Kiến nghị với Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện cai lậy – tiền giang (Trang 99 - 100)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính

Thứ nhất:Hệ thống các văn bản hướng dẫn chi thường xuyên NSNN của Bộ Tài chính cần phải rõ ràng, dễ hiểu, tránh trường hợp phải sửa đổi nhiều lần. Thường xuyên rà soát các văn bản chế độ để bổ sung, sửa đổi kịp thời các chế độ còn thiếu, không còn phù hợp hoặc bị chồng chéo về nội dung giữa các văn bản. Các văn bản hướng dẫn phải kịp thời, có tính độc lập. Hạn chế ban hành các văn bản bổ sung hay sửa đổi một số nội dung của văn bản trước. Vì như vậy, khi đọc và áp dụng văn bản, phải xem lại các văn bản có liên quan, làm cho KBNN cũng như các đơn vị SDNS khó áp dụng, hoặc áp dụng không sát với hướng dẫn.

Thứ hai, hệ thống các văn bản hướng dẫn chi thường xuyên NSNN của Bộ Tài chính cần ban hành đầy đủ, đồng bộ, bao quát phù hợp với tình hình thực tế các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu để làm cơ sở cho việc lập, chấp hành dự toán của đơn vị sử dụng NSNN và bộ phận kiểm soát chi của KBNN. Đây là một điều kiện hết sức quan trọng trong quản lý chi thường xuyên NSNN và cũng là điều kiện rất cần thiết để tiến tới việc thực hiện quy trình KSC điện tử trong chiến lược phát triển của KBNN. Do đó, trong thời gian tới Bộ Tài chính cần phải đẩy mạnh việc xây dựng các tiêu chuẩn và định mức chi NSNN. Đây là công việc khá khó khăn và phức tạp. Bởi lẽ, quy mô hoạt động và tính chất công việc của các đơn vị SDNS rất đa dạng, đồng thời chúng lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như lạm phát, tăng trưởng kinh tế… Do vậy, trước mắt cần quy định thống nhất các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi trong từng lĩnh vực cụ thể. Để tránh bị lạc hậu, một số các định mức chi nên quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) hệ số lương cơ sở.

Thứ hai:Hệ thống KBNN tuy đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp trong quá trình thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định tại thông tư 164/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý thu chi bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN. Nhưng hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán chưa chặt chẽ. Hiện nay, các văn bản pháp lý quy định về thanh toán chỉ dừng ở mức độ hạn chế thanh toán bằng tiền mặt và khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt mà chưa có những quy định cụ thể mang tính chất bắt buộc thực hiện thanh

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

toán không dùng tiền mặt. Để thực hiện thành công chiến lược phát triển KBNN hình thành Kho bạc điện tử, thiết nghĩ Bộ Tài chính cần sớm tham mưu với cơ quan quản lý nhà nước trong việc đưa ra các chế tài nhằm hạn chế việc thanh toán không dùng tiền mặt. Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, dự trữ quốc gia, KBNN và Thông tư số 54/2014 /TT-BTC ngày 24/04/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN theo quy định tại nghị định 192/2013/NĐ-CP chưa có quy định cụ thể cho hành vi vi phạm thanh toán không dùng tiền mặt qua KBNN.

Thứ tư: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác quản lý tài chính của đơn vị SDNS, để kịp thời chấn chỉnh, xử lý các vi phạm trong quản lý chi thường xuyên NSNN của các cấp, các ngành.

Thứ năm: Cần có quy định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan Tài chính, cơ quan chủ quản, KBNN và các đơn vị SDNS trong quá trình quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi từ NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện cai lậy – tiền giang (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)