Nâng cao chất lượng công tác tự kiểm tra và quản lý rủi ro trong hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện cai lậy – tiền giang (Trang 91 - 92)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác tự kiểm tra và quản lý rủi ro trong hoạt động

hoạt động nghiệp vụ kiểm soát chi thường xuyên tại KBNN huyện Cai Lậy

Công tác tự kiểm tra có chất lượng và hiệu quả sẽ giúp cho Kho bạc phát hiện và khắc phục kịp thời những sai sót; phòng tránh được rủi ro trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác này chưa được coi trọng, số đợt tự kiểm tra ít, thời gian kiểm tra ngắn, kỹ năng về công tác tự kiểm tra của cán bộ nghiệp vụ còn hạn chế, công tác xây dựng kế hoạch và thực hiện tự kiểm tra chưa được cụ thể, chi tiết vào nội dung nghiệp vụ cần kiểm tra mà thường bị dàn trải hoặc chung chung. Điều này dẫn đến việc các bộ hồ sơ chứng từ tuy đã được kiểm tra, nhưng khi đoàn thanh tra đến kiểm tra vẫn phát hiện ra các sai sót. Để khắc phục những hạn chế trên và nâng cao hơn nữa chất lượng công tác tự kiểm tra, lãnh đạo KBNN huyện Cai Lậy cần phải coi công tác tự kiểm tra là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra, tuyên truyền, nhắc nhở cán bộ KSC coi trọng công tác này. Ngay từ đầu năm lãnh đạo Kho bạc nhà nước huyện Cai Lậy cần xây dựng kế hoạch tự kiểm tra cụ thể:

+ Phân công cán bộ KSC chịu trách nhiệm kiểm tra lại các tập chứng từ tổng hợp hằng ngày kiểm tra lại tính chính xác về số tiền bằng số, bằng chữ, sự phù hợp về nội dung chi trên chứng từ với mục lục NSNN, các định khoản kế toán hạch toán trên chứng từ, hoàn thiện ngày, tháng, năm của phần dành KBNN hạch toán trên chứng từ bị bỏ sót, kiểm tra sự đầy đủ chữ ký tại các chức danh trên chứng từ...

+ Lập kế hoạch phân công tự kiểm tra mỗi tháng cho từng cán bộ KSC, quy định rõ thời hạn báo cáo kết quả tự kiểm tra. Các sai sót phát hiện qua công tác tự kiểm tra phải được hệ thống lại, phân tích rõ nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục, giúp cho cán bộ KSC có thể nhận dạng và phòng ngừa rủi ro trong quá trình thực hiện nghiệp vụ KSC thường xuyên NSNN.

+ Định kỳ thực hiện đánh giá kế toán kiểm soát chi về các mặt, theo dõi việc tuân thủ chấp hành các chính sách, quy định, quy trình nghiệp vụ, chấp hành nội quy lao động; thái độ, trách nhiệm với công việc được giao hằng ngày, tư cách cán bộ, đạo đức nghề nghiệp; Các phản ánh của khách hàng, các phòng ban liên quan, trong việc phối hợp công tác đối với đồng nghiệp.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện cai lậy – tiền giang (Trang 91 - 92)