5. Kết cấu của luận văn
3.2.2 Kiến nghị với Kho Bạc Nhà Nước
Thứ nhất:KBNN cần có sự hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời và thống nhất về mặt quy trình, nghiệp vụ kiểm soát chi thường xuyên NSNN cho tất cả các KBNN trực thuộc. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn trực tuyến, về công tác KSC thường xuyên NSNN trong hệ thống KBNN, để các đơn vị KBNN có thể trao đổi về quy trình nghiệp vụ, thống nhất cách thức KSC trên toàn hệ thống, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đơn vị KBNN trực thuộc nắm bắt kịp thời các văn bản, chế độ của Nhà nước, của ngành để triển khai đồng bộ, có hiệu quả, phục vụ tốt công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN.
Thứ hai: Thực hiện quy trình một cửa, việc tiếp nhận, theo dõi xử lý hồ sơ chứng từ KSC thường xuyên vẫn còn thực hiện thủ công, làm mất rất nhiều thời gian của cán bộ KSC. Nên cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng một chương trình quản lý giao nhận hồ sơ, rút ngắn thời gian giao nhận chứng từ, nâng cao tính chuyên nghiệp trong việc phục vụ khách hàng.
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
Thứ ba: KBNN cần nhanh chóng triển khai việc khai báo và giao nhận hồ sơ kiểm soát chi trên cổng thông tin điện tử KBNN thay cho việc giao nhận hồ sơ giấy tại quầy giao dịch như hiện nay vì thực hiện giao dịch trên cổng thông tin điện tử KBNN mang lại nhiều lợi ích :
+ Hồ sơ và chứng từ chi NSNN được thiết kế mẫu theo đúng mẫu quy định với đầy đủ các tiêu chí thông tin trên hồ sơ, chứng từ, các đơn vị sử dụng ngân sách có thể truy cập vào cổng thông tin điện tử của KBNN để lập và nộp hồ sơ trực tuyến.
+ Kiểm soát tính pháp lý của chữ ký điện tử của đơn vị sử dụng ngân sách vì chữ ký điện tử chứa đựng những thông tin thể hiện đầy đủ tính pháp lý như: Họ và tên người ký; số chứng minh thư nhân dân của người ký; đơn vị công tác của người ký; chức vụ của người ký; thời gian ký...Việc ứng dụng chữ ký số trong quá trình kiểm tra, kiểm soát hồ sơ kiểm soát chi điện tử, ký duyệt kết quả xử lý hồ sơ sẽ giảm thời gian đi lại của đơn vị do không cần làm việc trực tiếp tại KBNN đồng thời làm tăng tốc độ xử lý hồ sơ của cán bộ KBNN, đảm bảo chính xác tuyệt đối tính pháp lý của chữ ký điện tử, mang lại hiệu quả cao trong việc giải quyết hồ sơ kiểm soát chi NSNN.
Thứ tư, Trường nghiệp vụ Kho bạc cần đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng sử dụng phần mềm ứng dụng và trang bị, cập nhật thường xuyên kiến thức về công nghệ thông tin. Thực hiện đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin tập trung vào các chuyên môn kỹ thuật công nghệ thông tin trọng tâm, nghiên cứu phát triển ứng dụng và quản trị vận hành các chương trình ứng dụng trong hệ thống KBNN. Thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, khả năng thực hiện công việc với kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng giao tiếp, tìm hiểu tâm lý và phục vụ khách hàng.
Thứ năm, tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong hệ thống KBNN theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài chính. KBNN cần sớm đề ra những tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công trong hoạt động quản lý quỹ NSNN, từ đó có định hướng cải cách cho phù hợp, đúng trọng tâm, trọng điểm; chất lượng dịch
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
vụ hành chính công được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố như thái độ, phong cách phục vụ, kỹ năng nghề nghiệp, mức độ đơn giản của thủ tục hành chính… Với nhiệm vụ kiểm soát chi thường xuyên NSNN trong thời gian tới đã đặt ra thách thức lớn cho đội ngũ cán bộ, công chức hệ thống KBNN: vừa đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, đúng quy định vừa nghiên cứu và hoàn thiện các quy trình, thủ tục kiểm soát chi theo hướng công khai, minh bạch về thủ tục hồ sơ và thời gian giải quyết công việc, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ của mỗi cán bộ công chức KBNN, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đến giao dịch.