1. Luận văn thạc sĩ về “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại UBND Thành phố Thái Nguyễn, tỉnh Thái Nguyễn” của tác giả Lê Văn Mạnh (2017), Trường Đại học Mỏ - Đại chất đã phân tích, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại UBND Thành phố Thái Nguyễn, tỉnh Thái Nguyễn; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp chủ yếu để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
2. Luận văn Thạc sĩ kinh tế về “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc” của tác giả Kiều Thu Hằng (2016), Trường Đại học Mỏ - Đại chất đã phân tích, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc nâng cao chất lượng công chức của các xã tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp chủ yếu để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức.
3. Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực về “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa” của tác giả Nguyễn Thị Thảo (2014), Trường Đại học Lao động – Xã hội đã phân tích, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc nâng cao chất lượng công chức của các xã tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp chủ yếu để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức.
4. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước của GS-TS.Nguyễn Phú Trọng (2003) làm chủ nhiệm đề tài: “Luận chứng khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đề tài tập trung nghiên cứu lịch sử phát triển về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; góp phần hệ thống hóa, lý giải các vấn đề khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Cùng với đó tác giả đã đánh giá, đúc kết và đưa ra những quan điểm, nhận định, định hướng trong việc sử dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội.
Có thể thấy, trong thời gian qua đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau có liên quan đến đề tài nâng cao chất lượng đội ngũ các bộ công chức cấp phường, xã. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp phường ở quận Hà Đông đến nay vẫn chưa được một tác giả nào đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu. Đây là điều kiện thuận lợi để nâng cao giá trị của đề tài và cũng là cơ hội để tác giả tìm hiểu nghiên cứu, góp thêm một phần công sức nhỏ để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp phường trên địa bàn quận Hà Đông, nhằm phục vụ nhân dân tốt hơn, góp phần thực hiện thắng lợi mọi chủ trương của Đảng và Nhà nước đề ra và hướng đến xây dựng một nên hành chính văn minh, hiện đại.
Kết luận chương 1
Qua chương 1, tác giả đã khái quát, đi sâu vào phân tích và làm rõ những vẫn đề chính liên quan đến đội ngũ công chức thuộc UBND cấp phường, xã hiện nay. Đây là đội ngũ có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống chính trị ở cơ sở, đóng góp vào tiến trình xây dựng sự nghiệp cách mạng đất nước, là nhân tố giúp phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội ở địa phương, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự xã hội. Song qua thực tế đã được nghiên cứu và phân tích ở trên thì đội ngũ công chức cấp phường, xã hiện nay vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề hạn chế như: trình độ năng lực yếu kém, suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận công chức cấp phường, xã… Có thể thấy thực trạng hiện nay chưa thể đáp ứng được với nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mà tính quốc tế, hội nhập sâu rộng đang diễn ra trên toàn thế giới. Từ đó, việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp phường, xã trong giai đoạn hiện nay là một việc hết sức cần thiết và là đòi hỏi của công cuộc đổi mới phát triển đất nước hiện nay.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP PHƯỜNG, QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐHÀ NỘI