a. Kinh tế
Kinh tế Võ Nhai cơ bản vẫn phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp (chiếm 55% tỷ trọng). Do còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đất đai kém màu mỡ, cây trồng còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, trình độ dân trí thấp nên tốc độ tăng trưởng kinh tế của Huyện bình quân giai đoạn 2005-2014 chỉ đạt từ 5- 6% trên 1 năm. Cơ cấu kinh tế: Nông, Lâm nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Thương mại và Dịch vụ đã có nhưng bước cải thiện.
Tình hình tăng trưởng kinh tế năm 2016 -2018, của Huyện Võ Nhai được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Võ Nhai năm 2016-2018 ĐVT: Triệu đồng Ngành Giá t ị sản xuất tăng thêm năm 2016 Giá t ị sản xuất tăng thêm năm 2017 Giá t ị sản xuất tăng thêm năm 2018 Tốc độ tăng t ưởng bình quân (%)
1. Nông - Lâm - Thủy sản 114.617,25 118.574,36 201.459,30 104,25 2. Công nghiêp - Xây dựng 77.178,32 82.146,17 84.853.55 107,83 3. Du lịch - Dịch vụ 10.258,18 12.379,34 14.132.78 111,07
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Võ Nhai)
b. Dân số - Lao động
Huyện Võ Nhai có 15 đơn vị hành chính cấp xã/phường gồm 1 thị trấn và 14 xã. Dân số của huyện tính đến năm 2018 là 68.361 người, trong đó gồm nhiều dân tộc khác nhau đang sinh sống. Hầu hết dân số sống ở nông thôn (khoảng 90%), chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp.
Mật độ trung bình: 83 người/km2, phân b không đồng đều giữa các vùng, đông nhất ở trung tâm huyện lỵ và dọc quốc lộ 1B, ở các xã vùng sâu, vùng xa có mật độ thấp 22-25người/km2.
Huyện Võ Nhai có nguồn lao động dồi dào nhưng hầu hết là lao động giản đơn, chưa qua đào tạo nghề. Trong cơ cấu lao động của huyện, lao động nông nghiệp chiếm phần lớn. Điều đó đang đặt ra thách thức đối với huyện trong việc đào tạo, chuyển đ i nghề và tạo việc làm tại địa phương cho người lao động.
Bảng 2.2 Quy mô dân số huyện Võ Nhai, giai đoạn 2015-2018 Chỉ tiêu Diện tích (Km2) Dân số (người) Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Toàn huyện 840,1 65.517 65.867 66.340 68.361 Xã, thị trấn 1. Thị trấn Đình Cả 10,16 3.679 3.691 3.718 3.658 2. Xã Lâu Thượng 57,09 6.266 6.199 6.244 6.664 3. Xã Phú Thượng 34,44 4.459 4.565 4.598 4.973 4. Xã La Hiên 38,78 7.922 7.952 8.009 7.952 5. Xã Bình Long 47,76 5.745 5.798 5.840 5.007 6. Xã Liên Minh 73,37 4.151 4.177 4.207 4.741 7. Xã Dân Tiến 57,71 6.492 6.525 6.572 6.735 8. Xã Tràng Xá 54,74 7.734 7.765 7.821 7.581 9. Xã Phương Giao 28,20 4.003 4.013 4.042 4.294 10. Xã Sảng Mộc 34,46 2.543 2.563 2.581 2.793 11. Xã Cúc Đường 42,29 2.465 2.477 2.495 3.011 12. Xã Vũ Chấn 78,36 2.685 2.707 2.726 2.965 13. Xã Thần Sa 102,62 2.444 2.466 2.484 2.519 14. Xã Thượng Nung 83,63 2.208 2.230 2.246 2.576 15. Xã Nghinh Tường 96,50 2.721 2.739 2.759 2.892
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Võ Nhai) Dân tộc: Trên địa bàn huyện hiện có 08 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó: Dân tộc Kinh chiếm 32,1%, Tày: 22,7%, Nùng: 20,2%, Dao: 14,1%, Mông: 6,2%, Sán Chay: 4,3%, Sán Dìu: 0,3%, Mường: 0,1%. Do trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc
anh em cùng sinh sống và đa số sống ở vùng núi nên tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của các dân tộc thiểu số là rất cao.
Số lao động trong độ tu i năm 2018 của huyện có 38.371 người, chiếm 57,84% dân số trung bình; trong đó lao động nữ có 19.308 người, chiếm 50,32% t ng số lao động. Lao động trong độ tu i ở khu vực nông thôn là 36.222 người, chiếm một tỷ lệ rất lớn (94,4%) t ng số lao động trong độ tu i toàn huyện. Lao động trong độ tu i hoạt động trong ngành nông, lâm, thủy sản là 33.114 người, chiếm tỷ lệ rất lớn (86,3%) trong các ngành kinh tế của huyện.
Tình hình lao động trong độ tu i phân theo giới tính và khu vực của huyện có xu hướng n định, sự gia tăng qua các năm không đáng kể, nó được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 2.3 Số lao động trong độ tu i của huyện Võ Nhai giai đoạn 2015 - 2018 ĐVT: Người Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lao động trong độ tu i 37.623 37.895 38.097 38.371 Phân theo giới tính:
- Nam 18.691 18.826 18.927 19.063
- Nữ 18.932 19.069 19.171 19.308
Phân theo khu vực:
- Thành thị 2.107 2.122 2.133 2.149
- Nông thôn 35.516 35.773 35.964 36.222
Phân theo ngành kinh tế:
- Nông, lâm, thủy sản 32.468 32.703 32.878 33.114
- Công nghiệp, xây dựng 1.543 1.554 1.562 1.573
- Thương mại, dịch vụ 3.612 3.638 3.657 3.684
Toàn huyện có 33.420 lao động chiếm 52,47 % dân số, việc làm chủ yếu mang đặc thù sản xuất nông nghiệp - có tính chất thời vụ là chính, trong đó lao động nữ chiếm 57,5%.
Trình độ lao động thấp. Số người được bồi dưỡng kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng ở tiểu vùng I là 6,11%; Tiểu vùng II là 42,5% và tiểu vùng III là 32% t ng số hộ. Số lao động có văn hóa bậc tiểu học chiếm 74,32%, trình độ bậc trung học cơ sở và bậc trung học ph thông chiếm 25%. Số còn lại trình độ trung cấp, Cao Đẳng, Đại học rất ít.
c. Đặc điểm cơ sở hạ tầng
Trong những năm qua, cơ chế quản lý được cải tiến, với phương châm sử dụng kết hợp và tranh thủ mọi nguồn vốn đầu tư, trên địa bàn huyện đã xây dựng được một số công trình phục vụ cho sản xuất và đời sống của đồng bào.
Về xây dựng, huyện đã chủ động thu hút các nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng như trường học, trạm xá xã, trụ sở Ủy ban nhân dân (UBND) xã, xây dựng các công trình công cộng...
d. Giao thông
Trong huyện có quốc lộ 1b chạy qua, phần chạy qua huyện cơ bản đã được cải tạo nâng cấp, tuy nhiên qua thời gian sử dụng lâu dài cũng đã có sự xuống cấp, cần đưa vào kế hoạch đầu tư nâng cấp trong thời gian tới, nh m giảm bớt sự khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông.
- Tuyến đường đi từ Thị trấn Đình Cả đi xã Bình Long đến nay đã trải nhựa xong, nhưng còn một số cầu cống là cầu tạm hiệu quả đã giải quyết việc đi lại thuận tiện cho nhân dân trong và ngoài huyện.
- Tuyến đường đi từ Tràng Xá đi Liên Minh và ra Thành phố Thái Nguyên, đã được đầu tư nâng cấp rải nhựa, chất lượng hiện nay đảm bảo được việc đi lại của nhân dân. - Các tuyến đường vào các xã ở phía bắc như Cúc Đường, Thượng Nung, Thần Sa, Nghinh Tường, Sảng Mộc trước đây đi lại rất khó khăn, hiện nay đã được cải tạo, nâng cấp cho nên ô tô đã đến được trung tâm xã.
Các tuyến đường liên xã, liên thôn xóm cơ bản vẫn là tuyến đường mòn, việc đi lại rất khó khăn nhất là đối với mùa mưa.
e. Thủy lợi
Được sự hỗ trợ của Nhà Nước và đóng góp của nhân dân, Võ Nhai đã xây dựng được 11 hồ chứa, 50 phai đập kiên cố, 12 trạm bơm, khoảng 132km kênh mương và hàng trăm phai đập tạm, nh m phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Năng lực thiết kế tưới khoảng 1.119ha, năng lực tưới thực tế được 597ha.
Tính đến năm 2018, huyện Võ Nhai có khoảng 105 công trình thủy lợi lớn, nhỏ để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Nhưng nhìn chung các công trình thuỷ lợi trong huyện đều nhỏ lẻ, không được nâng cấp tu b thường xuyên, một số công trình trình đã xuống cấp, cộng với địa hình chia cắt và đồng ruộng phân tán trong các thung lũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình sản xuất của người dân. Cụ thể, đến nay toàn bộ các công trình thuỷ lợi của huyện mới tưới được khoảng 850ha lúa Đông - Xuân.
Về môi trường:
- Khí hậu và điều kiện th nhưỡng trên địa bàn huyện đa dạng, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi có thể phát triển tốt, đất đai chưa sử dụng còn nhiều có thể đưa vào khai thác, phát triển nông nghiệp.
- Khí hậu nhiệt đới có lượng mưa lớn về mùa hè và thiếu nước vào mùa đông trong điều kiện địa hình chia cắt mạnh dễ gây nên tình trạng lũ lụt và hạn hán.
- Nạn chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy, tàn phá rừng phòng hộ, phá huỷ môi trường, khai thác khoáng sản bừa bãi từ trước kia đã để lại hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế bền vững.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay Võ Nhai đang được giải quyết tốt, chưa phát sinh ô nhiễm về môi trường nghiêm trọng, chưa có nhiều rác thải từ các khu công nghiệp, các mỏ khoáng sản cơ bản đang thực hiện đúng cam kết về bảo vệ môi trường.
2.2 Th c t ạng quản l phát t i n inh tế - xã hội t ên địa bàn huyện
2.2.1 Công tác thực thi các chương trình, chính sách phát triển kinh tế xã hội:
Các chính sách của nhà nước được cấp ủy đảng, chính quyền huyện chỉ đạo thực hiện và có những kết quả tích cực, cụ thể như: Thưc hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình 135, chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất, chương trình, giảm nghèo, chương trình hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở... Các chính sách hỗ trợ dân tộc thiểu số được đồng bào đón nhận, thực hiện có hiệu quả đạt được những kết quả quan trọng. Thông qua Chương trình 135, các chương trình giảm nghèo bền vững, các chương trình, đặc biệt các chính sách đặc thù cho các dân tộc thiểu số còn ít người đã có sự tác động mạnh mẽ đến đồng bào, đồng bào các dân tộc càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ. Các cấp chính quyền đã nỗ lực trong việc xây dựng, ban hành, t chức thực hiện các chính sách đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số, nên các chính sách về lĩnh vực này ngày càng đồng bộ, toàn diện, bao phủ hầu hết các lĩnh vực, nguồn ngân sách và huy động nguồn lực tăng lên, kết cấu hạ tầng từng bước hoàn thiện. Đội ngũ cán bộ các cấp là người dân tộc thiểu số được chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng trong cả hệ thống chính trị. Đặc biệt, an ninh quốc phòng vùng dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới được giữ vững, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường. Tuy cuộc sống ở nhiều vùng còn nhiều khó khăn, chịu sự tác động của thiên tai, hạn hán, lũ lụt, nhưng đồng bào giữ vững niềm tin với Đảng, với Nhà nước.
Cơ bản các chính sách được thực hiện đảm bảo chủ chương, đúng luật, đem lại sự phát triển nhất định cho nền kinh tế của địa phương, từng bước giúp cho người dân tăng thu nhập, thoát nghèo.
2.2.1.1 Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 và các thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành và sự chỉ đạo của UBND tỉnh Thái Nguyên. Huyện Võ Nhai đã chỉ đạo 14 xã trên địa bàn thực hiện các bước quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới. Đến nay, huyện Võ Nhai đã bê tông hóa được
250km/572,417km đường trực xóm, liên xóm, ngõ xóm, xây dựng được 14/14 xã có nhà văn hóa bảo đảm tiêu chu n quy định, 130/167 xóm có nhà văn hóa; 100% trạm y tế đạt chu n; 42/65 đơn vị trường đạt chu n quốc gia, đạt 64,6%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 25,86% so với năm 2017. Đời sống nhân dân được nâng lên về cả vật chất lẫn tinh thần, môi trường nông thôn được cải thiện.
Qua rà soát, hiện nay xã Phú Thượng đăng ký xã nông thôn mới kiểu mẫu đạt 12/19 tiêu chí. Có 3 xã đạt từ 15-18 tiêu chí là La Hiên, Lâu Thượng và Tràng Xá; 10 xã còn lại đạt 10 tiêu chí trở lên. Trong năm 2018, huyện Võ Nhai đặt ra mục tiêu phấn đấu có 2 xã đạt xã nông thôn mới (Tràng Xá và Dân Tiến); 02 xóm (thuộc xã Phú Thượng) đạt chu n xóm nông thôn mới kiểu mẫu và không có xã nào đạt dưới 10 tiêu chí NTM. Cơ bản các tiêu chí khó thực hiện đối với tình hình thực tế của huyện như: Tiêu chí về giao thông, thu nhập, hộ nghèo, môi trường và an toàn thực ph m.
Bảng 2.4 Tình hình thực hiện 19 tiêu chí trong Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Võ Nhai giai đoạn năm 2015 - 2018
Kết quả th c
hiện 19 tiêu chí Năm 201 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số xã đạt 19 tiêu chí 1 2 2 3 Số xã đạt trên 15 tiêu chí 0 2 3 4 Số xã đạt từ 10 đến 15 tiêu chí 4 4 5 8 Số xã đạt dưới 10 tiêu chí 9 6 4 0
(Nguồn: Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Võ Nhai) Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục, đó là: công tác tuyên truyền vận
động của một số xã, xóm thực hiện chưa thường xuyên nên ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chương trình; Việc rà soát, điều chỉnh, b sung quy hoạch xã NTM tại các xã còn gặp khó khăn và phải thực hiện điều chỉnh nhiều . Năm 2016 xã Tràng Xá xin điều chỉnh quy hoạch về bãi rác thải và khu thể thao của xã (chuyển từ xóm Đồng Ruộng về xóm Làng Đèn); năm 2017 các xã xin điều chỉnh quy hoạch về khu dân cư (xã Cúc Đường, xã Phương Giao); năm 2018 xã Dân Tiến xin điều chỉnh quy hoạch về bãi rác thải và khu dân cư của xã. Việc vận động nhân dân hiến đất làm lề đường, điểm tránh xe, rãnh thoát nước đạt chu n theo quy định, giải phóng mặt b ng để xây dựng nghĩa trang nhân dân theo quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới của các xã còn khó khăn; Một số xã đã có vùng sản xuất tập trung tuy nhiên chưa có sự liên kết bền vững với các đơn vị bao tiêu sản ph m…
Bảng 2.5 Tình hình về điều chỉnh quy hoạch chung huyện Võ Nhai giai đoạn năm 2015 - 2018
Nội dung Năm 201 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số xã điều chỉnh
quy hoạch 0 1 2 1
(Nguồn: Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Võ Nhai) Để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới năm 2018, Ban chỉ đạo Xây dựng nông thôn mới huyện Võ Nhai yêu cầu các các cơ quan, đơn vị, các xã, tiếp tục đ y mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp ( tiền, hiện vật, hiến đất) để xây dựng NTM. Đ y mạnh phong trào thi đua “Võ Nhai chung sức xây dựng nông thôn mới” và “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các xã thực hiện chương trình theo kế hoạch.
2.2.1.2 Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 135
về hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn (gọi tắt là Chương trình 135 giai đoạn ba)
Chương trình 135 là cơ hội lớn để giải quyết những nhu cầu bức thiết đang đặt ra ở vùng dân tộc và miền núi, nhất là địa bàn đặc biệt khó khăn. Cùng với xây dựng nông thôn mới Chương trình 135 đã làm thay đ i diện mạo vùng miền núi, dân tộc đặc biệt
khó khăn; đời sống của nhân dân huyện Võ Nhai từng bước được cải thiện; tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh (bình quân 3,6%/năm); trình độ dân trí và năng lực quản lý, điều hành của hệ thống chính trị các cấp, nhất là chính quyền cấp xã được nâng lên, dần đáp ứng công tác quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn; tập quán và kỹ thuật sản xuất của đồng bào dân tộc có sự chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hoá; tỷ lệ thôn, bản có điện, đường, lớp học, nhà văn hoá, y tế