Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện cai lậy – tiền giang (Trang 92)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán

ngũ cán bộ, công chức Kho bạc nhà nước huyện Cai Lậy

Công tác kiểm soát chi NSNN nói chung và KSC thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Cai Lậy là một nhiệm vụ quan trọng trong hệ thống KBNN. Để đáp ứng được yêu cầu cao của công tác này, đòi hỏi đội ngũ cán bộ công chức Kho bạc huyện Cai Lậy phải có trình độ chuyên môn vững vàng và phẩm chất đạo đức trong sáng. Vì vậy, việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ KSC của KBNN Cai Lậy cần quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm soát chi NSNN, có kế hoạch bồi dưỡng, sắp xếp, phân công nhiệm vụ theo đúng năng lực và trình độ của từng người. Lãnh đạo KBNN huyện Cai Lậy cần:

+ Thay đổi nhận thức của cán bộ kiểm soát chi (Tổ chức các lớp về đạo đức công vụ, về kỹ năng giao tiếp).

+ Có cơ chế thưởng phạt nghiêm minh, rõ ràng, khen thưởng, động viên kịp thời đối với những công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có nhiều sáng kiến trong công tác; nghiêm khắc xử lý đối với những cán bộ cố ý làm sai các nguyên tắc, quy trình nghiệp vụ, vi phạm các quy định về quản lý kinh tế - tài chính gây thất thoát tiền và tài sản của nhà nước; những cán bộ lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác KSC ngân sách để vụ lợi, nhũng nhiễu khách hàng.

+ Chú trọng công tác luân phiên công việc nhằm tạo điều kiện cho cán bộ KSC có điều kiện tiếp cận và xử lý được nhiều việc, từng bước nâng cao nghiệp vụ và kinh nghiệm trong thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Tránh tình trạng 01 cán bộ kiểm soát chi kiểm soát quá lâu, một đơn vị sử dụng ngân sách, dễ dẫn tới việc làm theo lối mòn và các tiêu cực trong quá trình kiểm soát chi NSNN đặc biệt trong quy trình kiểm soát chi theo cơ chế một cửa tại đơn vị.

+ Thường xuyên rà soát các văn bản, chính sách để cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung kịp thời cho phù hợp và tuân thủ các quy định của pháp luật và thực tiễn; tăng cường nghiên cứu ban hành các quy định, hướng dẫn cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị tại mỗi thời điểm khác nhau.

+ Nghiên cứu phối hợp với kế toán trưởng và các thành viên tổ kế toán để

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

hình thành cẩm nang của quy trình xử lý nghiệp vụ, kiểm soát kế toán nói chung và kiểm soát chi nói riêng cho Kho bạc nhà nước huyện Cai Lậy một cách khoa học và hiệu quả nhất... Dù đã có một số khung kiểm soát, một số cẩm nang hoặc kinh nghiệm nhưng chưa thực sự đầy đủ và phù hợp, cũng như một số không dễ áp dụng.

Trong khi đó, nghiệp vụ kiểm soát chi diễn ra hàng ngày, với tính chất tương đối như nhau, dù nghiệp vụ đa dạng.Vì vậy, việc ban hành một danh mục kiểm soát khoa học sẽ rất hữu ích đối với những người làm công tác kiểm soát kế toán, thanh toán chi trả của KBNN huyện Cai Lậy.

Trong nội bộ tổ kế toán KBNN huyện Cai Lậy, giữa các kế toán kiểm soát chi, giữa kế toán kiểm soát chi và kế toán trưởng cần phải độc lập, tự chủ về nghiệp vụ, có thể một nghiệp vụ nhưng kiểm soát chi này phân tích xử lý khác với kiểm soát chi kia hoặc giữa kiểm soát chi với kế toán trưởng, môi trường kiểm soát được chặt chẽ thì hoạt động kế toán sẽ mang lại an toàn hiệu quả cao. Có như vậy, sẽ hạn chế việc lợi dụng quyền hạn, chức vụ để chiếm đoạt tiền và tài sản; nâng cao kỷ luật công chức, công vụ.

Cần sắp xếp bổ sung thêm cán bộ kiểm soát chi cho tổ kế toán vì số lượng công việc nhiều so với 4 biên chế cán bộ kiểm soát chi hiện tại của đơn vị , ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm soát chi.

Mỗi kế toán kiểm soát chi cần phải có ý thức, coi trọng và thực sự nghiêm túc trong học tập, rèn luyện đạo đức, tác phong, tạo dựng một phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai mới.

3.2.5. Nâng cao ý thức chấp hành chế độ chi ngân sách nhà nước của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước giao dịch với KBNN huyện Cai Lậy

Cần truyền đạt thông tin cho các ngành, các cấp thấy rõ vai trò của mình trong quá trình quản lý chi NSNN từ khâu lập dự toán, phân bổ dự toán, chấp hành dự toán, kế toán và quyết toán các khoản chi NSNN.

Cần làm cho các đơn vị sử dụng ngân sách thấy rõ KSC là trách nhiệm của tất cả các ngành, các cấp và các đơn vị cá nhân đều có liên quan đến quản lý quỹ NSNN mà đơn vị sử dụng NSNN là đối tượng chịu trách nhiệm chính trước Nhà

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

nước về phần kinh phí được cấp chứ không phải là công việc riêng của cơ quan Tài chính, KBNN. Việc các đơn vị sử dụng ngân sách có ý thức cao trong việc chấp hành nghiêm túc các chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu NSNN sẽ giúp cho việc KCS thường xuyên qua KBNN huyện Cai Lậy trở nên đơn giản và có hiệu quả cao, giảm thiểu được số lượng hồ sơ từ chối thanh toán trong KSC thường xuyên NSNN qua kho bạc huyện Cai Lậy. Để làm được điều đó, trước hết cần đào tạo chuyên môn về tài chính cho kế toán và thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách, đào tạo để nâng cao nhận thức, trách nhiệm sự quan trọng trong chi tiêu, đó không phải là nhiệm vụ của KBNN huyện Cai Lậy mà là của đơn vị SDNS; phải nâng cao sự hiểu biết của kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách về luật NSNN, chế độ quản lý, chi tiêu NSNN, những quy định của các thông tư quy định việc thanh toán các khoản chi NSNN qua kho bạc. Vì vậy, KBNN huyện Cai Lậy cần phải phối hợp với cơ quan Tài chính tổ chức triển khai đầy đủ, giải thích rõ ràng các quy định trong quản lý và kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN cho tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách.

Bên cạnh đó, KBNN huyện Cai Lậy cần tổ chức các cuộc hội nghị khách hàng ít nhất mỗi năm một lần để triển khai, hướng dẫn những văn bản, quy định mới trong KSC NSNN của Bộ tài chính, KBNN, ủy ban tỉnh, ủy ban nhân huyện, những quy định về phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN...cho thủ trưởng đơn vị SDNS để biết được vai trò trách nhiệm của mình trong việc chuẩn chi các khoản chi NSNN.

Cung cấp thông tin, hướng dẫn kịp thời, đầy đủ cho các đơn vị SDNS để không bỡ ngỡ khi đến giao dịch với KBNN huyện Cai Lậy.

3.2.6 Tăng cường phối hợp với cơ quan tài chính và chính quyền địaphương chỉ đạo, điều hành trong thực thi nhiệm vụ tại KBNN huyện Cai Lậy phương chỉ đạo, điều hành trong thực thi nhiệm vụ tại KBNN huyện Cai Lậy

Trong mối quan hệ giữa KBNN với UBND và cơ quan tài chính là rất đáng chú ý bởi lẽ nó phản ánh những tương quan quản lý rất phức tạp, vừa xuất phát từ thể chế phân cấp ngân sách nhà nước vừa là hệ quả của nguyên tắc quản lý song trùng theo ngành dọc và theo địa phương. Chính vì vậy, KBNN huyện Cai Lậy cần

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

xây dựng mối quan hệ tốt, tạo sự đồng tình, ủng hộ từ phía UBND thông qua việc ban hành kịp thời các tiêu chuẩn, định mức của địa phương, cũng như phối hợp chặt chẽ cùng cơ quan Tài chính trong việc thanh toán các khoản chi từ dự toán chi NSNN của các đơn vị sử dụng NSNN để tạo điều kiện thuận lợi cho KBNN kiểm soát chi NSNN.

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát những khoản chi thường xuyên đã có trong dự toán được giao từ đầu năm nhưng chưa phân bổ, chưa triển khai thực hiện giúp cho các đơn vị chủ động triển khai thực hiện dự toán được giao từ đầu năm; cần có nhiều cuộc hội thảo, trao đổi nghiệp vụ để thống nhất giữa KBNN huyện Cai Lậy và cơ quan Tài chính, ủy ban nhân dân huyện Cai Lậy tránh chỉ đạo chồng chéo, không thống nhất.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hội thảo, nếu cần thiết tham mưu UBND huyện Cai Lậy có văn bản nhắc nhở, đôn đốc các đơn vị sử dụng ngân sách chủ động hoàn thiện hồ sơ, thủ tục thanh toán theo nguồn kinh phí được giao, tránh việc dồn hồ sơ chứng từ thanh toán đến Kho bạc vào thời điểm cuối năm hoặc phải thanh toán trong thời gian chỉnh lí quyết toán, nhằm hạn chế áp lực dồn việc căng thẳng lên nhiệm vụ kiểm soát của Kho bạc.

3.2.7. Tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt qua KBNN huyện Cai Lậy

Việc giảm thiểu tiền mặt trong thanh toán, chi trả các khoản chi từ NSNN trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của KBNN trong lộ trình thực hiện chiến lược phát triển KBNN hình thành kho bạc điện tử. Thanh toán trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng NSNN bằng hình thức chuyển khoản vừa an toàn, vừa giảm thiểu được các chi phí liên quan đến việc quản lý tiền mặt như in tiền, kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản… Để đảm bảo mục tiêu sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả kinh phí NSNN, cơ chế cấp phát và kiểm soát chi đạt mục tiêu chi đúng, chi đủ, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng NSNN để góp phần loại bỏ tiêu cực, chống tham ô, lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí NSNN thì việc thanh toán không dùng tiền mặt là giải pháp hữu ích. Đồng thời góp phần quan trọng trong việc ổn định tiền tệ, kiểm soát thu nhập cá nhân, hạn chế tiêu cực, lãng phí trong chi tiêu NSNN.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

KBNN huyện Cai Lậy cần tích cực hơn nữa trong việc tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị thực hiện chi trả lương và các khoản thu nhập khác cho cá nhân qua thẻ ATM, nhất là đối với các đơn vị có doanh số chi tiền mặt lớn như Công an, Ban chỉ huy quân sự... tiến tới xóa bỏ tâm lý, thói quen sử dụng tiền mặt của các đơn vị SDNS. Từ năm 2013 KBNN huyện Cai Lậy đã thực hiện thành công việc triển khai thực hiện chương trình thanh toán song phương điện tử với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Cai Lậy; thực hiện triển khai việc thu chi tiền mặt cho đơn vị SDNS qua Ngân hàng thương mại từ tháng 6/ 2015 đối với các món chi tiền mặt trên 50.000.000đ/ 1 lần giao dịch tại Kho bạc, hạn chế tối đa việc chi tiền mặt tại KBNN huyện Cai Lậy. Đây là tạo ưu thế tạo tiền đề cho Kho bạc nhà nước huyện Cai Lậy sớm tiến hành thực hiện thu chi qua các điểm giao dịch của các ngân hàng thương mại mà kho bạc Cai Lậy thực hiện ủy nhiệm thu - chi vừa tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng được giao dịch tại nơi gần nhất vừa không dùng tiền mặt tại Kho bạc.

3.2.8. Hiện đại hoá hoạt động kiểm soát chi NSNN qua KBNN huyện CaiLậy dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin Lậy dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin

Hiện nay, Ngoài việc áp dụng thành công hệ thống TABMIS trong hạch toán kế toán, KBNN huyện Cai Lậy đã tham gia vào các hệ thống thanh toán điện tử song phương, ứng dụng có hiệu quả công nghệ, phương tiện và hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Nhưng kỹ năng về công nghệ thông tin của đội ngũ công chức làm công tác kiểm soát chi còn rất hạn chế do đa phần là các cán bộ lớn tuổi, tư duy về công nghệ thông tin kém. Vì thế lãnh đạo Kho Bạc nhà nước huyện Cai Lậy cần:

+ Cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao nhận thức của từng cán bộ công chức về tầm quan trọng, vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm kế toán trong việc theo dõi, xử lý các hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc.

+ Tích cực vận động, hỗ trợ kinh phí cho cán bộ công chức lớn tuổi học tập nâng cao trình độ về tin học; khi Kho bạc tỉnh triển khai tập huấn các chương trình, phần mềm ứng dụng mới ưu tiên cho các công chức lớn tuổi trực tiếp đi học để được cập nhật kiến thức mới trong điều kiện tốt nhất.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

+ Tăng cường công tác cải tiến quy trình làm việc, quy trình phối hợp, chuẩn hoá nghiệp vụ có thể ứng dụng công nghệ thông tin để phát huy được thế mạnh của công nghệ thông tin trong kế toán kiểm soát chi, giảm bớt các công việc thủ công gây mất thời gian và nhân lực. Đáp ứng tốt, kịp thời nhu cầu thông tin của lãnh đạo chính quyền địa phương, lãnh đạo KBNN huyện Cai Lậy trong việc quản lý và điều hành NSNN.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 của Luận văn đã nêu ra các căn cứ đề xuất giải pháp và các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Cai Lây. Việc hoàn thiện công tác KSC thường xuyên thuộc nguồn vốn NSNN của KBNN đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giải pháp và kiến nghị về chính sách, chế độ, quy trình nghiệp vụ, công nghệ thông tin, tổ chức bộ máy, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Cai Lậy.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận

Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề có tính chất lý luận về công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN, làm rõ thực trạng công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Cai Lậy giai đoạn 2015- 2017, xác định năm thành quả đạt được, sáu hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trong công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Cai Lậy. Đồng thời, đưa ra tám giải pháp cụ thể để hoàn thiện hơn công tác kiểm soát chi qua Kho Bạc Nhà Nước huyện Cai Lậy góp phần nâng cao chất lượng sử dụng ngân sách nhà nước, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả nguồn vốn NSNN; phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi tham nhũng, sử dụng lãng phí tài sản của Nhà nước.

Kho bạc Nhà nước huyện Cai Lậy được giao nhiệm quản lý quỹ ngân sách nhà nước, thực hiện kiểm soát chi NSNN trên địa bàn huyện Cai Lậy. Hàng năm, chi thường xuyên NSNN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi của NSNN trên địa bàn. Quản lý và kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN có hiệu quả là nhiệm vụ cấp bách, giúp cho cấp ủy, chính quyền các cấp chủ động trong điều hành ngân sách của địa phương. Hoạt động KSC thường xuyên NSNN là vấn đề, công việc rất khó khăn phức tạp, nhiều chính sách chế độ, văn bản thường xuyên bổ sung, thay đổi. Hoàn thiện cơ chế KSC thường xuyên NSNN qua KBNN nói chung và KBNN huyện Cai Lậy nói riêng là rất cần thiết và quan trọng, góp phần sử dụng hiệu quả, đúng mục đích NSNN.

3.2. Kiến nghị

Để các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN huyện Cai Lậy đã nêu trên trong thời gian tới đạt được những kết quả tốt hơn, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả nguồn vốn NSNN; phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi tham nhũng, sử dụng lãng phí tài sản của Nhà nước; góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn, đảm bảo an sinh xã hội tác giả xin đề xuất một số kiến nghị: TRƯỜ NG ĐẠ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện cai lậy – tiền giang (Trang 92)