Hiện đại hoá hoạt động kiểm soát chi NSNN qua KBNN huyện Cai Lậy dựa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện cai lậy – tiền giang (Trang 96)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.8. Hiện đại hoá hoạt động kiểm soát chi NSNN qua KBNN huyện Cai Lậy dựa

Lậy dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin

Hiện nay, Ngoài việc áp dụng thành công hệ thống TABMIS trong hạch toán kế toán, KBNN huyện Cai Lậy đã tham gia vào các hệ thống thanh toán điện tử song phương, ứng dụng có hiệu quả công nghệ, phương tiện và hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Nhưng kỹ năng về công nghệ thông tin của đội ngũ công chức làm công tác kiểm soát chi còn rất hạn chế do đa phần là các cán bộ lớn tuổi, tư duy về công nghệ thông tin kém. Vì thế lãnh đạo Kho Bạc nhà nước huyện Cai Lậy cần:

+ Cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao nhận thức của từng cán bộ công chức về tầm quan trọng, vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm kế toán trong việc theo dõi, xử lý các hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc.

+ Tích cực vận động, hỗ trợ kinh phí cho cán bộ công chức lớn tuổi học tập nâng cao trình độ về tin học; khi Kho bạc tỉnh triển khai tập huấn các chương trình, phần mềm ứng dụng mới ưu tiên cho các công chức lớn tuổi trực tiếp đi học để được cập nhật kiến thức mới trong điều kiện tốt nhất.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

+ Tăng cường công tác cải tiến quy trình làm việc, quy trình phối hợp, chuẩn hoá nghiệp vụ có thể ứng dụng công nghệ thông tin để phát huy được thế mạnh của công nghệ thông tin trong kế toán kiểm soát chi, giảm bớt các công việc thủ công gây mất thời gian và nhân lực. Đáp ứng tốt, kịp thời nhu cầu thông tin của lãnh đạo chính quyền địa phương, lãnh đạo KBNN huyện Cai Lậy trong việc quản lý và điều hành NSNN.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 của Luận văn đã nêu ra các căn cứ đề xuất giải pháp và các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Cai Lây. Việc hoàn thiện công tác KSC thường xuyên thuộc nguồn vốn NSNN của KBNN đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giải pháp và kiến nghị về chính sách, chế độ, quy trình nghiệp vụ, công nghệ thông tin, tổ chức bộ máy, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Cai Lậy.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận

Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề có tính chất lý luận về công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN, làm rõ thực trạng công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Cai Lậy giai đoạn 2015- 2017, xác định năm thành quả đạt được, sáu hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trong công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Cai Lậy. Đồng thời, đưa ra tám giải pháp cụ thể để hoàn thiện hơn công tác kiểm soát chi qua Kho Bạc Nhà Nước huyện Cai Lậy góp phần nâng cao chất lượng sử dụng ngân sách nhà nước, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả nguồn vốn NSNN; phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi tham nhũng, sử dụng lãng phí tài sản của Nhà nước.

Kho bạc Nhà nước huyện Cai Lậy được giao nhiệm quản lý quỹ ngân sách nhà nước, thực hiện kiểm soát chi NSNN trên địa bàn huyện Cai Lậy. Hàng năm, chi thường xuyên NSNN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi của NSNN trên địa bàn. Quản lý và kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN có hiệu quả là nhiệm vụ cấp bách, giúp cho cấp ủy, chính quyền các cấp chủ động trong điều hành ngân sách của địa phương. Hoạt động KSC thường xuyên NSNN là vấn đề, công việc rất khó khăn phức tạp, nhiều chính sách chế độ, văn bản thường xuyên bổ sung, thay đổi. Hoàn thiện cơ chế KSC thường xuyên NSNN qua KBNN nói chung và KBNN huyện Cai Lậy nói riêng là rất cần thiết và quan trọng, góp phần sử dụng hiệu quả, đúng mục đích NSNN.

3.2. Kiến nghị

Để các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN huyện Cai Lậy đã nêu trên trong thời gian tới đạt được những kết quả tốt hơn, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả nguồn vốn NSNN; phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi tham nhũng, sử dụng lãng phí tài sản của Nhà nước; góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn, đảm bảo an sinh xã hội tác giả xin đề xuất một số kiến nghị: TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

3.2.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính

Thứ nhất:Hệ thống các văn bản hướng dẫn chi thường xuyên NSNN của Bộ Tài chính cần phải rõ ràng, dễ hiểu, tránh trường hợp phải sửa đổi nhiều lần. Thường xuyên rà soát các văn bản chế độ để bổ sung, sửa đổi kịp thời các chế độ còn thiếu, không còn phù hợp hoặc bị chồng chéo về nội dung giữa các văn bản. Các văn bản hướng dẫn phải kịp thời, có tính độc lập. Hạn chế ban hành các văn bản bổ sung hay sửa đổi một số nội dung của văn bản trước. Vì như vậy, khi đọc và áp dụng văn bản, phải xem lại các văn bản có liên quan, làm cho KBNN cũng như các đơn vị SDNS khó áp dụng, hoặc áp dụng không sát với hướng dẫn.

Thứ hai, hệ thống các văn bản hướng dẫn chi thường xuyên NSNN của Bộ Tài chính cần ban hành đầy đủ, đồng bộ, bao quát phù hợp với tình hình thực tế các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu để làm cơ sở cho việc lập, chấp hành dự toán của đơn vị sử dụng NSNN và bộ phận kiểm soát chi của KBNN. Đây là một điều kiện hết sức quan trọng trong quản lý chi thường xuyên NSNN và cũng là điều kiện rất cần thiết để tiến tới việc thực hiện quy trình KSC điện tử trong chiến lược phát triển của KBNN. Do đó, trong thời gian tới Bộ Tài chính cần phải đẩy mạnh việc xây dựng các tiêu chuẩn và định mức chi NSNN. Đây là công việc khá khó khăn và phức tạp. Bởi lẽ, quy mô hoạt động và tính chất công việc của các đơn vị SDNS rất đa dạng, đồng thời chúng lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như lạm phát, tăng trưởng kinh tế… Do vậy, trước mắt cần quy định thống nhất các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi trong từng lĩnh vực cụ thể. Để tránh bị lạc hậu, một số các định mức chi nên quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) hệ số lương cơ sở.

Thứ hai:Hệ thống KBNN tuy đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp trong quá trình thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định tại thông tư 164/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý thu chi bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN. Nhưng hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán chưa chặt chẽ. Hiện nay, các văn bản pháp lý quy định về thanh toán chỉ dừng ở mức độ hạn chế thanh toán bằng tiền mặt và khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt mà chưa có những quy định cụ thể mang tính chất bắt buộc thực hiện thanh

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

toán không dùng tiền mặt. Để thực hiện thành công chiến lược phát triển KBNN hình thành Kho bạc điện tử, thiết nghĩ Bộ Tài chính cần sớm tham mưu với cơ quan quản lý nhà nước trong việc đưa ra các chế tài nhằm hạn chế việc thanh toán không dùng tiền mặt. Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, dự trữ quốc gia, KBNN và Thông tư số 54/2014 /TT-BTC ngày 24/04/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN theo quy định tại nghị định 192/2013/NĐ-CP chưa có quy định cụ thể cho hành vi vi phạm thanh toán không dùng tiền mặt qua KBNN.

Thứ tư: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác quản lý tài chính của đơn vị SDNS, để kịp thời chấn chỉnh, xử lý các vi phạm trong quản lý chi thường xuyên NSNN của các cấp, các ngành.

Thứ năm: Cần có quy định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan Tài chính, cơ quan chủ quản, KBNN và các đơn vị SDNS trong quá trình quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi từ NSNN.

3.2.2 Kiến nghị với Kho Bạc Nhà Nước

Thứ nhất:KBNN cần có sự hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời và thống nhất về mặt quy trình, nghiệp vụ kiểm soát chi thường xuyên NSNN cho tất cả các KBNN trực thuộc. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn trực tuyến, về công tác KSC thường xuyên NSNN trong hệ thống KBNN, để các đơn vị KBNN có thể trao đổi về quy trình nghiệp vụ, thống nhất cách thức KSC trên toàn hệ thống, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đơn vị KBNN trực thuộc nắm bắt kịp thời các văn bản, chế độ của Nhà nước, của ngành để triển khai đồng bộ, có hiệu quả, phục vụ tốt công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN.

Thứ hai: Thực hiện quy trình một cửa, việc tiếp nhận, theo dõi xử lý hồ sơ chứng từ KSC thường xuyên vẫn còn thực hiện thủ công, làm mất rất nhiều thời gian của cán bộ KSC. Nên cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng một chương trình quản lý giao nhận hồ sơ, rút ngắn thời gian giao nhận chứng từ, nâng cao tính chuyên nghiệp trong việc phục vụ khách hàng.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Thứ ba: KBNN cần nhanh chóng triển khai việc khai báo và giao nhận hồ sơ kiểm soát chi trên cổng thông tin điện tử KBNN thay cho việc giao nhận hồ sơ giấy tại quầy giao dịch như hiện nay vì thực hiện giao dịch trên cổng thông tin điện tử KBNN mang lại nhiều lợi ích :

+ Hồ sơ và chứng từ chi NSNN được thiết kế mẫu theo đúng mẫu quy định với đầy đủ các tiêu chí thông tin trên hồ sơ, chứng từ, các đơn vị sử dụng ngân sách có thể truy cập vào cổng thông tin điện tử của KBNN để lập và nộp hồ sơ trực tuyến.

+ Kiểm soát tính pháp lý của chữ ký điện tử của đơn vị sử dụng ngân sách vì chữ ký điện tử chứa đựng những thông tin thể hiện đầy đủ tính pháp lý như: Họ và tên người ký; số chứng minh thư nhân dân của người ký; đơn vị công tác của người ký; chức vụ của người ký; thời gian ký...Việc ứng dụng chữ ký số trong quá trình kiểm tra, kiểm soát hồ sơ kiểm soát chi điện tử, ký duyệt kết quả xử lý hồ sơ sẽ giảm thời gian đi lại của đơn vị do không cần làm việc trực tiếp tại KBNN đồng thời làm tăng tốc độ xử lý hồ sơ của cán bộ KBNN, đảm bảo chính xác tuyệt đối tính pháp lý của chữ ký điện tử, mang lại hiệu quả cao trong việc giải quyết hồ sơ kiểm soát chi NSNN.

Thứ tư, Trường nghiệp vụ Kho bạc cần đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng sử dụng phần mềm ứng dụng và trang bị, cập nhật thường xuyên kiến thức về công nghệ thông tin. Thực hiện đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin tập trung vào các chuyên môn kỹ thuật công nghệ thông tin trọng tâm, nghiên cứu phát triển ứng dụng và quản trị vận hành các chương trình ứng dụng trong hệ thống KBNN. Thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, khả năng thực hiện công việc với kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng giao tiếp, tìm hiểu tâm lý và phục vụ khách hàng.

Thứ năm, tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong hệ thống KBNN theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài chính. KBNN cần sớm đề ra những tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công trong hoạt động quản lý quỹ NSNN, từ đó có định hướng cải cách cho phù hợp, đúng trọng tâm, trọng điểm; chất lượng dịch

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

vụ hành chính công được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố như thái độ, phong cách phục vụ, kỹ năng nghề nghiệp, mức độ đơn giản của thủ tục hành chính… Với nhiệm vụ kiểm soát chi thường xuyên NSNN trong thời gian tới đã đặt ra thách thức lớn cho đội ngũ cán bộ, công chức hệ thống KBNN: vừa đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, đúng quy định vừa nghiên cứu và hoàn thiện các quy trình, thủ tục kiểm soát chi theo hướng công khai, minh bạch về thủ tục hồ sơ và thời gian giải quyết công việc, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ của mỗi cán bộ công chức KBNN, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đến giao dịch.

3.2.3. Kiến nghị với các Bộ, ngành, địa phương

Các Bộ, ngành, địa phương là cơ quan trực tiếp quyết định phê duyệt dự toán chi NSNN, do vậy để hoạt động KSC đạt hiệu quả cao, thì các Bộ, ngành, địa phương cần:

+ Ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết các chế độ đặc thù đối với từng lĩnh vực, ngành, địa phương phải dựa trên cơ sở các chế độ, định mức mà Bộ Tài chính đã ban hành, tránh chồng chéo và cần đưa ra các quy định cụ thể.

+ Nâng cao chất lượng dự toán chi thường xuyên của đơn vị sử dụng NSNN. Khi bố trí, phân bổ dự toán phải đúng nguồn dự toán, sát với kế hoạch nhiệm vụ được giao.

Để công tác kiểm soát chi đạt hiệu quả trong quá trình phê duyệt dự toán của đơn vị sử dụng ngân sách cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo kịp thời, chính xác về nội dung chi, mức chi phải phù hợp thực tế; phải đầy đủ, bao quát hết các nhu cầu chi tiêu của đơn vị trong năm ngân sách và phải chi tiết, thống nhất giữa các ngành, các địa phương, đơn vị thụ hưởng NSNN. Có như vậy mới hạn chế được những tiêu cực hay sự lãng phí ngay từ khi bắt đầu chu trình ngân sách và nâng cao chất lượng kiểm soát chi NSNN qua KBNN.

Quy định rõ giới hạn thời gian được điều chỉnh dự toán ngân sách để các đơn vị sử dụng ngân sách chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ và làm căn cứ chấn chỉnh, xử lý sai phạm khi kiểm tra.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

khoản chi thường xuyên NSNN để phát hiện kịp thời, ngăn ngừa, và hạn chế những vi phạm của các đơn vị sử dụng ngân sách.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ tài chính (2012), Thông tư 161/TT-BTC quy định chế độ kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN qua Kho Bạc Nhà Nước, Hà Nội.

2. Bộ tài chính (2016), Thông tư 39/TT-BTC sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 161/TT-BTC ngày 02/10/2012 quy định về chế độ kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN qua Kho Bạc Nhà Nước, Hà Nội

3. Chính phủ (2016), Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước, Hà Nội.

4. Chính phủ (2015),Quyết định số: 26/2015/QĐ-TTg ngày 08/7/2015 Quy định chức năng và nhiệm vụ của hệ thống Kho bạc Nhà nước,Hà Nội.

5. Kho Bạc Nhà Nước (2008),Chiến lược phát triển KBNN 2020, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

6. Kho Bạc Nhà Nước (2013), Chế độ kế toán nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (Tabmis), Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

7. Kho bạc nhà nước -Trường nghiệp vụ Kho bạc (2016), Giáo trình bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện cai lậy – tiền giang (Trang 96)