Những tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý các khoản thu từ đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 85 - 89)

địa bàn tỉnh Lạng Sơn

2.3.2.1. Những tồn tại, hạn chế

Thứ nhất, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật thuế còn hạn chế về hình thức và nội dung. Cục Thuế và các Chi cục Thuế đã triển khai thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật thuế nói chung và chính sách đất đai nói riêng tới các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của NNT, nhất là các doanh nghiệp cũng như yêu cầu quản lý thuế hiện nay như tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế chưa thường xuyên, liên tục để nâng cao tính tuân thủ, tự nguyện, nâng cao trách nhiệm pháp luật về thuế; chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ của đối tượng nộp thuế về tinh thần tự giác và trách nhiệm nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước.

Thứ hai, ý thức chấp hành chính sách pháp luật thuế nói chung, chính sách đất đai nói riêng của một số tổ chức, cá nhân sử dụng đất còn hạn chế. Đánh giá, qua kiểm tra, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nào cũng có một số sai phạm nhất định. Đặc biệt, phần lớn các đơn vị thuê đất và sử dụng đất chưa đảm bảo công tác bảo vệ môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân sống trong khu vực. Một số tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thuê đất nhưng chưa thực hiện hoạt động đăng ký kê khai, nộp tiền thuê đất, sử dụng đất; có trường hợp đã thực hiện kê khai, nộp thuế nhưng chưa kịp thời, đầy đủ, chính xác gây khó khăn cho công tác quản lý thu của ngành thuế và dễ xảy ra tình trạng thất thu NSNN.

Thứ ba, công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chuyên môn tại địa phương còn chưa chặt nên thời gian qua trên địa bàn Lạng Sơn vẫn còn xảy ra tình trạng sử dụng đất từ 3 năm đến 4 năm sau đó mới có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho thuê đất. Việc kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan chức năng của tỉnh chưa thường xuyên, kịp thời và kiên quyết nên một số doanh nghiệp dù bị tạm dừng, thu hồi đất nhưng vẫn hoạt động.

Thứ tư, Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện nay chưa thực sự được chú trọng. Điều này được thể hiện qua số lượng dự án treo trong những năm qua trên địa bàn tỉnh tăng lên do chủ đầu tư không có năng lực, chậm giải phóng mặt bằng, xin điều chỉnh quy hoạch hoặc xin đất để chờ giá bất động sản lên cao chuyển nhượng lại cho chủ đầu tư khác kiếm lời…. Chỉ tính riêng hàng trăm dự án “treo” như vậy đã khiến ngân sách tỉnh Lạng Sơn thất thu đáng kể. Công tác quản lý đất vẫn còn bị buông lỏng, tình trạng sai phạm trong khi xử lý công việc vẫn xảy ra.

Thứ năm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm quản lý của một số cán bộ thuế được phân công quản lý các khoản thu từ đất nhìn chung còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn; cán bộ làm công tác quản lý thu cấp huyện và xã phần đông chưa được đào tạo kiến thức về quản lý đất đai, làm việc kiêm nhiệm quá nhiều nên chưa nắm bắt kịp thời các thông tin về chính sách đất đai. Thái độ và phong cách ứng xử của cán bộ thuế trong một số trường hợp còn chưa thật công tâm, khách quan giữa quyền lợi của nhà nước với quyền lợi của NNT; chưa thực sự trở thành bạn đồng hành đáng tin cậy của NNT trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.

Thứ sáu, Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của công tác quản lý thuế. Một số chương trình đào tạo do Tổng Cục Thuế trực tiếp đảm nhận chưa có đủ nội dung mà các Cục Thuế địa phương đang cần đào tạo, một số nội dung chưa thực sự phù hợp với đối tượng được đào tạo. Việc đào tạo, bồi dưỡng của Cục Thuế đôi khi chưa kịp thời, chưa đáp ứng được đòi hỏi của công việc. Số đối tượng được cử đi đào tạo còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết của các Chi Cục Thuế. Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để nâng cao trình độ tin học cũng như chuyên môn của cán bộ làm công tác quản lý đất đai hiện nay cũng chưa thực sự hợp lý, đó là: còn nặng về đào tạo lý thuyết, chưa chú trọng đến kỹ năng thực hành; Chưa phân nhóm đối tượng để đào tạo, các lớp học thường được tổ chức cho nhiều đối tượng với những trình độ tin học và chuyên môn khác nhau nên gây lãng phí thời gian và không gây hứng thú cho người học. Bên cạnh đội ngũ chuyên viên chuyên sâu thì đòi hỏi đội ngũ lãnh

đạo cấp phòng và cấp Chi Cục Thuế cũng cần có kiến thức chuyên sâu về đất và kỹ năng tin học nhất định, song một số cán bộ lãnh đạo chưa đáp ứng được đòi hỏi này.

Thứ bảy, Công tác tham mưu và chỉ đạo chưa quyết liệt cùng với sự phối hợp giữa các ngành chức năng của tỉnh trong công tác quản lý, kiểm tra tình hình sử dụng đất đối với các doanh nghiệp chưa thường xuyên; việc xử lý các vi phạm về đất đai chưa thống nhất, còn đùn đẩy, né tránh. Nguyên nhân chủ yếu của những vấn đề này là do: Hệ thống tổ chức của các ngành, chính sách pháp luật đất đai được hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn, nhưng chưa khẳng định sự phù hợp với yêu cầu của một hệ thống quản lý đất đai hiện đại, vận hành trong cơ chế thị trường phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng. Việc phân cấp trong quản lý nhà nước về đất đai hiện còn nhiều điểm chưa hợp lý, dẫn đến chồng chéo về thẩm quyền giữa các cấp, các ngành trong tổ chức lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; nhiều bất cập trong phân hạng và định giá đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; việc thanh kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu kiện và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai còn nhiều lúng túng …

2.3.2.2. Nguyên nhân

Thứ nhất, Nội dung và hình thức tuyên truyền, giáo dục chính sách pháp luật thuế nói chung, chính sách pháp luật về đất đai nói riêng chưa đa dạng và hiệu quả chưa cao. Các chương trình tuyên truyền về thuế chưa thành hệ thống, chưa có các kế hoạch và chuyên đề chuyên sâu về từng lĩnh vực thuế.

Thứ hai, Ý thức chấp hành chính sách thuế của NNT còn chưa tốt, còn tình trạng trây ỳ, cố tình trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Mặt khác, khả năng tài chính của một số chủ dự án đầu tư còn yếu, hiệu quả sử dụng đất thuê của một số dự án không cao.

Thứ ba, Công tác thanh tra, kiểm tra về tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế đối với tổ chức, cá nhân trên địa bàn chưa thường xuyên, tỷ lệ doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra còn thấp. Việc đánh giá, phân loại rủi ro trong công tác lập

kế hoạch thanh tra, kiểm tra còn hạn chế. Chức năng, quyền hạn của thanh tra, kiểm tra thuế còn hạn chế, chưa trở thành công cụ có hiệu lực để chống thất thu ngân sách và răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế.

Thứ tư, Chính sách đất đai có nhiều thay đổi và còn nhiều bất cập, bên cạnh đó công tác phê duyệt quy hoạch chi tiết dự án và việc giao đất trên thực địa chưa đồng bộ, một số dự án do phải điều chỉnh quy hoạch nhiều lần, thay đổi loại hình đầu tư dự án, thay đổi diện tích tính thu tiền SDĐ đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai.

Thứ năm, Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm quản lý của một số cán bộ thuế nhìn chung còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn;

Thứ sáu, Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của công tác quản lý thuế.

Thứ bảy, sự phối hợp giữa cơ quan thuế với chính quyền địa phương các cấp trong thực thi chính sách theo Luật Đất đai cũng chưa chặt chẽ. Chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác thu ngân sách nên chưa thực sự phối hợp với cơ quan thuế trong công tác quản lý các khoản thu từ đất… dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp thuê đất, sử dụng đất không hiệu quả theo dự án đầu tư đã chuyển nhượng đất sang mục đích khác đã gây khó khăn cho công tác quản lý thu thuế từ đất.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của luận văn đã nêu khái quát sơ đồ tổ chức bộ máy của Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn, đồng thời nêu ra các quy trình được áp dụng trong công tác quản lý thu thuế từ đất đai. Từ đó đưa ra đánh giá, phân tích thực trạng công tác quản lý các khoản thu từ đất trong những năm gần đây tại Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn. Qua các số liệu phân tích ở trên có thể thấy ngoài các kết quả đạt được vẫn còn một số những tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. Nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh, đồng thời biến chính sách đất đai thành công cụ quản lý hữu hiệu của Nhà nước.

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC KHOẢN THU TỪ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)