1.2 Chất lượng đội ngũcông chức cấp phường, xã
1.2.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũcông chức cấp phường,
xã
1.2.5.1 Nhóm nhân tố khách quan
Nhóm những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức UBND cấp phường, xã gồm:
Điều kiện tự nhiên: đây là những đặc điểm riêng của địa phương thể hiện qua kinh tế, xã hội, văn hóa, điều kiện địa lý, con người. Những yếu tố này góp phần xây dựng nên những bản sắc riêng của con người nơi đó, từ đó dẫn tới những ảnh hưởng nhất định đến với chất lượng đội ngũ công chức phường, xã đóng trên địa bàn cơ sở. Bởi nhóm đội tượng này đa phần có xuất thân từ chính địa phương nơi mình công tác làm việc, nên ít nhiều sẽ mang ảnh hưởng từ văn hóa, đặc điểm chính những nơi đó. Có thể thấy, những nơi mà có điều kiện kinh tế, xã hội phát triển thì đòi hỏi đội ngũ công chức tại đó phải có khả năng chuyên môn cao, xử lý công việc nhanh hơn những nơi có điều kiện phát triển còn thấp như nông thôn, vùng sâu vùng xa. Mặt khác thì những nơi có mặt bằng trình độ dân trí cao sẽ giúp người công chức thực hiện nhiệm vụ dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả hơn so với những nơi còn nhiều hạn chế khó khăn, trình độ dân trí thấp.
Chế độ và chính sách: là những quy định được Nhà nước áp dụng cho đội ngũ công chức, nhằm bảo đảo việc hoạt động và nâng cao chất lượng cho đội ngũ công chức cấp phường, xã. Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến chất lượng đội ngũ công chức, chế độ chính sách do con người xây dựng lên và chính chúng cũng tác động trực tiếp lại con người. Chế độ, chính sách gồm: những điều mà người công chức được hưởng do Nhà nước quy định; các chính sách về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện công
tác, đảm bảo môi trường làm việc; hộ trợ về vật chất lẫn tinh thần, chế độ lương thưởng theo quy định, thu hút nhân tài, bảo hiểm ý tế, bảo hiểm xã hội, nhà ở chính sách…Qua đó, nếu chế độ chính sách phù hợp và đảm bảo được yếu tố công bằng, công khai, thống nhất, kịp thời và khoa học sẽ là căn cứ để nâng cao năng lực, chất lượng và hiệu quả công tác của người công chức cũng như làm hạn chế và ngăn chặn những biểu hiện phát sinh tiêu cực. Người công chức được tạo điều kiện tốt sẽ mang lại động lực làm việc cho họ, giúp họ yên tâm công tác và cống hiến phục vụ nhân dân, từ đó có thể khẳng định yếu tố chế độ chính sách chính là nhân tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của toàn bộ hệ thống đội ngũ công chức hiện nay.
Khen thưởng, kỷ luật người công chức: Với các UBND cấp phường, xã là những cơ quan hành chính hoạt động bằng ngân sách nhà nước, có sự rằng buộc chặt chẽ về cấp bậc và chế độ chức nghiệp gần như là trọn đời, do đó đây là một môi trường đặc thù rất dễ nảy sinh sự trì trệ, ỷ lại, thiều năng động sáng tạo trong đội ngũ công chức chuyên môn. Từ đó có thể nói công tác thi đua khen thương là một trong những hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến động lực làm việc của cá nhân người công chức trong việc thực hiện công vụ.
Chính vì thế Luật thi đua khen thưởng, cùng với một hệ thống văn bản về công tác thi đua, khen thưởng do Nhà nước xây dựng và ban hành hiện nay như: Nghị định 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15/4/2010 hướng dẫn thi hành Luật thi đua, khen thưởng, cùng với đó là Thông tư 02/2011 TT-BNC ban hành ngay 24/01/2011 của Bộ nội vụ về tiêu chuẩn xét khen thưởng… Cùng với đó là trong những năm gần đây Nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện, giải quyết các vướng mắc trong các phong trào thi đua ở các cơ quan, đơn vị và địa phương. Với công chức có những thành tích trong hoạt động công vụ thì được khen thưởng theo quy định ban hành của Nhà nước, cùng với đó công chức được khen thưởng do có thành tích xuất sắc trong công tác thì được xét nâng lương trước thời hạn, ưu tiên khi xem xét bổ nhiệm vị trí cao hơn trong quy hoạch, đề bạt nhân sự.
Tiếp đến là hình thức kỷ luật công chức, đây là biện pháp xử lý người công chức để xẩy ra sai phạm trong quá trình thực thi công vụ, chất lượng và kết quả của công việc được giao. Đây là biện pháp không thể thiếu trong việc giữ gìn nề nếp, kỷ cương pháp
luật, do đó Chính phủ đã ban hành Nghị định 34/2011/NĐ-CP ngày 07/05/2011 để quy định về việc xử lý kỷ luật đối với công chức, để cụ thể hệ thống hóa lại các quy định chung liên quan đến việc xem xét xử lý kỷ luật công chức. Cũng theo đó, căn cứ theo Điều 3 của Nghị định này, thì việc xử lý kỷ luật công chức được áp dụng như sau: Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật.
Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ, đạo đức và văn hóa giao tiếp của công chức trong thi hành công vụ; những việc công chức không được làm quy định tại Luật cán bộ, công chức. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, cống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài các yếu tố chính ở trên tác động trực tiếp đến chất lượng đội ngũ công chức UBND cấp phường, xã hiện nay, thì còn phải kể đến một số yếu tố khách quan khác nữa như là: Yếu tố đường lối, chủ trương, kinh tế, chính trị và quan điểm sử dụng đội ngũ công chức của Đảng và Nhà nước; mức độ phát triển của nền giáo dục và trình độ văn hóa; tình hình sức khỏe chung của dân cư cũng như trình độ y học trong việc chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng; Chất lượng nguồn lao động; Chế độ tiền lương, ngạch bậc nâng lương… tất cả đều có những tác động nhất định đến đội ngũ công chức hiện nay.
1.2.5.2 Nhóm nhân tố chủ quan
Tuyển dụng công chức: đây là một trong những hoạt động có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng của đội ngũ công chức cấp phường, nếu việc tuyển dụng được làm một cách công khai, dân chủ, công bằng, khoa học, đúng người, đúng việc sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển nguồn nhân lực cũng như đảm bảo được việc hoàn thành nhiệm vụ đề ra. Công tác tuyển chọn cần được đảm bảo đúng quy trình, đúng quy định pháp luật, phải lựa chọn người có tiêu chuẩn về trình độ năng lực và có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt, phải dựa vào yêu cầu của thực tế tại địa phương, cơ sở, tránh việc tuyển sai mục đích. Do đó, đây là yếu tố được xác định cần thiết để đưa ra một bộ khung chuẩn, giúp công tác tuyển dụng các vị trí được dễ dàng, thuận lợi cũng như nâng cao chất lượng đội ngũ công chức.
Đào tạo và phát triển đội ngũ công chức: đây là con đường cơ bản để nâng cao chất lượng, nâng cao kiến thức toàn diện cho người công chức, là căn cứ để người công chức có khả năng xử lý và đáp ứng được đòi hỏi của công việc. Việc đào tạo và phát triển cần được làm thường xuyên để luôn chủ động cập nhật và trang bị những kiến thức cần thiết cho người công chức. Vì đây là đội ngũ có tính ổn định, công việc chính là giải quyết chuyên môn và phục vụ nhân dân, nên phải thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng để nhằm đem lại hiệu quả công việc cao nhất và hiện đại hóa nền hành chính nước nhà.
Tạo điều kiện, động lực công tác: đây là việc nhằm đem lại những tác động tinh thần tích cực đối với con người, giúp họ lạc quan, hứng khởi, đam mê và hết lòng tận tâm với công việc. Con người là một thực thể bậc cao có ý thức, trong đó mọi hoạt động đều có mục đích và tương ứng với đó là động lực thúc đẩy hoạt động đó nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định về tinh thần lẫn vật chất. Trong thực tế, nhu cầu vật chất là điều kiện cần để con người có thể đảm bảo cuộc sống đầy đủ để phát triển và tái tạo sức lao động hàng ngày, còn nhu cầu tinh thần giúp con người cân bằng, tạo tâm lý tích cực và đảm bảo phát triển về trí lực cũng như khả năng nhận thức. Có thể thấy, việc tạo điều kiện, động lực tinh thần sẽ giúp con người phát triển về mọi mặt và đối với người công chức thì đây là biện pháp kích thích động lực làm việc, sáng tạo hay cũng chính là yếu tố giúp họ yêu nghề và chuyên tâm thực hiện công việc.
Ý thức, trách nhiệm trong công tác: là việc người công chức chấp hành nghiểm chỉnh pháp luật, nội quy chung, những quy định trong làm việc và thẩm quyền trách nhiệm của mình trong việc xử lý công vụ. Người công chức cần phải ý thức được việc mình làm và có tránh nhiệm trong việc mình làm, như thế sẽ giúp chuyên tâm trong công tác, năng cao tính chuyên nghiệp kèm với đó sẽ đem lại hiệu quả công việc xứng đáng. Do đó, yếu tố ý thức và trách nhiệm là đặc biệt cần thiết cho đội ngũ công chức trong việc giúp đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ chủ trương của Đảng và Nhà nước, cũng như nâng cao chất lượng của chính đội ngũ công chức UBND cấp phường, xã.
Công tác đánh giá thực hiện công việc: là việc tất yếu trong mọi hoạt động của các cơ quan, tổ chức nhằm có cái nhìn chính xác và khách quan nhất về chất lượng công việc sau khi thực hiện. Đặc biệt trong đội ngũ công chức cấp phường lại là việc cần thiết
hơn cả, vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhân dân, của cả hệ thống chính trị,