Để đánh giá về phát triển kinh tế - xã hội thì dựa trên các tiêu chí như sau:
Chỉ tiêu về kinh tế: T ng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện của các ngành chủ yếu (giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng, giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ) ; Thu cân đối ngân sách; giá trị sản ph m/1ha đất trồng trọt; sản lượng lương thực có hạt; diện tích trồng rừng tập trung; diện tích trồng chè; chăn nuôi; diện tích nuôi trồng thủy sản. Trong đó có các yếu tố kinh tế là nhân tố tác động trực tiếp đến các biến đầu vào và đầu ra của nền kinh tế như: vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên, công nghệ ký thuật.
Các chỉ tiêu xã hội: Trường chu n quốc gia; duy trì các xã, thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế; tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tu i; tỷ suất sinh thô năm; giải quyết việc làm cho người lao động; tỷ lệ hộ nghèo; gia đình văn hóa, tiêu chí các hộ dân được dùng điện lưới quốc gia. Như vậy, các yếu tố phi kinh tế có tác động đến
tăng trưởng và phát triển kinh tế như: đặc điểm văn hóa xã hội, thể chế chính trị xã hội, đặc điểm dân tộc tôn giáo
Các chỉ tiêu về môi trường: Tỷ lệ độ che phủ rừng; tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý phát triển kinh tế cấp huyện
1.1.4.1 Nhóm các nhân tố chủ quan
Thứ nhất, năng lực quản lý của người lãnh đạo, trình độ chuyên môn của cán bộ,công chức trong bộ máy quản lý và đạo đức công vụ: Đây là nhân tố quan trọng, có tính quyết định tới chất lượng, hiệu quả công tác quản lý. Để có thể quản lý tốt, đội ngũ nhân viên cần có trình độ chuyên môn vững vàng, cán bộ có năng lực lãnh đạo, khả năng sử dụng người để có thể phân công nhiệm vụ phù hợp với từng nhân viên, từng bộ phận. Có trình độ mới có thể hướng dẫn các đơn vị thực thi đúng, mới có thể phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật và đưa ra được các quyết định đúng đắn. Công tác quản lý đòi hỏi đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn vững vàng và đạo đức nghề nghiệp.
Thứ hai, t chức bộ máy nhà nước quản lý ngân sách địa phương: Nếu bộ máy nhà nước quản lý ngân sách ở địa phương được t chức khoa học, có sự phân công, phân cấp cụ thể sẽ làm giảm chi phí quản lý, nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc. Các cơ quan quản lý có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, không chồng chéo sẽ nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. Vì tạo điều kiện thuận lợi cho sự tuân thủ công tác quản lý và gắn trách nhiệm giải trình đối với từng cơ quan, tránh được hiện tượng khi xảy ra hậu quả không có cơ quan nào chịu nhận trách nhiệm.
Thứ ba, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và các đơn vị trong công tác quản lý, điều hành thu-chi ngân sách địa phương: Phối hợp là sự kết hợp các hoạt động giữa các cơ quan, đơn vị với nhau để cho các cơ quan, đơn vị này thực hiện tốt hơn các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, nh m đạt được các lợi ích chung.
Thứ tư, công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình: Đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của bộ máy QLNN. Công khai minh bạch và trách
nhiệm giải trình vừa là yêu cầu, vừa là điều kiện, động lực để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước.
Các nhân tố thuộc về đối tượng quản lý, các nhân tố thuộc về môi trường quản lý: hệ thống văn bản pháp luật, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, thông tin và công nghệ, chế tài xử phạt.
1.1.4.2 Nhóm các nhân tố khách quan
Thứ nhất, là điều kiện tự nhiên: Mọi hoạt động phát triển kinh tế đều phải tính toán đến điều kiện về tự nhiên. Chẳng hạn, ở địa phương có nhiều sông, lại hay xảy ra lũ lụt thì chi ngân sách sẽ tập trung vào xây dựng đê, kè, và tu sửa đê, khi xây dựng công trình phải tránh mùa mưa, bão và có những biện pháp hữu hiệu để tránh thiệt hại xảy ra nh m đảm bảo chất lượng công trình; hoặc địa phương có địa hình chủ yếu là đồi núi, dốc thì chú ý đầu tư cho giao thông thuận lợi để có thể phát triển kinh tế và phát triển các ngành nghề phù hợp với điều kiện địa hình đó.
Thứ hai, là điều kiện kinh tế xã hội: Với môi trường kinh tế n định, vốn đầu tư sẽ được cung cấp đầy đủ, đúng tiến độ. Ngược lại nền kinh tế mất n định, mức tăng trưởng kinh tế chậm Nhà nước sẽ thắt chặt tín dụng để kìm chế lạm phát, các dự án sẽ bị điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư, chi ngân sách nhà nước giảm. Lạm phát cũng làm cho giá cả nguyên vật liệu tăng, làm chi phí công trình tăng điều này có thể hoãn thực hiện dự án vì không đủ vốn đầu tư để thực hiện. Vì vậy, có thể nói các yếu tố về kinh tế xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Thứ ba, là cơ chế chính sách và các quy định của nhà nước: Hệ thống pháp luật và các chế độ ưu tiên phát triển kinh tế là một trong những yếu tố khách quan ảnh hưởng tới công tác quản lý kinh tế ở cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
1.2 Kinh nghiệm th c ti n về công tác phát t i n inh tế - xã hội cấp huyện
1.2.1 Kinh nghiệm tại một số địa phương
1.2.1.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế xã hội ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Đại từ là Huyện miền núi n m ở phía Tây bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách Thành Phố Thái Nguyên 25 Km. Xác định nông nghiệp là thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương, Đại Từ đã đ y mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tích cực đưa các giống cây trồng có năng suất, hiệu quả cao, phù hợp với đồng đất của địa phương vào sản xuất. Từ đó, hình thành nên các vùng chuyên canh, sản xuất nông nghiệp tập trung như: Vùng trồng rau ở Hùng Sơn; vùng trồng bưởi diễn ở Tiên Hội; củ đậu, dưa hấu ở Bản Ngoại…
Một trong những tiềm năng, thế mạnh về sản xuất nông nghiệp của Đại Từ là cây chè và sản ph m trà với diện tích chè lớn nhất tỉnh, khoảng 6.300ha, chiếm 1/3 diện tích chè toàn tỉnh.
B ng các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, vốn hỗ trợ xi măng của tỉnh xây dựng đường giao thông nông thôn, vốn lồng ghép từ chương trình, dự án khác và nguồn huy động đóng góp của doanh nhiệp, nhân dân, huyện Đại Từ đã triển khai thực hiện nhiều công trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.
Năm 2018 Đại Từ tiếp tục đạt được kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Thu ngân sách b ng 119,51% kế hoạch năm; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,01%; giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp b ng 109,64% kế hoạch năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 9,18%, giảm 3,09% so với năm 2017. Huyện Đại từ đã thực hiện nhiều chính sách như:
- Tăng cường đầu tư mạnh mẽ, vững chắc và có hiệu quả các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Qua đó tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp nhưng vẫn phải đảm bảo an ninh lương thực cho người dân địa phương, xây dựng một nông thôn mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và văn minh, kết hợp giải quyết tốt các vấn đề xã hội và môi trường.
- CNH - HĐH ngành nông lâm thuỷ sản: Để khắc phục từng bước những khó khăn, vướng mắc chủ yếu của quá trình sản xuất nông nghiệp và tiếp tục tạo động lực thúc đ y cho tiến trình CNH - HĐH nông nghiệp.
- Trồng trọt: Phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá, tạo ra một số sản ph m có năng suất và chất lượng cao, xây dựng các vùng sản xuất tập trung. Thực hiện thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, sinh học hoá vào trong trồng trọt b ng cách:
- Tiếp tục khai thác tiềm năng cây chè theo hướng phát triển các vùng chè nguyên liệu. - Chăn nuôi: T chức quy hoạch vùng chăn nuôi trâu, bò thịt bình tuyển và chọn lọc trâu bò đực, trâu bò cái. Cải tạo đàn trâu, bò theo hướng lấy thịt.
Qua những vấn đề quyết sách nêu trên huyện Võ Nhai cũng có những tiềm năng, điều kiện tự nhiên tương tự và có thể áp dụng, vận dụng để thực hiện một số chỉ tiêu đối với huyện nhà.
1.2.1.2 Kinh nghiệm phát triển kinh tế xã hội ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
Bắc Sơn là huyện vùng cao của tỉnh Lạng Sơn, có t ng diện tích tự nhiên 70.011 ha; với dân số tự nhiên 65.214 người, bao gồm 12 dân tộc chung sống bên nhau tại 20 xã, thị trấn. Hệ thống chợ xã được phát triển, với 13/20 xã có chợ; trên 95% số hộ có nhà xây và nhà làm b ng gỗ bền vững. Về đời sống văn hóa tinh thần, cơ sở văn hóa và các thiết chế văn hóa, thể thao ngày càng được quan tâm. Toàn huyện có 18/20 sân tập thể thao; 87 nhà văn hóa xã, văn hóa thôn bản. Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao đang từng bước phát triển; đến nay, huyện có 12,7% số người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Trên địa bàn huyện có 9 trạm truyền thanh cơ sở, 1 thư viện huyện và 20/20 tủ sách pháp luật tại các xã thị trấn. Hệ thống bưu chính viễn thông đến 100% số xã. Đến năm 2018, trên địa bàn huyện đã có 100% thôn bản hưởng ứng thi đua và thực hiện quy ước; 205/224 thôn bản không có người nghiện ma túy. Công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể từng bước được quan tâm. Về lĩnh vực giáo dục đào tạo,tỷ lệ phòng học được kiên cố hóa đạt 41,96%; tỷ lệ trẻ em 6 tu i đến trường vào lớp 1 đạt 100%. Lĩnh vực y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm 100% xã có cán bộ y tế; trong đó có 80% số xã có bác sĩ ; 97% thôn bản có nhân viên y tế. Về công tác xây dựng cảnh quan môi trường, trong những năm gần đây, huyện quan tâm chỉ đạo thực hiện chương trình nước sinh hoạt nông thôn, đầu tư nhiều công trình nước sinh hoạt tập trung từ nguồn kinh phí hỗ trợ cho các hộ nghèo là người dân tộc thiểu số được hưởng lợi. Công tác vệ sinh môi trường đang từng bước được cải thiện. Các chính sách an sinh xã hội được quan tâm hơn. Từ phong trào xây dựng đời sống văn hóa, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc trong huyện được cải thiện; khối đại đoàn kết các dân tộc được củng cố; các hủ tục, tệ nạn xã hội từng bước được loại bỏ.
Cụ thể, trong lĩnh vực kinh tế: Tăng trưởng GRDP đạt 8,2% (mục tiêu là 8%); về cơ cấu kinh tế: nông-lâm nghiệp chiếm 46%, công nghiệp, xây dựng 12% và dịch vụ 42%, GRDP/người đạt 29 triệu đồng (chỉ tiêu 27-29 triệu đồng); thu ngân sách vượt chỉ tiêu của tỉnh; hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới.
Về lĩnh vực văn hóa xã hội, huyện đã xây dựng được 1 trường đạt chu n quốc gia đạt chỉ tiêu đề ra; xây dựng được 2 xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã, đạt chỉ tiêu đề ra; giải quyết việc làm hàng năm cho khoảng 1.200 người, giảm tỷ lệ hộ nghèo 3,59% (chỉ tiêu 2%); hoàn thành hồ sơ công nhận huyện an toàn khu thời kỳ chống Pháp, từ di tích quốc gia đặc biệt “Khởi nghĩa Bắc Sơn”, hình ảnh Bắc Sơn được quảng bá rộng hơn trong nước và thế giới.
Để đảm bảo kinh tế phát triển n định, khởi bật tiềm năng thế mạnh của huyện, trong thời gian tới, huyện đặt ra mục tiêu: Tập trung đ y mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với đ i mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường; tạo điều kiện tốt hơn nữa trong thu hút đầu tư, khuyến khích khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, phát triển mô hình sản xuất hiệu quả, ưu tiên đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ và du lịch. Trên địa bàn huyện hiện có 120 doanh nghiệp trong đó, có 70 doanh nghiệp có trụ sở trực tiếp trên địa bàn. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh đã có đóng góp cho sự phát triển chung.
1.2.1.3 Kinh nghiệm của huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh
Hoành Bồ có vị trí độc đáo tiếp giáp với 3 thị xã và thành phố của tỉnh Quảng Ninh. Hoành Bồ được đánh giá như một huyện ngoại ô và vệ tinh của thành phố Hạ Long. Ví trí đó tạo điều kiện thuận lợi để đ y mạnh giao lưu kinh tế, thúc đ y các lĩnh vực mà huyện có lợi thế như cung cấp thực ph m, rau quả cho các khu công nghiệp, du lịch Hạ Long và các đô thị khác. Hoành Bồ có địa hình đa dạng với các địa hình: miền núi, trung du và đồng b ng ven biển, tạo ra một sự kết hợp giữa phát triển kinh tế miền núi, kinh tế trung du và kinh tế ven biển.
Với diện tích là 843,7km2: có 3/4 diện tích là đất rừng, phần lớn là rừng tự nhiên, xưa có nhiều gỗ quý như lim, sến, táu, nhiều mây tre và cây dược liệu, hương liệu, trong đó
có trầm hương, ba kích. Hoành Bồ có địa hình núi thấp chiếm khoảng 12%, địa hình đồi chiếm khoảng 70%, địa hình thung lũng chiếm 8% diện tích, địa hình đồng b ng chiếm 10% diện tích, đây là diện tích đất nông nghiệp trồng lúa chủ yếu của huyện. Trên tinh thần chủ động, nắm chắc tình hình, phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm theo Nghị quyết của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân huyện và Chương trình công tác của UBND huyện Hoành Bồ nhóm chỉ tiêu kinh tế, tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 4,4%; công nghiệp - xây dựng đạt kế hoạch với tốc độ tăng là 2,3%; dịch vụ - thương mại tăng 14% (chỉ tiêu 14%); nông- lâm- ngư nghiệp tăng 6,1% (chỉ tiêu 5,0%). Giá trị sản xuất đạt 15.669 tỷ đồng (chỉ tiêu 15.663 tỷ đồng). T ng vốn đầu tư trên địa bàn đạt 8.396 tỷ đồng (chỉ tiêu 8.200 tỷ đồng). Thu NSNN trên địa bàn đạt 556 tỷ đồng (chỉ tiêu 425 tỷ đồng). Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 92% (chỉ tiêu 92%). Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 1,88%. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 72,5%. Tỷ lệ hộ dân thành thị được cấp nước sạch đạt 100%. Tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98%. Tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom đạt 95%. Tỷ lệ chất thải y tế được thu gom, xử lý đạt 100%.
Hoành Bồ cũng là địa phương có số thu ngân sách nhà nước vượt cao so với chỉ tiêu tỉnh Quảng Ninh giao. Huyện đã chỉ đạo đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh để tăng nguồn thu, tăng trách nhiệm thu ngân sách cấp xã, thu dứt điểm số nợ đọng. T ng thu ngân sách trên địa bàn năm 2016 đạt 519 tỷ đồng, năm 2017 đạt 500,4 tỷ đồng, năm 2018 đạt 510 tỷ đồng, tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước 3 năm đạt 18%/năm. Các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa-xã hội có nhiều tiến bộ, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh (từ