5. Kết cấu của luận văn
3.1.3. Định hướng hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN của Kho bạc nhà
bạc nhà nước đến năm 2020
Hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhà nước là một công vụ đặc biệt quan trọng của nhà nước trong quá trình quản lý ngân sách nhà nước nhằm thực hiện tốt hoạt động chi ngân sách nhà nước, giữ gìn kỷ luật tài chính, tránh tình trạng tham nhũng, lãng phí ngân sách nhà nước. Kho bạc nhà nước là cơ quan quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước và huy động vốn cho ngân sách nhà nước cần phải cải cách mạnh mẽ về thể chế chính sách, tổ chức bộ máy, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính, ngân sách trong tình hình mới, góp phần đấu tranh loại bỏ tiêu cực, nhũng nhiễu, chống tham nhũng, lãng phí, đảm bảo sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tiền và tài sản của nhà nước. Vì vậy định hướng hoạt động kiểm soát chi NSNN qua KBNN được đặt ra như sau:
Thứ nhất, Cải tiến cơ chế thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN,
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
đảm bảo mục tiêu chi đúng mục đích, đối tượng, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng để góp phần loại bỏ tiêu cực, chống nhũng nhiễu, phiền hà; nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn của NSNN. Đổi mới công tác quản lý, kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước trên cơ sở xây dựng cơ chế, quy trình quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước phù hợp với thông lệ quốc tế để vận hành hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc; thực hiện kiểm soát chi theo kết quả đầu ra, theo nhiệm vụ và chương trình ngân sách; thực hiện phân loại các khoản chi ngân sách nhà nước theo nội dung và giá trị để xây dựng quy trình kiểm soát chi hiệu quả trên nguyên tắc quản lý theo rủi ro; tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi, bảo đảm đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát.
Thứ hai, Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu quả, phù hợp với định hướng, lộ trình cải cách hành chính và hiện đại hoá hoạt động KBNN. Hoàn thiện quy trình KSC "một cửa",thống nhất quy trình và đầu mối kiểm soát các khoản chi của ngân sách nhà nước, bao gồm các khoản chi từ nguồn vốn trong nước, nguồn vốn nước ngoài, các khoản chi ngân sách nhà nước phát sinh ở trong và ngoài nước. Đồng thời, tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi NSNN.
Thứ ba, Phát triển nguồn nhân lực đảm bảo số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý, có đầy đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng tốt yêu cầu phát triển KBNN hiện đại trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ tư,Hoàn thiện hướng dẫn kiểm soát chi NSNN qua KBNN phù hợp với tình hình mới. Xây dựng hệ thống cơ sở pháp lý chặt chẽ cho công tác KSC của KBNN, đảm bảo nguyên tắc: Khuôn khổ pháp lý phải đi trước một bước để đảm bảo có đủ thời gian huy động nguồn lực cho việc triển khai thực hiện.
Thứ năm, Phát huy vai trò của cơ quan KSC trong việc kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN. Kho bạc Nhà nước phải làm cho các cơ quan thấy được quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đúng mục đích, có hiệu quả và đúng luật pháp; phân định rõ trách nhiệm,
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, Kho bạc Nhà nước và các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước; có chế tài xử phạt hành chính đối với cá nhân, tổ chức sai phạm hành chính về sử dụng ngân sách nhà nước.
Thứ sáu, Hiện đại hóa công tác thanh toán của KBNN trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, theo hướng tự động hóa và tăng tốc độ xử lý các giao dịch; tiến tới thực hiện quy trình kiểm soát chi điện tử; bảo đảm dễ dàng kết nối, giao diện với các hệ thống ứng dụng khác.