5. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất:Trong thực hiện KSC thường xuyên, KBNN huyện Cai Lậy đã nhận được sự đồng thuận tương đối cao của các đơn vị sử dụng ngân sách. Thái độ phục vụ, tinh thần trách nhiệm của công chức Kho bạc phần lớn được đánh giá là tốt.
Thứ hai: KBNN huyện Cai Lậy luôn nghiêm túc, tuân thủ mọi quy định của Nhà nước, Bộ Tài chính và KBNN cấp trên về điều hành và quản lý quỹ NSNN, đảm bảo thực hiện kiểm soát chi chặt chẽ, đúng quy trình, kiên quyết từ chối thanh toán các khoản chi không đúng quy định, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu; Chấp hành đúng quy định về chi tiền mặt qua KBNN theo Thông tư số 164/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ Tài chính về quy định quản lý thu, chi tiền mặt qua hệ thống KBNN, đã giúp cho KBNN huyện Cai Lậy có thêm cơ sở để kiểm soát các khoản chi thường xuyên bằng tiền mặt được chặt chẽ hơn, tăng cường thanh toán trực tiếp bằng phương thức chuyển khoản đến các đơn vị thụ hưởng, thay đổi thói quen, tâm lý thanh toán bằng tiền mặt; việc kiểm sóat và thanh toán tiền lương qua tài khoản cá nhân trên địa bàn huyện Cai Lậy đến nay đã ổn định, 100% các đơn vị thụ hưởng NSNN trên địa bàn đều thực hiện thanh toán lương qua thẻ ATM, góp phần giảm đáng kể lượng kiểm đếm tiền mặt rút từ ngân hàng và số chi tiền mặt cũng giảm rất lớn góp phần xây dựng hệ thống thanh toán hiện đại trong toàn quốc.
Thứ ba: Trong quá trình thực hiện kiểm soát chi, KBNN huyện Cai Lậy đã làm tốt công tác mở sổ, theo dõi các khoản tạm ứng của đơn vị SDNS chi tiết đến từng nội dung chi, đôn đốc các đơn vị SDNS thanh toán kịp thời các khoản tạm ứng đã hoàn thành, đúng thời hạn theo quy định, không để xảy ra tình trạng chiếm dụng vốn từ NSNN; xác định rõ mục tiêu chất lượng công tác KSC và được cụ thể hóa, xây dựng thành chương trình hành động năm của đơn vị. Thông qua kiểm soát chi
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế