Đặc điểm về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp phường quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 47)

Quận Hà Đông với vị trí là cửa ngõ và là một trong những quận nội thành có tính quan trọng nằm ở phía Tây Nam của Thủ đô Hà Nội. Quận Hà Đông còn là điểm nối quan trọng của nhiều tuyến đường giao thông lớn đi qua các tỉnh Tây Bắc như: Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình, là vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, quân sự và cũng là điểm khởi đầu của tuyến đường sắt trên cao đầu tiên tại miền Bắc bắt đầu từ Hà Đông đi Cát Linh. Trong những năm qua, dù kinh tế thế giới và trong nước đều có những khó khăn nhất định thì nhìn chung kinh tế của quận vẫn luôn được đảm bảo, duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định. Quận Hà Đông quyết tâm xây dựng quận trở thành một đô thị phát triển về mọi mặt, hướng đến giá trị bền vững. Quận xác định lĩnh vực thương mại dịch vụ sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn và hướng đến phát triển thương mại dịch vụ theo hướng hiện đại, chất lượng cao với sự đóng góp xây dựng của các thành phần kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất, tiêu dùng.

Lĩnh vực kinh tế: Trong 5 năm từ 2010 đến năm 2015, tổng giá trị sản xuất của cả quận tăng 19,9% (theo giá cố định năm 2010), quy mô năm 2015 đạt 85.965 tỷ 415 triệu đồng, gấp 2,49 lần so với 2010. Thu nhập bình quân tính đầu người đạt 91.06 triệu động/người/năm thuộc vào mức cao so với mặt bằng chung trên địa bàn Thành

phố. Nộp thu ngân sách Nhà nước trung bình là 1.503 tỷ 241 triệu đồng, trong đó thuế Công thương nghiệp – ngoài quốc doanh bình quân tăng 22,8% năm (vượt mục tiêu đề ra của Đại hội là 5,75% năm). Mức thu cân đối ngân sách toàn quận trung bình tăng 25,5% (vượt mục tiêu của Đại hội là 7,5%/năm).

Từ năm 2016 đến 2017, tổng giá trị sản xuất công nghiệp – TTCN khu vực ngoài nhà nước trung bình hàng năm đạt 8.589 tỷ đồng, mức tăng trung bình 14,7% từng năm, đạt vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Trong lĩnh vực nông nghiệp đạt 117,4 tỷ đồng, vượt 62% kế hoạch. Tổng giá trị mức bán lẻ hàng hóa khu vực ngoài quốc doanh đạt trên 26.846 tỷ đồng, đat 52% kế hoạch và tăng gần 13% so với cùng kỳ. Hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt trên 34,9 triệu USD, bằng 36% kế hoạch. Tổng thu ngân sách nhà nước dự tính thực hiện trên 2.310 tỷ đồng, bằng 73% dự toán giao và tăng trên 29% so với cùng kỳ năm 2016. Việc huy động vốn đầu tư toàn xã hội ước tính thực hiện đạt gần 30.400 tỷ đồng, đạt trên 49% kế hoạch và tăng hơn 18% so với năm 2016.

Quận Hà Đông quyết tâm nâng cao và cụ thể hóa hơn nữa những mục tiêu kinh tế đề ra, do đó quận đã tập trung, huy động mọi nguồn lực để thực hiện ba khâu đột phá. Một là tập trung làm tốt công tác quản lý đô thị, đảm bảo trật tự, trong lĩnh vực xây dựng; thực hiện khớp nối hạ tầng kỹ thuật theo đúng quy hoạch. Hai là đẩy mạnh nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, đề cao ý thức trách nhiệm phục vụ công dân; từng bước hoàn thiện xây dựng cơ quan điện tử hướng đến chính quyền điện tử.Ba là nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ công chức cấp phường và quận; đào tạo và bồi dưỡng công chức phù hợp với thực tiễn yêu cầu.

Mảnh đất Hà Đông còn là vùng đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống và văn hóa lâu đời. Đặc biệt trên quận có một số làng nghề nổi tiếng như:Làng lụa Vạn Phúc, đây là một trong những làng nghề cổ lâu đời bậc nhất ở Việt Nam. Làng lụa đã có tuổi đời hơn 1000 năm, lụa Vạn Phúc nổi tiếng đã đi vào ca dao tục ngữ, nổi tiếng từ Nam ra Bắc và giờ lụa Vạn Phúc đã còn được biết đến trên thị trường quốc tế bởi chất lượng và sự tinh tế trong từng sản phẩm.

Làng rèn Đa Sĩ, có vị trí sát phía nam trung tâm của quận Hà Đông. Là làng cổ nổi tiếng với nghề rèn, đặc biệt những sản phẩm dao, kéo đã thành thương hiệu và được

biết đến khắp đất nước. Đây cũng là một làng có truyền thống hiếu học, đã có nhiều người đỗ đạt cao trong nhiều triều đại xưa của Việt Nam, chính vì thế làng ban đầu có tên là Huyền Khê sau được đổi thành Đa Sĩ vì tại đây có nhiều người thi đỗ tiến sĩ. Làng có 11 người tiến sĩ, trong đó có một người thi đỗ trạng nguyên và một người là lưỡng quốc trạng nguyên.

Làng dệt La Khê, đây là làng có nghề dệt được hình thành từ thể kỷ thứ 5, nhưng phải đến đầu thế kỷ 17 nhờ những người Hoa sang truyền đạt cách thức sản xuất mới của nghề dệt, nên các sản phẩm của làng mới được biết đến rộng rãi hơn trong của nước. Làng nổi tiếng với truyền thống hiếu học và sản phẩm the tiến vua, cùng với đó làng còn là địa chỉ tín ngưỡng dân gian nổi tiếng với khu di tích “Bia Bà La Khê” nơi thờ đệ nhị vương phi Trần Thị Hiền vợ vua Mạc Thái Tông.

Lĩnh vực giáo dục: Hiện nay toàn quận có 114 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông cả công lập và tư thục, trong đó có 32 trường học đạt chuẩn quốc gia; 12 trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp đóng trên địa bàn quận.Các phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, “Nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực, học sinh thanh lịch”, được triển khai thường xuyên. Đặc biệt sau hai năm thực hiện đề án 01 của Quận ủy về “Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo” thì phong trào thi đua giữa các trường trong quận còn phát triển hơn nữa và đã gặt hái được nhiều thành công, trong đó nhiều trường được khen thưởng cấp Thành phố và quốc gia. Lĩnh vực văn hóa – xã hội: Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và công tác thông tin được tuyên truyền và triển khai rộng rãi trên toàn địa bàn quận nhằm kịp thời cung cấp thông tin, cũng như tuyên truyền chính sách của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân. Công tác chăm sóc và thực hiện chế độ ưu đãi đối với những đối tượng trong diện chính sách của nhà nước cũng được quan tâm và thực hiện đầy đủ.

Lĩnh vực y tế cộng đồng: tất cả các phường trong quận đều có đầy đủ các trạm y tế và có bác sỹ túc trực 24/24. Quận luôn làm tốt công tác phòng chống các dịch bệnh cũng như luôn chủ động trong các tình huống, sẵn sàng xử lý nếu có dịch bệnh phát sinh. Dân số quận luôn giữ vững tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên là 1% trên năm.

2.2 Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức cấp phường của Quận Hà Đông

Để làm tốt việc đánh giá chất lượng đội ngũ công chức cấp phường của quận Hà Đông cần dựa vào rất nhiều tiêu chí khác nhau để đánh giá, nhưng trong luận văn này, tác giả sẽ nêu nên một số tiêu chí đánh giá cụ thể như sau:

2.2.1 Tiêu chí về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng công chức

Quận Hà Đông luôn coi trọng công tác quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng công chức là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện nay. Đây là công tác có ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức cấp phường và cần được làm thường xuyên. Trong thời gian qua, nhờ vào sự chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội cũng như Quận ủy Hà Đông mà công tác quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng công chức đã có những chuyển biến tích cực cả về chất và lượng. Trên cơ sở Quết định số 165/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phường, xã của TP.Hà Nội đến năm 2020 và theo nội dung Kế hoạch số 115-KH/QU ngày 10/08/2017 của Quận ủy về việc triển khai kế hoạch quy hoạch cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý nhiệm kỳ 2020-2025, 2021-2026 và các kỳ tiếp theo. Quận Hà Đông đã xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, nhằm xây dựng tạo nguồn cán bộ, công chức để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng các chức danh lãnh đạo quản lý, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu bổ nhiệm, luân chuyển, bố trí, điều động, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức khi cần bổ sung và đây cũng là cơ sở căn cứ để cấp có thẩm quyền xem xét bổ nhiệm các chức danh một cách chủ động, khoa học, đáp ứng được mọi nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của cơ quan, đơn vị. Việc triển khai thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng được đồng bộ từ quận đến các phường, chi bộ, đảng bộ trực thuộc.

Với đội ngũ công chức cấp phường thì việc giao tiếp với người dân và kỹ năng xử lý công việc là những đòi hỏi cơ bản hơn cả của người công chức. Do đó quận đã luôn xác định xây dựng chương trình đào tạo và thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp trong việc thực thi nhiệm vụ cho công chức, nhờ đó mà chất lượng chuyên môn và khả năng công tác của người công chức ngày càng được nâng lên, cụ thể:

Bảng 2.1 Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức phường từ năm 2014 – 2017

TT Lớp đào tạo, bồi dưỡng Số lượng

tham gia Đánh giá Đạt Tỉ lệ % Không đạt Tỉ lệ % 1 Kỹ năng nghiệp vụ 2014 120 98 82% 22 18% 2 Kỹ năng nghiệp vụ 2015 120 102 85% 18 15% 3 Kỹ năng nghiệp vụ 2016 120 110 92% 10 8% 4 Kỹ năng nghiệp vụ 2017 120 113 94% 07 6%

(Nguồn: Phòng Nội vụ quận Hà Đông)

Sau đây, tác giả xin đưa ra biểu đồ thể hiện đánh giá chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của quận Hà Đông cho đội ngũ công chức chuyên môn cấp phường trong giai đoạn 2014-2017.

Hình 2.1 Biểu đồ đánh giá chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp phường từ năm 2014 - 2017

Bảng 2.1 và hình 2.1 cho thấy công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ, kỹ năng nghiệp vụ cho công chức cấp phường của quận có xu hướng phát triển theo chiều hướng tích cực, những người đạt tỉ lệ hoàn thành nội dung sau mỗi khóa đào tạo, bồi dưỡng năm sau lại cao hơn năm trước. Điều đó cho thấy, công tác đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ công

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2014 2015 2016 2017 Đạt Không đạt

chức đang được phát triển đúng hướng, cùng với đó chất lượng công tác này được nâng lên cao hơn, tiếp đến thái độ học tập của người công chức được cử đi tham gia cũng thể hiện sự nghiêm túc, cầu thị thông qua tỉ lệ đạt ngày càng cao, tỉ lệ học lại ngày càng giảm xuống.

Công tác quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức từ năm 2010 đến 2017 đã có nhiều chuyển biến rõ nét, nổi bật nhất là khâu quy hoạch cán bộ, công chức trẻ và cán bộ công chức nữ đã được nâng lên. Riêng khối phường, đội ngũ cán bộ, công chức dưới 30 tuổi được quy hoạch vào BCH đảng bộ đạt khoảng 60%; với sáu chức danh chủ chốt là: Bí thư Đảng ủy, Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch UBND phường, 2 phó Chủ tịch UBND, phó Chủ tịch HĐND, thì tỉ lệ này đạt 26,57%. Tỉ lệ công chức hoàn thành chương trình trung cấp lý luận chính trị đạt 69,1%. Quận ủy và UBND quận đã tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng cán bộ, công chức đương chức và dự nguồn, bài giảng được trực tiếp các đồng chí Ủy viên ban Thường vụ quận ủy trực tiếp soạn bài và đứng lớp giảng dạy, nội dung giảng dạy xoay quanh các chuyên đề về kỹ năng, nghiệp vụ và công tác quản lý.

Trong giai đoạn cải cách nền hành chính nước nhà theo hướng hiện đại, gọn nhẹ, hiệu quả thì việc nâng cao và áp dụng công nghệ tin học vào giải quyết, thực thi nhiệm vụ là điều tất yếu hiện nay. Là một trong những quận trung tâm của TP.Hà Nội và cũng là quận được đầu tư mạnh mẽ các trang thiết bị tin học nhằm phục vụ nhân dân và nâng cao hiệu quả xử lý công việc. Việc đòi hỏi công chức phải có trình độ tin học cũng như khả năng về sử dụng máy tính là yêu cầu cấp thiết hơn cả, nắm bắt được tình hình đó Quận Hà Đông đã luôn coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ tin học cho cán bộ, công chức là việc làm cơ bản và cũng như là yêu cầu đặt ra khi tuyển dụng công chức vào làm việc tại bất kỳ cơ quan, đơn vị nào trực thuộc trên địa bàn quận.

Trong năm 2016, Thủ đô Hà Nội đã thực hiện xong việc triển khai kết nối mạng Wan (mạng thông tin nội bộ) đến 584 phường, xã, thị trấn đạt 100%. Đây là hệ thống mạng sử dụng phần mềm chung để thực hiện các công việc trong dịch vụ công trực tuyến, do đó đòi hỏi phải đào tạo và trang bị kiến thức sử dụng cho đội ngũ công chức cấp phường, xã trong toàn Thành phố. Nằm trong xu thế chung của toàn Thành phố, quận Hà Đông trong 2 năm 2015 và 2016 đã xây dựng kế hoạch cử 536 cán bộ, công chức

thuộc cấp phường đi tham dự khóa học công nghệ thông tin do Sở công nghệ thông tin Tp.Hà Nội tổ chức và đã hoàn thành xong nhiệm vụ cũng như được cấp chứng chỉ hoàn thành chương trình nâng cao trình độ tin do Sở công nghệ thông tin Hà Nội cấp. Có thể thấy việc chuẩn hóa đội ngũ công chức thuộc quận Hà Đông luôn là một trong những đòi hòi cấp thiết và được UBND quận quan tâm hàng đầu trong những năm qua. Quận Hà Đông xác định việc có thể cụ thể hóa các đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước áp dụng thành công tại địa phương hay không là nhờ chính vào đội ngũ công chức cấp phường triển khai trực tiếp đến quần chúng nhân dân, vì vậy phải làm tốt công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng nền tảng vững chắc nhằm phục vụ lâu dài và hướng đến thành công chung trong sự nghiệp đổi mới đất nước.

Song với những kết quả đạt được, thì công tác quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp phường vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục sau đây: Cần định hướng rõ công tác quy hoạch và đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ công chức đúng với cơ cấu, phù hợp với chức năng nhiệm vụ. Việc đào tạo, bồi dưỡng còn chưa gắn với sử dụng, làm một cách máy móc thiếu khoa học, chưa đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng. Đơn cử như trong công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị trong đội ngũ công chức vẫn chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Việc tổ chức cần phải xây dựng kỹ hơn về kế hoạch và mục tiêu của chương trình đạo tạo, đa phần các lớp chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền làm rõ hơn nội dung của các văn kiện đại hội, Nghị quyết Đại hội, chương trình, điều lệ… Cái cần thiết để đánh giá là những bài viết thu hoạch, những đóng góp ý kiến của thực tiễn công việc triển khai những chủ trương, chính sách đó vướng mắc ở đâu, biện pháp khắc phục, ý kiến nêu ra để xây dựng thì vẫn còn thiếu và yếu. Dẫn đến hiệu quả chỉ dừng lại ở mức nghe để biết và làm lấy lệ chứ chưa thực sự giúp ích nhiều trong công tác tại cơ sở.

Việc đào tạo, bồi dưỡng vẫn còn mang nặng về hình thức, dàn trải, nội dung chưa được trọng tâm, nặng kiến thức trong sách vở, chung chung, đại khái, nhiều khi còn chưa sát với thực tế công việc. Cần phải đổi mới hơn nữa phương thức giảng dạy,

tránh việc thụ động giữa người giảng dạy và người học dẫn đến sự nhàm chán trong việc tiếp thu kiến thức. Tình trạng công chức được cử đi đào tạo bồi dưỡng không đúng và trúng đối tượng vẫn còn xẩy ra, mở lớp đào tạo triệu tập rất đông học viên,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp phường quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)