Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 80)

2.3.2.1 Tồn tại

Bên cạnh các kết quả đạt được trong nhiệm vụ phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường, huyện vẫn đang gặp phải năm vấn đề tồn tại cần tập trung giải quyết trong thời gian tới, cụ thể như sau:

1. Một là, còn thiếu các cơ chế đồng bộ và hiệu quả trong huy động nguồn lực để phát triển các tiền đề thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây được xem là nhân tố tiền đề cho phát triển kinh tế nhanh như đầu tư cho cơ sở hạ tầng, phát triển con người và khoa học và công nghệ.

2. Hai là, thu cân đối ngân sách nhà nước ở một số xã đạt thấp chưa có khả năng tự cân đối ngân sách. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn chậm. Tiến độ thi công, khởi công một số công trình xây dựng còn chậm.

3. Ba là, các chính sách liên quan đến an sinh xã hội và giảm nghèo được ban hành rất nhiều, dẫn đến số lượng các văn bản quy phạm pháp luật về các chính sách này quá nhiều, gây khó khăn cho công tác thực hiện; đồng thời xảy ra hiện tượng chồng lấn trong chính sách, làm hạn chế việc lồng ghép chính sách và cân đối nguồn lực chung. 4. Bốn là, việc chỉ đạo triển khai một số dự án trọng điểm còn chậm; công tác giải phóng mặt b ng và thực hiện nhiều công trình, dự án vẫn vướng mắc; tình hình an

ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, đặc biệt công tác tôn giáo còn tiềm n nhiều diễn biến phức tạp. Một số lĩnh vực văn hóa - xã hội chuyển biến chậm. Việc chuyển đ i cơ cấu kinh tế và tạo việc làm đối với Nhân dân ở các xã miền biển sau sự cố môi trường biển gặp nhiều khó khăn. Các tệ nạn xã hội như ma túy, lô đề, cá độ còn nhiều. Hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, cải cách hành chính, cải cách tư pháp đã chuyển biến nhưng chưa mạnh.

5. Năm là, công tác quy hoạch sử dụng đất còn chậm. Tranh chấp đất đai có nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài, hồ sơ lưu không đầy đủ, kho lưu trữ hồ sơ chưa đảm bảo. Các xã, thị trấn còn chậm thiết lập hồ sơ chỉnh lý biến động đất đai đối với các công trình hiến đất. Công tác giải phóng mặt b ng một số công trình còn chậm. Kinh phí đầu tư cho môi trường còn hạn chế, chưa đáp ứng việc trang bị thêm xe ô tô chuyên dụng chở rác, thu gom xử lý rác.

2.3.2.2 Nguyên nhân

Thứ nhất, nguồn huy động từ doanh nghiệp còn hạn chế và nguồn ngân sách trực tiếp cho phát triển cũng chưa đạt mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, nguồn ngân sách Trung ương trong những năm qua còn hạn chế, chưa đảm bảo đáp ứng với nhu cầu phát triển, nguồn vốn hỗ trợ chuyển về còn chậm đã ảnh hưởng tới kế hoạch và tiến độ triển khai thực hiện. Cơ chế lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án chưa rõ ràng và chưa quan tâm tới đặc thù từng xã. Nguồn lực huy động từ dân cư có xu hướng giảm dần so với những năm đầu của nhiệm kỳ 2015 - 2020. Trong những năm đầu thực hiện, đóng góp của dân cư chủ yếu ở việc hiến đất và tài sản trên đất, nhưng những năm sau đó huy động từ dân cư sẽ giảm tương đối và chỉ tập trung ở hình thức đóng góp ngày công lao động và một phần nhỏ là tiền mặt...

Thứ hai, do kinh tế còn nhiều khó khăn nên ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do vậy còn tình trạng nợ đọng Ngân sách nhà nước của một số doanh nghiệp. Một số địa phương chưa quyết liệt trong công tác thu ngân sách Nhà nước, cán bộ thực hiện nhiệm vụ chưa thực hiện hết tinh thần trách nhiệm, nên một số xã thu ngân sách đạt thấp, còn nợ đọng phí, lệ phí...

nghèo, gia đình thân nhân liệt sỹ ban hành không đồng thời, chậm thực hiện và việc th m địch các nội dung khác liên quan đến đối tượng để thực hiện giải ngân còn chậm, thường xuyên phải kéo dài qua các năm (ví dụ như quyết định hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg). Tình hình thiên tai, biến đ i khí hậu ngày càng diễn ra phức tạp, khó lường, gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng và tác động lâu dài đến đời sống nhân dân, đòi hỏi phải sử dụng một nguồn lực lớn từ Trung ương đến địa phương để hỗ trợ. Trong khi đó, nguồn lực thực hiện trợ giúp xã hội còn hạn hẹp, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước; mức hỗ trợ còn thấp, chưa bảo đảm nhu cầu sinh hoạt tối thiểu; chưa động viên, thu hút được nhiều sự tham gia của tư nhân và các t chức xã hội; nhiều đối tượng thụ hưởng chính sách còn ỷ lại vào chính sách của Nhà nước. Công tác xã hội hóa, huy động sự tham gia đóng góp của khu vực tư nhân còn bất cập, chưa phát huy hết tiềm năng tham gia của người dân, doanh nghiệp và các đối tác xã hội. Việc thu cân đối ngân sách chưa đáp ứng được nhu cầu thu tự cân đối của huyện cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế việc lồng ghép chính sách và cân đối nguồn lực chung.

Thứ tư, Công tác tham mưu, chỉ đạo ở cơ sở chưa thực sự quyết liệt, nặng về triển khai; chưa coi trọng kiểm tra, giám sát, đôn đốc tiến độ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, bên cạnh đó do địa bàn rộng, dân cư sống thưa, tỷ lệ hộ nghèo cao, định suất đầu tư cao, không có kinh phí hỗ trợ giải phóng mặt b ng trong xây dựng nông thôn mới nên gặp khó khăn trong việc đối ứng để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Huyện Võ Nhai là một trong chín huyện, thành phố, thị xã của tỉnh chưa thành lập được ban giải phóng mặt b ng riêng, cán bộ thực hiện công tác giải phóng mặt b ng chưa chuyên trách, còn phải trưng tập từ các cơ quan chuyên môn để thực hiện GPMB các công trình, dự án.

Huyện Võ Nhai cũng là một nơi mà những thế lực thù địch chống phá cách mạng muốn lợi dụng bà con dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp ở vùng sâu, vùng xa như đồng bào dân tộc Mông ở các xã Phương Giao, Cúc Đường, Thượng Nung, Dân Tiến để tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước.

Tình trạng thất nghiệp và chưa có việc làm ở độ tu i thanh thiếu niên đang bị những kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo sử dụng ma túy, chơi lô đề, cờ bạc ít nhiều gây bức xúc cho một số điểm dân cư trên địa bàn.

Do đời sống khó khăn, ý thức chấp hành pháp luật kém, do lợi nhuận cao nên một số đối tượng đã vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, mặt khác công tác quản lý bảo vệ rừng của một số cơ quan chức năng, địa phương còn lỏng lẻo nên để xảy ra khai thác lâm sản trái phép.

Hạ tầng công nghệ thông tin đã phát triển, tuy nhiên chư đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của công tác cải cách hành chính như máy tính, phòng làm việc tiếp công dân của các xã còn chưa đảm bảo yêu cầu về diện tích, trang bị theo đúng quy định.

Thứ năm, công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 còn chậm do UBND tỉnh chưa phân khai chỉ tiêu sử dụng các loại đất cho cấp huyện. Hầu hết các hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn sống phân tán, rải rác nên rất khó khăn trong công tác quy hoạch đất ở. Việc đo bao, đo trùng đất lâm nghiệp huyện đã kiến nghị tỉnh nhưng đến nay chưa thực hiện ảnh hưởng đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân.

Một số nguồn vốn cấp chậm nên ảnh hưởng tiến độ thi công, khởi công một số công trình xây dựng và một số chương trình dự án. Công tác giải phóng mặt b ng một số công trình còn chậm, do một số nguyên nhân: Chủ đầu tư cung cấp hồ sơ chưa đầy đủ, bản đồ trích đo, trích lục thiếu chính xác, một số hộ dân bị thu hồi đất chưa nhất trí vì cho r ng giá bồi thường thấp, chính sách hỗ trợ người mất đất còn bất cập.

Kết luận chương 2

Nội dung chương 2, tác giả phân tích thực trạng phát triển kinh tế xã hội tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Trong đó, cụ thể phân tích thực trạng về quy hoạch, thực thi các chính sách, chuyển dịch kinh tế và vấn đề môi trường tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Từ đó, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân trong công tác phát triển kinh tế xã hội tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Là căn cứ, tác giả đưa ra một số giải pháp nh m đ y mạnh phát triển kinh tế xã hội tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới, được đề cập trong nội dung chương 3.

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VÕ NHAI

3.1 Định hướng phát t i n inh tế - xã hội của huyện Võ Nhai

3.1.1 Định hướng phát triển chung

Nâng cao chất lượng tăng trưởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế đi đôi với việc n định kinh tế vĩ mô, bảo đảm phát triển bền vững, bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; tăng cường quốc phòng, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tiếp tục bảo đảm n định và tăng trưởng kinh tế; đ y mạnh tái cơ cấu kinh tế, nhất là ngành Nông nghiệp và dịch vụ gắn với đ i mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát triển ngành nông nghiệp thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới; tạo mọi điều kiện đ y nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm theo tiến độ đề ra; chủ động thích ứng với biến đ i khí hậu, phòng, chống thiên tai, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, phát triển văn hóa, thể dục thể thao, thực hiện dân chủ và công b ng xã hội; đ y mạnh công tác giảm nghèo theo hướng bền vững, đảm bảo an sinh xã hội; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; bảo đảm quốc phòng - an ninh; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại.

3.1.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Đ y mạnh thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; xây dựng thương hiệu các sản ph m thế mạnh của địa phương.

Từng bước phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, phấn đấu đến năm 2020 đưa công nghiệp địa phương chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Ưu tiên phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch.

Đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững an ninh trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.

Cơ cấu kinh tế đến năm 2020: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (42,50%) - công nghiệp, xây dựng (37,24%) - dịch vụ (20,26%).

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân hàng năm 5%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 6% trở lên.

Giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm 12%. Sản lượng lương thực có hạt hàng năm trên 50.000 tấn.

Thu cân đối ngân sách bình quân hàng năm tăng từ 10% trở lên. Đến hết năm 2020 có trên 50% số xã đạt chu n nông thôn mới.

Duy trì vững chắc kết quả ph cập giáo dục các bậc học, phấn đấu có 70% số trường đạt chu n quốc gia.

Đến năm 2020 có trên 80% gia đình văn hoá; 61% làng bản văn hoá; 92% cơ quan văn hoá. Đến năm 2020 có 100% số xã, thị trấn đạt chu n bộ tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn 2011-2020; giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống dưới 15%; giảm tỷ suất sinh thô hàng năm 0,2%o.

Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm trên 4%.

Duy trì độ che phủ rừng từ 66% trở lên, có trên 80% người dân được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, phấn đấu từ 98% - 100% hộ dân được dùng điện lưới quốc gia.

Phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường là định hướng chung của cả nước và cũng là định hướng của huyện Võ Nhai vươn tới. Trước đây, chúng ta đã từng áp dụng chính sách phát triển xã hội gắn với mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, trong đó nhà nước nắm từ quyền sở hữu tư liệu sản xuất, quyền phân phối kết quả sản xuất đến quyền định đoạt cơ hội phát triển của mọi thành viên trong xã hội, với hy vọng đem lại một xã hội công b ng, bình đẳng, trật tự, kỷ cương, không còn áp bức bất công. Chủ động đ i mới quan niệm phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội gắn với thể chế kinh tế thị

trường, đ i mới tư duy về các vấn đề văn hoá và xã hội, cơ chế quản lý văn hoá, xã hội. Quan tâm thu hút các thành phần kinh tế, các nguồn lực trong xã hội tham gia giải quyết các vấn đề văn hoá, xã hội.

3.2 Những cơ hội và thách thức t ng phát t i n inh tế - xã hội của huyện

3.2.1 Những cơ hội

Các chính sách đối với đồng bào dân tộc miền núi của Chính phủ, sự quan tâm của tỉnh Thái Nguyên cùng với sự hỗ trợ hàng năm của các doanh nghiệp trong và ngoài huyện cũng mở ra nhiều cơ hội cho đồng bào dân tộc huyện, đặc biệt là những cơ hội phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo với các hộ là dân tộc Mông đang sinh sống trên địa bàn huyện Võ Nhai.

Trong thời gian tới có một số dự án trọng điểm đang được triển khai, đây cũng là cơ hội lao động cho người lao động tại huyện Võ Nhai như: Nhà máy may TNG, Khu công nghiệp Cây Bòng, xã La Hiên, Khu du lịch sinh thái hang Phượng Hoàng... là những nơi mà người lao động có thể tìm kiếm việc làm. Các doanh nghiệp đang đầu tư đã ký cam kết hợp tác để cùng phát triển, họ có người lao động tại địa phương, còn người dân thì có việc làm tăng thu nhập kinh tế, giải quyết các vấn đề về lao động cho huyện Võ Nhai.

Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2017 hệ thống hạ tầng xây dựng nông thôn mới cơ bản đã được thực hiện tốt, hầu hết các xã đều có tuyến đường bê tông đi các xóm gần trung tâm, điều này cũng mở ra con đường để người dân có thể tiếp cận, giao thương với các huyện khác trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên.

Thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, người dân có thể nhân rộng các mô hình trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: Na La Hiên, Bưởi Diễn Tràng Xá, Ổi Phú Thượng, chăn nuôi trang trại, gia trại, nhân rộng mô hình trồng Quýt Bắc Sơn tại xã Phú Thượng... đặc biệt là tiếp tục phát triển cây chè.

Với diện tích cơ bản là đất rừng và hệ thống giao thông tương đối thuận tiện để người dân phát triển kinh tế rừng đem lại nguồn thu nhập để phát triển kinh tế.

3.2.2 Những thách thức

Cũng như nhiều địa phương Võ Nhai cũng gặp phải đó là hệ thống bộ máy cồng kềnh chồng chéo, chất lượng bộ máy lãnh đạo quản lý chưa đáp ứng, tiền lương và chế độ đãi ngộ thấp nên chưa tạo được động lực cho người làm trrong khu vực nhà nước… Quản lý phát triển kinh tế xã hội hiện nay vẫn chủ yếu là theo mô hình quản lý từ trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)