huyện Võ Nhai
Từ những kinh nghiệm trong phát triển kinh tế xã hội của các địa phương trong nước đề tài rút ra bài học kinh nghiệm đối với huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên trong công tác phát triển kinh tế xã hội là:
Xác định đúng mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp và nông nghiệp là hai ngành kinh tế xương cốt của nền kinh tế quốc dân. Đây là hai ngành trực tiếp tạo ra của cải vật chất.
Dù cho nền khoa học công nghệ của thế giới có phát triển như thế nào thì cũng không thể xóa bỏ vai trò của ngành nông nghiệp. Nông nghiệp và công nghiệp là hai ngành có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo điều kiện và thúc đ y nhau cùng phát triển. Động viên các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, từ đó thu hút các cơ sở chế biến nông lâm thủy sản, xây dựng các mô hình phát triển sản xuất tiêu biểu.
Hướng dẫn người dân xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đặc thù của huyện. Hướng dẫn nhân dân thực hiện gieo trồng, bảo vệ diện tích cây màu lương thực và các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm có hiệu quả kinh tế cao. Khuyến khích xây dựng phát triển gia trại, trang trại chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp đối với gia súc ăn cỏ và chăn nuôi theo hướng công nghiệp đối với đàn lợn.
Phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá, tạo ra một số sản ph m có năng suất và chất lượng cao, xây dựng các vùng sản xuất tập trung. Thực hiện thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, sinh học hoá vào trong trồng trọt.
Tăng cường đầu tư mạnh mẽ, vững chắc và có hiệu quả các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Qua đó tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp nhưng vẫn phải đảm bảo an ninh lương thực cho người dân địa phương, xây dựng một nông thôn mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và văn minh, kết hợp giải quyết tốt các vấn đề xã hội và môi trường.
Tạo sự liên kết hài hoà giữa nông nghiệp, nông thôn với công nghiệp và đô thị.
Phát triển kết cấu hạ tầng (thông tin, giao thông, giáo dục, nghiên cứu) là nhân tốc quan trọng thúc đ u nông nghiệp phát triển, tạo nên năng suất đất đai ở các thời kỳ đầu thời kỳ, tạo điều kiện phát huy tác dụng máy móc, thiết bị và hoá chất cho quá trình cơ giới hoá và hoá học hoá nông nghiệp, tạo nên năng suất lao động cao cho nông nghiệp Tạo việc làm cho lao động nông thôn. Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ chú trọng phát triển những công nghệ thu hút nhiều lao động trong quá trình công nghiệp hoá.
Để có thêm việc làm ở nông thôn, một biện pháp khác là phân b các ngành công nghiệp, các nhà máy về nông thôn. Nhờ kết cấu hạ tầng, hệ thống năng lược và liên lạc hoàn chỉnh, giá thấp, không chỉ các ngành chế biến dùng nguyên liệu nông nghiệp như tơ t m, dệt may mà cả các ngành cơ khí, hoá chất cũng phân bố trên địa bàn nông thôn toàn quốc.
Phát huy ưu thế khoa học đa ngành tập trung vào giải quyết các vấn đề KH&CN trong nông nghiệp- Kết hợp chặt chẽ giữa cán bộ KH&CN và nông dân, phát huy cao độ tính sáng tạo của đội ngũ những người lao động nông nghiệp. Coi trọng việc đào tạo nhân tài khoa học và công nghệ nông nghiệp và bồi dưỡng nâng cao trình độ nông dân. Người nông dân cần được nâng cao tố chất văn hoá, KH&CN để có đủ khả năng áp dụng các thành tựu KH&CN vào sản xuất. Cán bộ KH&CN phải biết kết hợp chặt chẽ công tác nghiên cứu với thực tiến sản xuất và đời sống, phải bám đồng ruộng, nâng cao năng lực giải quyết các vấn đề khó khăn của thực tế sản xuất nông nghiệp.
1.3 Những công t ình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Luận án tiến sĩ nghiên cứu [12] đã đưa ra các giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Việt Nam trong điều kiện khan hiếm nguồn lực, nh m tăng cường nguồn lựu đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội và tạo thêm thực lực cho kinh tế Nhà nước, giúp Chính phủ, ngành, địa phương thực hiện việc quản lý, phân b , điều tiết vốn đầu tư vào ngành, lĩnh vực, vùng theo định hướng chiến lược và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đất nước.
Đề tài “Phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” [13] đã phân tích, đưa ra một số giải pháp để phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững, đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên nói chung và của huyện Phú Lương nói riêng.
Luận văn nghiên cứu về “Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (1986 - 2010)” [14] đã đóng góp để thúc đ y phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2013 - 2015 cũng đúc rút ra một số kinh nghiệm thực tiễn để học tập về sự chuyển biến của nền kinh tế xã hội tại địa phương.
Đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An” [15] đã phân tích, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc nâng cao chất lượng công chức xã của tỉnh Nghệ An; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp chủ yếu để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức từ đó có những đóng góp vào quản lý nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.
Như vậy, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu trên những góc độ khác nhau liên quan đến các giải pháp nh m phát triển kinh tế xã hội của các địa phượng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về các giải pháp phát triển kinh tế xã hội tại huyện Võ Nhai giai đoạn 2019 - 2024 đến nay chưa có một tác giả nào đi sâu nghiên cứu. Đây là điều kiện thuận lợi để nâng cao giá trị đề tài và cũng là cơ hội để tác giả tìm hiểu nghiên cứu, đóng góp thêm các giải pháp nh m phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Võ Nhai, để phục vụ nhân dân tốt hơn, góp phần thực hiện thắng lợi phát triển kinh tế xã hội, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nông thôn mới, làm giàu cho địa phương.
Kết luận chương 1
Nội dung chương 1, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế xã hội, trong đó đã trình bày các vấn đề về các khái niệm liên quan, nội dung trong công tác phát triển kinh tế xã hội cấp huyện, các chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội địa phương. Từ đó là cơ sở tác giả phân tích đánh giá phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, đề cập trong nội dung chương 2.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN L PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HUYỆN VÕ NHAI
2.1 Giới thiệu hái quát về huyện Võ Nhai
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Võ Nhai là một huyện vùng cao n m về phía Đông- Bắc của tỉnh Thái Nguyên. Có toạ độ địa lí, 1050 45’ - 1060 17’ Kinh độ Đông; 210 36’ - 210 56’ Vĩ độ Bắc. Huyện Võ Nhai cách thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên khoảng 37km về phía Bắc, có diện tích tự nhiên 83.942,57ha; Huyện gồm 14 xã và 1 thị trấn, trong đó có 6 xã vùng I, 3 xã vùng II, còn lại 5 xã vùng III dân số khoảng 68.140 người. Là huyện có địa hình phức tạp, đồi núi là chủ yếu, đất ruộng ít, phần lớn diện tích là đồi núi thấp và núi đá vôi, những vùng đất b ng phẳng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhỏ, chủ yếu theo các khe suối, triền sông và thung lũng.
Theo kết quả phúc tra theo phương pháp định lượng FAO/UNESCO do Viện Thiết kế xây dựng thực hiện thì toàn huyện có các nhóm đất sau: Đất phù sa: 1.816 ha chiếm 2,16% diện tích; Đất đen: 935,5 ha chiếm 1,11% diện tích; Đất xám bạc màu: 63.917,7 ha chiếm 76,08% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở các thung lũng trên địa bàn tất cả các xã trong huyện; Đất đỏ: 3.770,80ha, chiếm 4,49% diện tích tự nhiên; Các loại đất khác: có 13.570,44 ha chiếm 16,16% diện tích.
Nhìn chung Võ Nhai có nhiều loại đất canh tác phù hợp với nhiệu loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng, song chủ yếu là đất đồi núi; những diện tích đất b ng phẳng phục vụ cho canh tác nông nghiệp rất thấp, đất ruộng lúa chỉ còn 2.916,81 ha.
Do diện tích đất lâm nghiệp lớn, lại là huyện vùng cao khí hậu nhiệt đới nên hệ thực vật có nhiều gỗ quý từ nhóm II đến nhóm VIII, song đến nay trữ lượng không còn nhiều. Việc bảo vệ và chăm sóc rừng những năm gần đây đã được quan tâm, mức độ che phủ rừng của huyện duy trì ở mức 67%.
Qua kết quả điều tra tìm kiếm thăm dò, Võ Nhai có các loại khoáng sản sau: Chì, Kẽm ở Thần Sa với quy mô trữ lượng nhỏ không tập trung, Vàng ở Thần Sa, Sảng Mộc, Liên Minh nhưng chỉ là vàng sa khoáng, hàm lượng thấp, quản lý khai thác khó khăn; Mỏ phốt pho ở La Hiên trữ lượng khá (khoảng 60.000 tấn); Khoảng sản vật liệu xây dựng như: Đá xây dựng, cát, sỏi, sét xi - măng ở La Hiên, Cúc Đường có trữ lượng lớn, chất lượng tốt.
Trong huyện có hai hệ thống nhánh sông trực thuộc hệ thống sông Cầu và sông Thương, đó là hệ thống sông Nghinh Tường và hệ thống sông Dong và nhiều khe, suối nhỏ do đó nguồn nước mặt tương đối phong phú nhưng phân bố không đều. Qua điều tra thăm dò khảo sát thì nguồn nước ngầm tương đối phong phú, chất lượng tốt đảm bảo phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
Với địa hình có dãy núi đá vôi xen lẫn núi đất trung điệp tạo nên những thắng cảnh đẹp tự nhiên của núi rừng. Quần thể hang động Phượng Hoàng, Suối Mỏ Gà và hang động khác như: Nà Kháo, Hang Huyền,... có nhiều nhũ đá tạo nên cảnh quan đẹp. Mái Đá Ngườm ở xã Thần Sa là cái nôi ra đời sớm nhất của người Âu Lạc. Rừng Khuôn Mánh xã Tràng Xá là nơi thành lập đội cứu quốc quân II và nhiều hang động, di tích khác đã đi vào lịch sử của dân tộc. Do hệ thống giao thông cơ bản đã đáp ứng được nên tiềm năng du lịch của huyện đang được phát huy cùng với hệ thống du lịch trong toàn tỉnh Thái Nguyên.
2.1.1.2 Đặc điểm địa hình
Huyện Võ Nhai n m ở vị trí tiếp giáp của 2 dãy núi cao - Dãy Ngân Sơn và Dãy Bắc Sơn cho nên huyện có địa hình khá phức tạp, đồi núi là chủ yếu, đất ruộng ít. Huyện có phần lớn là diện tích vùng núi đá vôi (chiếm 92%), trong khi những vùng đất b ng phẳng, thuận lợi tiện cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, tập trung chủ yếu dọc theo các khe suối, các triền sông và các thung lũng ở vùng núi đá vôi.
Toàn huyện có độ cao bình quân từ 100m đến 800m so với mặt biển, đất nông nghiệp phân bố ở độ cao bình quân từ 100m đến 450m. Căn cứ vào địa hình địa mạo đất đai huyện chia thành 3 tiểu vùng có những đặc điểm sau:
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
- Tiểu vùng I: Gồm 6 xã phía bắc của huyện (Nghinh Tường, Thượng Nung, Cúc Đường, Thần Xa, Vũ Chấn, Sảng Mộc), địa hình núi cao dốc, phần lớn là núi đá vôi (72%) độ dốc lớn (Đa phần từ 250 trở lên). Một số vùng phân bố dọc theo các khe suối và thung lũng có độ dốc từ 00 – 250 là vùng thích hợp để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp theo hướng nông, lâm kết hợp.
- Tiểu vùng II: Gồm 4 xã (La Hiên, Lâu Thượng, Phú Thượng và Thị Trấn Đình Cả) có dạng địa hình thung lũng tương đối b ng phẳng chạy dọc theo quốc lộ 1b với hai bên là hai dãy núi cao có độ dốc lớn. Đất đai của vùng II đã sử dụng hầu hết vào nông nghiệp.
- Tiểu vùng III: Gồm 5 xã (Tràng Xá, Dân Tiến, Liên Minh, Bình Long, Phương Giao) có địa hình bát úp bị chia cắt nhiều bởi các khe suối, sông và xen lẫn núi đá vôi, các soi bãi ven sông địa hình thấp và tương đối b ng phẳng hơn các xã vùng I. Độ dốc từ 10-200 , có thể sử dụng phát triển cây hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả.
2.1.1.3 Khí hậu - thủy văn
Mặc dù điều kiện địa hình phức tạp bởi có З vùng khác nhau nhưng điều kiện khí hậu tương đối đồng nhất. Do n m ở chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu nên khí hậu của huyện Võ Nhai chia làm hai miền rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 và - mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm.
Huyện có hai hệ thống nhánh sông trực thuộc hệ thống sông Cầu và sông Thương được phân bố ở hai vùng phía Bắc và phía Nam của huyện. Ngoài ra còn có các hệ thống hồ, đập, mạng lưới suối nhỏ góp phần nh m đáp ứng cho sản xuất nông lâm nghiệp ở nơi đây.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội, môi trường
a. Kinh tế
Kinh tế Võ Nhai cơ bản vẫn phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp (chiếm 55% tỷ trọng). Do còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đất đai kém màu mỡ, cây trồng còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, trình độ dân trí thấp nên tốc độ tăng trưởng kinh tế của Huyện bình quân giai đoạn 2005-2014 chỉ đạt từ 5- 6% trên 1 năm. Cơ cấu kinh tế: Nông, Lâm nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Thương mại và Dịch vụ đã có nhưng bước cải thiện.
Tình hình tăng trưởng kinh tế năm 2016 -2018, của Huyện Võ Nhai được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Võ Nhai năm 2016-2018 ĐVT: Triệu đồng Ngành Giá t ị sản xuất tăng thêm năm 2016 Giá t ị sản xuất tăng thêm năm 2017 Giá t ị sản xuất tăng thêm năm 2018 Tốc độ tăng t ưởng bình quân (%)
1. Nông - Lâm - Thủy sản 114.617,25 118.574,36 201.459,30 104,25 2. Công nghiêp - Xây dựng 77.178,32 82.146,17 84.853.55 107,83 3. Du lịch - Dịch vụ 10.258,18 12.379,34 14.132.78 111,07
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Võ Nhai)
b. Dân số - Lao động
Huyện Võ Nhai có 15 đơn vị hành chính cấp xã/phường gồm 1 thị trấn và 14 xã. Dân số của huyện tính đến năm 2018 là 68.361 người, trong đó gồm nhiều dân tộc khác nhau đang sinh sống. Hầu hết dân số sống ở nông thôn (khoảng 90%), chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp.
Mật độ trung bình: 83 người/km2, phân b không đồng đều giữa các vùng, đông nhất ở trung tâm huyện lỵ và dọc quốc lộ 1B, ở các xã vùng sâu, vùng xa có mật độ thấp 22-25người/km2.
Huyện Võ Nhai có nguồn lao động dồi dào nhưng hầu hết là lao động giản đơn, chưa qua đào tạo nghề. Trong cơ cấu lao động của huyện, lao động nông nghiệp chiếm phần lớn. Điều đó đang đặt ra thách thức đối với huyện trong việc đào tạo, chuyển đ i nghề và tạo việc làm tại địa phương cho người lao động.
Bảng 2.2 Quy mô dân số huyện Võ Nhai, giai đoạn 2015-2018 Chỉ tiêu Diện tích (Km2) Dân số (người) Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Toàn huyện 840,1 65.517 65.867 66.340 68.361 Xã, thị trấn 1. Thị trấn Đình Cả 10,16 3.679 3.691 3.718 3.658 2. Xã Lâu Thượng 57,09 6.266 6.199 6.244 6.664 3. Xã Phú Thượng 34,44 4.459 4.565 4.598 4.973