Hạn chế trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN của KBNN huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện cai lậy – tiền giang (Trang 79 - 81)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Hạn chế trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN của KBNN huyện

toán chấp hành việc sử dụng NSNN theo đúng dự toán được duyệt, đúng định mức, chế độ do nhà nước quy định. Đặc biệt là việc xây dựng, mua sắm, sửa chữa tài sản của các đơn vị đã được quản lý một cách chặt chẽ bằng cơ chế đấu thầu và việc kiểm tra, kiểm soát chứng từ chi của Kho bạc, góp phần quan trọng vào việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng.

Thứ tư:Kiểm soát cam kết chi NSNN là một bước tiến quan trọng trong quá trình hoàn thiện cơ chế, quy trình quản lý KSC. Theo đó, việc kiểm soát, giám sát các khoản chi tiêu NSNN đã từng bước thực hiện được mục tiêu kiểm tra trước số dư dự toán. Kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN đã góp phần đảm bảo các khoản chi đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả, góp phần ngăn chặn được tình trạng nợ đọng trong lĩnh vực chi tiêu công.

Thứ năm: KBNN huyện Cai Lậy luôn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trên địa bàn, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình kiểm soát chi NSNN trên địa bàn, nhằm đẩy nhanh tốc độ giải ngân, tăng hiệu quả sử dụng vốn NSNN, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương.

Kết quả kiểm toán về công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước huyện Cai Lậy của đoàn kiểm toán nhà nước gần nhất năm 2017 tại Kho bạc nhà nước huyện Cai Lậy được kết luận cơ bản tốt, chưa phát hiện ra trường hợp sai sót gây thất thoát lãng phí ngân sách nhà nước. Điều này chứng tỏ KBNN huyện Cai Lậy đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN, là người gác cổng cuối cùng bảo đảm các khoản chi ra khỏi Kho bạc được kiểm soát chặt chẽ, đúng quy định.

2.3.2. Hạn chế trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN củaKBNN huyện Cai Lậy KBNN huyện Cai Lậy

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Cai Lậy vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

Thứ nhất, Đối với việc tổ chức kiểm soát chi theo quy trình giao dịch một

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

cửa tại KBNN huyện Cai Lậy, cán bộ KSC vừa tiếp nhận hồ sơ chứng từ, vừa xử lý hồ sơ chứng từ, dẫn đến tình trạng cán bộ KSC dễ có điều kiện nhũng nhiễu, phát sinh tiêu cực trong quá trình thực hiện KSC thường xuyên NSNN. Cán bộ KSC xử lý, kiểm soát chứng từ còn chậm; việc hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ, thủ tục thanh toán vẫn còn để tình trạng khó hiểu, vẫn còn tình trạng khách hàng phải bổ sung, hoàn thiện hồ sơ nhiều lần.

Thứ hai,Có nhiều khoản chi thường xuyên NSNN chi sai đối tượng hoặc chi không đúng tiêu chuẩn định mức quy định của Nhà nước hoặc không đúng với quy chế chi tiêu của đơn vị. Khoản chi hội nghị, công tác phí các đơn vị thường xác định đối tượng chi và mức chi lớn hơn so với định mức cho phép; có một khoản tính lương và phụ cấp theo lương hàng tháng, truy lãnh tính sai số học hoặc tính sai hệ số được lãnh. Một phần do trình độ và nhận thức của đơn vị sữ dụng ngân sách, song cũng do ý thức chủ quản của cán bộ kiểm soát chi Kho bạc và cũng do khối lượng công việc của cán bộ kiểm soát chi quá nhiều.

Thứ ba, Một số đơn vị còn chậm trể trong việc thanh toán tạm ứng và bảng đối chiếu tiền gởi hàng tháng, năm, đối chiếu dự toán quý, năm. Do nhận thức chưa đúng về ý nghĩa quan trọng của việc đối chiếu và thanh toán tạm ứng kịp thời của đơn vị với Kho bạc (cả kế toán đơn vị và của cán bộ kiểm soát chi Kho bạc).

Thứ tư, trong công tác kiểm soát chi KBNN huyện Cai Lậy chưa kiên quyết xử lý những khoản chi vi phạm do sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chỉ yêu cầu các đơn vị SDNS bổ sung hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, thủ tục, điều kiện thanh toán. Do Kho bạc huyện Cai Lậy chưa mạnh dạn còn ngại đụng chạm với đơn vị sử dụng ngân sách và đây là cũng nhiệm vụ mới của ngành Kho bạc.

Thứ năm, chi tiêu ngân sách còn tập trung nhiều vào thời điểm cuối năm nhất là việc rút tạm ứng ngân sách để chạy kinh phí vẫn còn diễn ra đối với nguồn kinh phí không tự chủ. Hiện nay, mặc dù dự toán đã được phân bổ đầu năm cho cả năm ngân sách nhưng đến cuối năm các đơn vị cân đối và thực hiện rút kinh phí. Chính điều đó đã gây áp lực cao cho KBNN huyện Cai Lậy trong việc kiểm soát chi và xử lý chứng từ, điều hòa vốn để đáp ứng khả năng thanh toán cho các đơn vị.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Nguyên nhân: Một mặc do việc cấp dự toán trể của các đơn vị dự toán cấp trên, mặc khác đơn vị sử dụng ngân sách còn mang ý nghĩa dự toán cấp phải sữ dụng hết trong năm không năm sau đơn vị cấp trên sẽ giao dự toán giảm lại

Thứ sáu, Kiểm soát chi theo kết quả đầu vào, chưa thực hiện KSC theo kết quả đầu ra.

Theo quy định của luật NSNN thì các khoản chi từ NSNN phải đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.Tuy nhiên hiện nay việc KSC thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Cai Lậy mới chỉ dừng lại ở mức độ là đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức. Còn việc đánh giá khoản chi đó có tiết kiệm hay không, có hiệu quả hay không thì rất khó đánh giá được trong quá trình KSC. Đây là nhược điểm của cơ chế KSC theo kết quả đầu vào. Để khắc phục nhược điểm này nhà nước đã từng bước thực hiện các cải cách hành chính công như quy định việc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; xây dựng các định mức khoán cho một số nội dung chi, quy định cụ thể các khoản chi phải thực hiện đấu thấu… Tuy nhiên kết quả đem lại là chưa cao, chưa đánh giá được tính hiệu quả của từng khoản chi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện cai lậy – tiền giang (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)