh chính (có thể chọn nhiều mục):
Công nghiệp/Sản xuất Đầu tư xây dựng hạ tầng
Nông lâm thuỷ sản Dịch vụ/Thương mại
Khai khoáng Tài chính/Ngân hàng /Bảo hiểm Khác (vui lòng nêu cụ thể) :
... 4. Doanh nghiệp của bạn thuộc loại hình kinh tế nào dưới đây?
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Doanh nghiệp 100% vốn trong nước
Doanh nghiệp liên doanh
Đăng ký dưới hình thức công ty trong nước nhưng có vốn đầu tư nước ngoài
C- ĐÁNH GIÁ
I. MỨC ĐỘ HÀI LÒNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN HỖ TRỢ NGƯỜI NỘP THUẾ:
1. Trang thông tin của Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn dễ tiếp cận và cung cấp đầy đủ thông tin?
Rất hài lòng Hài lòng
Không hài lòng
Khác (vui lòng nêu cụ thể) :
2. Hội nghị đối thoại doanh nghiệp, phổ biến chính sách thuế mới do Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn tổ chức?
Rất hài lòng Hài lòng
Khác (vui lòng nêu cụ thể) :
3. Bộ phận hỗ trợ giải đáp các vướng mắc thuế đã đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp?
Rất hài lòng Hài lòng
Không hài lòng
Khác (vui lòng nêu cụ thể) :
II. MỨC ĐỘ HÀI LÒNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC KÊ KHAI VÀ KẾ TOÁN THUẾ 1. Cải cách thủ tục hành chính thuế cơ bản đã rút ngắn thời gian thực hiện công việc giao dịch với cơ quan thuế?
Rất hài lòng Hài lòng
Không hài lòng
Khác (vui lòng nêu cụ thể) :
2. Thủ tục kê khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử được thực hiện?
Rất hài lòng Hài lòng
Không hài lòng
Khác (vui lòng nêu cụ thể) :
3. Thủ tục hoàn thuế điện tử nhanh gọn?
Rất hài lòng Hài lòng
Không hài lòng
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Dương Thị Phương Nhung (2010), Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Tài chính,
“Giải pháp huy động cho Ngân sách Nhà nước từ đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội”, 2010.
[2] Nguyễn Thị Liên và Nguyễn Văn Hiệu (2008), Giáo trình Nghiệp vụ thuế, NXB Tài Chính, Hà Nội.
[3] Phạm Văn Bình, Trần Thị Thanh Hà, Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nguyễn Hồ Phi Hà, Vũ Thị Lan Nhung, Vương Minh Phương (2011), Chính sách thu liên quan đến đất đai ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp học viện, Học viện Tài chính.
[4] Thái Bá Cẩn, Trần Nguyên Nam (2003), Giáo trình thị trường bất động sản những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội.
[5] Ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS) của ngành thuế.
[6] Quốc hội (1993), Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp số 23-L/CTN ngày 10 tháng 7 năm 1993.
[7] Quốc hội 13 (2013), Luật Đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội ngày 29 tháng 11 năm 2013.
[8] Quốc hội 11 (2003), Luật Đất đai số 13/2003/QH11 của Quốc hội ngày 26 tháng 11 năm 2003.
[9] Quốc hội 13 (2010), Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp số 48/2010/QH13 của Quốc hội ngày 17 tháng 6 năm 2010.
[10] Chính phủ (2011), Nghị định số 53/2011/NĐ-CP ngày 01 tháng 0 năm 2011
“Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp”,2011.
[11] Chính phủ (2014), Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014
[12] Chính phủ (2014), Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014
“Quy định về thu tiền sử dụng đất”, 2014.
[13] Chính phủ (2014), Nghị định số 4 /2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 “Quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước”, 2014.
[14] UBND tỉnh Lạng Sơn (2015), Quyết định số 767/2015/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2015 “Ban hành hệ số điều chỉnh giá đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2015”, 2015.
[15] UBND tỉnh Lạng Sơn (201 ), Quyết định số 1 /201 /QĐ-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2016 “Ban hành hệ số điều chỉnh giá đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2016”, 2016.
[16] UBND tỉnh Lạng Sơn (201 ), Quyết định số 15/2017/QĐ-UBND ngày 21 tháng 4 năm 2017 “Ban hành hệ số điều chỉnh giá đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2017”, 2017.
[17] UBND tỉnh Lạng Sơn (2018), Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2018 “Ban hành hệ số điều chỉnh giá đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2018”, 2018.
[18] UBND tỉnh Lạng Sơn (2015), Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND ngày 12 tháng 02 năm 2015“Quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”, 2015.
[19] UBND tỉnh Lạng Sơn (2018), Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2018 “Quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”, 2018.
[20] Sở Tài nguyên và Môi trường (2019), “Báo cáo quy hoạch dử sụng đất trên địa bàn tỉnh Lạng sơn năm 2011 đến năm 2020”.
[21] Sở Tài nguyên và Môi trường (2018), “Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng đất đai”, 2019.
[22] UBND tỉnh Lạng Sơn (2018), Báo cáo số 439/BC-UBND ngày 22/11/2018 của UBND tỉnh Lạng Sơn Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018; Mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2019.
[23] Cục Thuế Bắc Giang, báo cáo tổng hợp, 2019.
[24] Cục Thuế Hòa Bình, báo cáo tổng hợp, 2019.