Nội dung công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện cai lậy – tiền giang (Trang 31 - 35)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Nội dung công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN

Khoản 1 điều 2 của thông tư 161/2012/TT- BTC quy định chế độ kiểm soát thanh toán các khản chi Ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước: “Mọi khoản chi thường xuyên NSNN đều được kiểm soát trước khi thanh toán chi trả”. Việc KSC của KBNN dựa trên cơ sở hồ sơ, chứng từ và các điều kiện chi, sau đó thực hiện xuất quỹ NSNN thanh toán cho các đối tượng thụ hưởng. Nội dung của công tác KSC thường xuyên NSNN của KBNN theo thông tư 161/2012/BTC của Bộ tài chính có thể khái quát như sau:

1.2.3.1. Tiếp nhận hồ sơ, chứng từ

Khi có nhu cầu chi tiêu, ngoài các hồ sơ gửi KBNN lần đầu bao gồm:

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

+ Dự toán năm được cấp có thẩm quyền giao;

+ Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị; quyết định giao quyền tự chủ của cấp có thẩm quyền (Đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ).

+ Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan (Đối với cơ quan nhà nước thực hiện theo nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ)

Đơn vị sử dụng ngân sách lập và gửi KBNN các hồ sơ, tài liệu, chứng từ thanh toán có liên quan theo quy định, như: Giấy rút tiền mặt, giấy rút dự toán ngân sách, ủy nhiệm chi, bảng kê chứng từ thanh toán, hợp đồng mua bán hàng hóa dịch vụ các hồ sơ khác tùy theo tính chất của từng khoản chi.

1.2.3.2.Tiến hành kiểm soát chi

Cán bộ kiểm soát chi sẽ kiểm tra các điều kiện chi trên cơ sở các hồ sơ, tài liệu và chứng từ chi của đơn vị, cụ thể:

+ Kiểm tra, đối chiếu khoản chi với dự toán được giao. Dự toán chi NSNN của các đơn vị phải phản ánh đầy đủ các khoản chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Cơ quan Tài chính cùng cấp có trách nhiệm thẩm tra kết quả giao dự toán ngân sách của các đơn vị. Trường hợp cơ quan tài chính đề nghị điều chỉnh thì cơ quan đơn vị phân bổ, tiếp thu, điều chỉnh và gửi lại cơ quan tài chính để thống nhất; trường hợp không thống nhất nội dung điều chỉnh thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

+ Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi, bảo đảm chấp hành đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Đối với những khoản chi chưa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN, thì KBNN căn cứ vào dự toán chi của đơn vị được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để kiểm soát.

+ Kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ có liên quan. Các hồ sơ, chứng từ đơn vị gửi đến KBNN là căn cứ pháp lý để KBNN kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN. Vì vậy mỗi khoản chi đều phải được lập đúng theo biểu mẫu chứng từ quy định và hồ sơ chứng từ thanh toán kèm theo phải đầy đủ, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ. KBNN có trách nhiệm kiểm tra sự đầy đủ, tính

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ đó trước khi thanh toán, chi trả kinh phí NSNN cho đơn vị SDNS.

+ Kiểm tra các yếu tố hạch toán, tùy theo từng nội dung chi thì đơn vị SDNS phải hạch toán đúng mã chương, loại, khoản, mục, đúng tính chất nguồn kinh phí, theo quy định của mục lục ngân sách.

1.2.3.3. Quyết định sau kiểm soát chi

Sau khi kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ của đơn vị SDNS, nếu đủ điều kiện theo các nội dung như trên thì KBNN thực hiện chi cho đơn vị (thanh toán hoặc tạm ứng) theo quy định. Trường hợp không đủ điều kiện chi, KBNN lập thông báo từ chối thanh toán và gửi cho đơn vị SDNS được biết; đồng thời, chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Như vậy, thực chất của nội dung công tác KSC thường xuyên NSNN của KBNN là kiểm soát sự đáp ứng của các hồ sơ, chứng từ do đơn vị SDNS gửi đến KBNN theo các yếu tố, điều kiện chi NSNN.

1.2.4. Các tiêu chí đánh giá kết quả công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN

Theo PGS.TS. Lâm Chí Dũng và TS. Phan Quảng Thống các tiêu chí đánh giá công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN gồm: Tổng chi thường xuyên NSNN qua KBNN; số món và số tiền KBNN từ chối thanh toán qua kiểm soát chi; số lượng hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn, quá hạn; Số dư tạm ứng trong tổng chi thường xuyên.

1.2.4.1. Tổng chi thường xuyên NSNN qua KBNN

Tổng chi thường xuyên NSNN qua KBNN cho thấy được quy mô hoạt động của công tác KSC thường xuyên NSNN của KBNN. Cơ cấu chi thường xuyên thường được chia ra theo cấp ngân sách, theo lĩnh vực chi hoặc theo nhóm mục chi. Từ đó đánh giá được mức độ bố trí phù hợp các nguồn lực cho công tác KSC thường xuyên theo từng cấp ngân sách, xác định các nhóm mục chi cần được chú trọng để nâng cao chất lượng công tác KSC.

1.2.4.2. Số lượng hồ sơ KBNN giải quyết trước hạn, đúng hạn, quá hạn

Kho bạc Nhà nước đóng vai trò là cơ quan quản lý quỹ NSNN. Do vậy, công

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN đòi hỏi phải đảm bảo chính xác về mặt số liệu, chứng từ; an toàn trong thanh toán, tránh để xảy ra tình trạng lợi dụng, chiếm đoạt tiền, tài sản của nhà nước. Tuy nhiên việc kiểm soát hồ sơ thanh toán của đơn vị sử dụng NSNN phải đảm bảo kịp thời, đúng thời gian quy định. Nếu tỷ lệ hồ sơ giải quyết bị quá hạn cao, KBNN cần phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến thời gian xử lý hồ sơ KSC để tìm biện pháp khắc phục.

1.2.4.3. Số món và tổng số tiền KBNN từ chối cấp phát, thanh toán qua kiểm soát chi

Căn cứ vào hồ sơ, chứng từ chi NSNN do đơn vị sử dụng ngân sách lập và gửi đến Kho bạc, cán bộ kiểm soát chi kiểm tra số dư tài khoản dự toán; kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ; các yếu tố hạch toán, kế toán, nội dung chi trên giấy rút dự toán. Nếu hồ sơ, chứng từ chi đáp ứng đủ các điều kiện chi theo quy định thì cán bộ KSC thực hiện hạch toán kế toán và thanh toán cho khách hàng. Trường hợp hồ sơ, chứng từ khách hàng lập sai, chưa đủ thủ tục thanh toán thì cán bộ KSC hướng dẫn khách hàng lập lại, bổ sung để thanh toán. Kho bạc nhà nước huyện Cai Lậy kiên quyết từ chối thanh toán các khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức, sai các yếu tố hạch toán của mục lục ngân sách.

Số món và số tiền KBNN từ chối thanh toán qua kiểm soát chi phản ánh phản ánh trình độ năng lực, tinh thần trách nhiệm và sự chuyên nghiệp của cán bộ KBNN trong thực thi nhiệm vụ, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các khoản chi vi phạm chế độ quản lý tài chính NSNN với vai trò là người gác cổng cuối cùng trước khi xuất tiền ra khỏi ngân sách nhà nước. Đồng thời phản ánh ý thức, trách nhiệm tuân thủ, chấp hành pháp luật của kế toán, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách trong việc quản lý và sử dụng dự toán ngân sách nhà nước giao.

1.2.4.4. Số dư tạm ứng chi thường xuyên trong tổng chi thường xuyên

Tạm ứng là việc chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước cho đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trong trường hợp khoản chi ngân sách nhà nước của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước chưa có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định do công việc chưa hoàn thành. Trong quá trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN có những

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

khoản chi chưa có đủ hồ sơ chứng từ, KBNN được phép giải ngân cho đơn vị bằng hình thức tạm ứng. Sau khi khoản chi đã hoàn thành và có đủ hồ sơ chứng từ để thanh toán đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm lập hồ sơ chứng từ gửi đến Kho bạc nhà nước thanh toán tạm ứng để chuyển số tiền đã tạm ứng từ NSNN thành thực chi, theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 6 thông tư 161/2012/TT-BTC:”các khoản không có hợp đồng đã hoàn thành và đủ hồ sơ chứng từ thanh toán, các đơn vị sử dụng ngân sách phải thanh toán tạm ứng với Kho bạc Nhà nước chậm nhất ngày cuối cùng của tháng sau. Đối với những khoản chi có hợp đồng, ngay sau khi thanh toán lần cuối hợp đồng và kết thúc hợp đồng, các đơn vị sử dụng ngân sách phải làm thủ tục thanh toán tạm ứng với Kho bạc Nhà nước”. Tuy nhiên, có những đơn vị SDNS không chú trọng đến việc thanh toán tạm ứng hàng tháng theo quy định mà để đến cuối năm mới thực hiện thanh toán, dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn NSNN, cần phải được chú ý khắc phục trong công tác KSC.

Số tạm ứng trong chi thường xuyên để kéo dài đến cuối năm ngân sách không thanh toán được gọi là số dư tạm ứng chi thường xuyên trong tổng chi thường xuyên. Số dư tạm ứng trong chi thường xuyên được xác định bằng hiệu số giữa tổng chi thường chi thường xuyên và tổng số thực chi của chi thường xuyên trong năm ngân sách.

Số sư tạm ứng chi thường xuyên = Tổng chi thường xuyên NSNN – Tổng thực chi thường xuyên NSNN.

Tiêu chí này góp phần đánh giá đầy đủ hơn chất lượng công tác KSC thường xuyên NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện cai lậy – tiền giang (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)