Tăng cường lực lượng và nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 100 - 106)

Nhân sự là yếu tố quan trọng trong công tác quản lý các nguồn thu từ đất. Hiện nay cơ chế xác định và quản lý nguồn thu này còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, do vậy, đội ngũ cán bộ công chức đảm nhận công việc này cần có chuyên môn hoá cao, thường xuyên cập nhật cơ chế chính sách mới để áp

dụng vào thực tiễn. Công tác quản lý các nguồn thu từ đất vừa phức tạp, vừa nhạy cảm, ngành thuế Lạng Sơn cần phải có nguồn nhân lực đầy đủ, có trình độ để đảm nhận công việc hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý trong lĩnh vực thu các khoản thu từ đất.

Để thực hiện tốt mục tiêu của công tác quản lý các khoản thu từ đất, thì công tác đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về đất đai cần phải được coi trọng. Ngoài ra, việc tập huấn sử dụng vi tính, tác nghiệp trên mỗi ứng dụng cần phải được học và nghiên cứu cụ thể hơn nữa đến từng cán bộ quản lý, để họ hiểu và sử dụng máy vi tính, cũng như các ứng dụng thành thạo; đồng thời nhận thức lĩnh vực chuyên môn cũng như công nghệ thông tin là thực sự cần thiết và không thể thiếu được trong điều kiện hiện nay. Do đó, Cục Thuế cần phải xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo không chỉ đối với cán bộ quản lý các khoản thu từ đất, mà ngay cả đối với lãnh đạo phụ trách bộ phận đất đai, để 100% cán bộ đang làm việc trong lĩnh vực quản lý các khoản thu từ đất, đều nắm bắt được chuyên sâu những sắc thuế về đất đai hiện hành và sắc thuế mới. Nội dung tập huấn cần bao gồm: cả các hướng dẫn nghiệp vụ chuyên ngành tài chính trong công tác xác định nghĩa vụ tài chính và quản lý nguồn thu, các giải pháp xử lý nợ tồn đọng, nợ quá hạn đối với nguồn thu từ đất đai. Phải có phương thức quản lý các khoản thu từ đất hiệu quả, thì mới có khả năng quản lý tốt được các nguồn thu từ đất đai.

Để động viên kịp thời và khuyến khích cán bộ quản lý các khoản thu từ đất phát huy hết năng lực, tận tuỵ với công việc được giao, thì cần phải có cơ chế khen thưởng, đãi ngộ thỏa đáng giành cho cán bộ làm việc trực tiếp trong lĩnh vực này. Hiện nay công việc quản lý các khoản thu từ đất phát sinh khá nhiều, phức tạp và khó quản lý, số lượng cán bộ thuế đảm nhiệm công việc này lại ít, nên nếu không có cơ chế thưởng phạt rõ ràng sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống và dễ phát sinh những tiêu cực của cán bộ trực tiếp làm việc trong lĩnh này. Cần thường xuyên tăng cường đội ngũ làm công tác chuyên môn trong việc quản lý các nguồn thu từ đất, và đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm làm công tác xác định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất. Đồng thời, định kỳ từ 4 - 5 năm thực hiện luân phiên, luân chuyển cán bộ quản lý các khoản thu từ đất

nhằm mục đích: cán bộ thuế có thể làm được nhiều nhiệm vụ khác nhau, quản lý các khoản thu từ đất cũng không ngoại lệ, mọi cán bộ thuế đều hiểu, và phát huy được tính sáng tạo của riêng mình trong cách quản lý các khoản thu từ đất hiện nay.

Xây dựng đội ngũ cán bộ thuế theo hướng chuyên môn hóa, chuyên sâu theo các chức năng quản lý thuế, trên cơ sở đánh giá phân loại, sắp xếp công chức phù hợp với năng lực, trình độ của mỗi người, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý thuế trong tiến trình cải cách hiện đại hóa ngành thuế.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, chú trọng giáo dục rèn luyện đạo đức, tác phong, kỹ năng giao tiếp ứng xử văn minh lịch sự, tận tâm, tận tụy với công việc được giao, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thuế, cơ quan thuế phát triển vững mạnh.

Tăng cường quán triệt chủ trương, chính sách, nhắc nhở công chức chấp hành nghiêm chỉnh kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ. Thủ trưởng cơ quan thuế cần thực hiện tốt công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức cho công chức, đẩy mạnh học tấp các Nghị quyết của Ban chấp hành trung ương Đảng.

Thường xuyên quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần, tâm tư nguyện vọng của cán bộ, công chức trong toàn ngành; cùng với các tổ chức Đoàn thể tổ chức phát động các phong trào thi đua, văn hóa thể thao, kịp thời động viên giúp đỡ và tạo môi trường làm việc thuận lợi nhằm phát huy tối đa sở trường, năng lực của mỗi cán bộ, công chức.

3.2.4.1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy cơ quan quản lý thuế

Trước hết phải tinh giảm biên chế, đào tạo cán bộ chuyên nghiệp, chuyên sâu theo từng lĩnh vực quản lý thuế; Phân công cán bộ quản lý đúng người, đúng việc, dựa theo năng lực sở trường của mỗi cán bộ thuế trong đơn vị để bố trí công việc cho hợp lý; Phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành trong việc thực hiện chính sách thuế.

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra các đơn vị thuê đất ngay từ khi Uỷ ban nhân dân tỉnh có quyết định cho thuê đất và kê khai với cơ quan thuế; Cải cách hành

chính, ứng dụng công nghệ quản lý tiên tiến, hiện đại hóa trang thiết bị quản lý thu thuế.

3.2.4.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chuyên gia hoạch định chính sách, thực hiện chính sách

Đào tạo đội ngũ chuyên gia hoạch định chính sách chuyên nghiệp, mỗi cán bộ nghiên cứu đảm nhiệm một lĩnh vực thuế nhất định; Đào tạo đội ngũ cán bộ thuế có năng lực chuyên môn, trình độ nghiệp vụ cao đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế hiện đại; Tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ cán bộ làm công tác hoạch định chính sách và đội ngũ cán bộ thuế đảm bảo thu hút được cán bộ giỏi, nhiệt tình với công việc...

Tuyên truyền, giáo dục toàn dân nâng cao nhận thức trong việc thực thi chính sách thuế. Đối với người nộp thuế còn phải thường xuyên tổ chức tập huấn, đối thoại trực tiếp, gián tiếp mỗi khi chính sách sửa đổi bổ sung để người nộp thuế thực thi chính sách kịp thời theo đúng quy định của pháp luật thuế.

Ngoài ra để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy cơ quan quản lý thuế ngành Thuế đã thực hiện triển khai Quyết định 520/QĐ-BTC của Bộ Tài chính, ngành Thuế đã chủ động, tích cực để sắp xếp, sáp nhập lại các chi cục thuế thành chi cục thuế khu vực. Theo đúng lộ trình, đến ngày 20/5/2018, 63 cục thuế đã trình Tổng cục Thuế dể trình Bộ Tài chính phê duyệt đề án thành lập chi cục thuế khu vực. Dự kiến, 192 chi cục thuế sẽ được ghép thành 90 chi cục thuế khu vực (giảm 102 chi cục). Theo đó, Tổng cục Thuế đã ban hành kế hoạch triển khai chi tiết; thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thành lập từ cấp tổng cục đến 63 cục thuế tỉnh, thành phố. Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế cũng đã phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tài chính tiến hành khảo sát tại cục thuế đại diện cho các vùng, miền trong cả nước để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Để các địa phương triển khai thuận lợi, Tổng cục Thuế đã có hướng dẫn các cục thuế xây dựng đề án thành lập chi cục thuế khu vực.

Ngành Thuế đã chủ động kiện toàn bộ máy: nhiều lần tiến hành cải cách, sắp xếp, kiện toàn về tổ chức bộ máy. Số liệu thống kê cho thấy, từ khi thành lập đến nay, hệ thống thuế đã qua 2 lần cải cách, 4 lần kiện toàn về tổ chức bộ máy với mục tiêu

phù hợp với chính sách mở cửa, thu hút đầu tư; phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị ngày một tăng cao. Hiện nay theo yêu cầu chung về tinh giản biên chế của các cơ quan nhà nước, ngành Thuế cũng tinh giản dần biên chế theo từng năm, đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong toàn ngành. Trong quá trình nghiên cứu, rà soát để tinh gọn bộ máy, việc lựa chọn các chi cục thuế để sáp nhập là bởi các lý do sau đây: nguồn lực dành cho các chi cục thuế là rất lớn, chiếm 77% nguồn lực tại cơ quan thuế địa phương. Trong số 711 chi cục hiện tại đang được bố trí theo địa giới hành chính cấp huyện, có rất nhiều chi cục được tách ra từ 1 chi cục trước khi tách địa giới hành chính. Hơn nữa do đặc thù địa lý Việt Nam gồm các vùng đồng bằng, trung du, miền núi,… nên việc phát triển kinh tế không đồng đều. Vì vậy, số thu ngân sách nhà nước của một số chi cục thuế, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo chưa cao, chưa đảm bảo hiệu quả về quản lý thu và hiệu quả về đầu tư cơ sở vật chất của ngành. Thông qua việc sắp xếp, sáp nhập để thành lập chi cục thuế khu vực sẽ giải quyết được việc giảm đầu mối chi cục thuế, tinh giản biên chế, giảm chi phí hành chính, tạo điều kiện cho người nộp thuế, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý; là cơ sở sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy. Đồng thời, việc sắp xếp thu gọn đầu mối chi cục thuế, đội thuế sẽ là nhân tố tác động trở lại đối với ngành Thuế, qua đó, đặt ra bài toán cho ngành Thuế là phải đẩy mạnh hơn nữa công tác ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương thức quản lý… Việc sắp xếp các chi cục thuế sẽ có tác động lớn tới tổ chức cán bộ ngành Thuế. Do đó, cùng với việc sáp nhập, ngành Thuế sẽ phải thực hiện một lộ trình tích cực mạnh mẽ và đề ra các giải pháp hữu hiệu để chi cục thuế khu vực đi vào hoạt động thực sự hiệu quả và từng bước tinh giản biên chế. Đây mới là mục tiêu và cái đích của công tác cải cách sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý thuế tinh gọn, hiệu quả.

Biện pháp tăng cường lực lượng cán bộ thuế là công việc thực hiện hàng năm, nằm trong kế hoạch đánh giá công việc cũng như cơ cấu tổ chức sắp xếp đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý các khoản thu từ đất. Hàng năm, theo định kỳ cần phải có sự đánh giá về nhu cầu cán bộ cho từng bộ phận và từng cơ quan để từ đó có những lộ trình tuyển dụng và luân chuyển sử dụng hợp lý nguồn cán bộ. Giải pháp này thực sự có hiệu quả khi mà cơ quan thuế phải đưa vào các văn bản báo cáo hàng quý và hàng năm để có thể nắm rõ tình hình nhân sự của các bộ phận quản lý thuế.

Giải pháp nâng cao năng lực, chuyên môn của cán bộ thuế liên quan đến các khoản thu từ đất cần phải thực hiện định kỳ nửa năm hoặc một năm một lần có các buổi tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ và chuyên môn, đặc biệt mỗi khi có các văn bản chỉ đạo mới, các thông tư nghị định mới ra đời liên quan đến NNT sử dụng đất, đến nghĩa vụ phải thực hiện thu thuế, cần phải đào tạo cập nhật kiến thức cũng như quy định mới cho các đơn vị có liên quan, cần phải đảm bảo sự triển khai đồng bộ và có lộ trình đào tạo từ cán bộ chủ chốt cho đến toàn bộ các bộ phận có liên quan đến thực hiện nghĩa vụ thu các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

3.3. Một số kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Các khoản thu thuế từ đất đai giữ vai trò quan trọng trong hệ thống thuế quốc gia, cùng với các chính sách thuế khác, chính sách thuế đất là công cụ tài chính của Nhà nước nhằm điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Chính sách thuế đất tác động mạnh mẽ tới việc huy động nguồn thu cho NSNN, hàng năm các khoản thu thuế từ đất đai huy động cho NSNN trên dưới 10% tổng thu NSNN. Nguồn thu từ đất đã góp phần quan trọng vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng và đảm bảo an sinh xã hội địa phương.

Đề tài “Giải pháp tăng cường công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” là nghiên cứu về công tác quản lý thu đối với hoạt động khai thác và sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Đề tài đã khảo sát, phân tích, đánh giá và rút ra được những vấn đề trọng tâm cần nghiên cứu về vấn đề quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Kết quả của đề tài mong muốn đóng góp cho công tác quản lý thuế nói chung và công tác quản lý các khoản thu từ đất nói riêng tại tỉnh Lạng Sơn dần hoàn thiện tốt hơn. Các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh cần có cái nhìn tổng thể hơn về thực trạng quản lý đối với các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh, từ đó đưa ra những chính sách phù hợp để quản lý các đơn vị sử dụng đất.

Hạn chế của đề tài là mới chỉ đi sâu nghiên cứu đối với các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng đất do Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn quản lý, đề tài chưa đề cập công tác quản lý các khoản thu từ đất của các hộ gia đình, cá nhân, do đó việc quản lý đất đai đối với các hộ gia đình chưa được phân tích trong đề tài.

Các đề xuất và gợi ý các giải pháp quản lý có khả thi trong thực tiễn cần phải có sự đóng góp của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như sự tự giác chấp hành nghiêm chỉnh chính sách pháp luật của các tổ chức, doanh nghiệp trong việc sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 100 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)