Phát triển xã hội là quá trình vận động đi lên của đời sống vật chất, tinh thần con người và sự vận động phát triển bền vững của xã hội. Phát triển xã hội là khía cạnh xã hội của sự phát triển được thể hiện thông qua mối quan hệ biện chứng giữa phát triển xã hội với phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, an ninh - quốc phòng, đối ngoại và với vấn đề môi trường; giữa phát triển xã hội hôm nay và xã hội trong tương lai; giữa phát triển xã hội của một quốc gia dân tộc cụ thể trong mối quan hệ với khu vực, thế giới và trong bối cảnh toàn cầu hoá. Quản lý phát triển xã hội là một thuật ngữ có nội hàm phong phú và có mối liên hệ biện chứng với những thuật ngữ khác trong các phân hệ - lĩnh vực của đời sống xã hội. Khi tiếp cận dưới góc độ triết học, quản lý được hiểu là quá trình chủ thể tác động vào khách thể để điều khiển quá trình vận động của khách thể nh m đạt được mục đích của chủ thể. Với hàm nghĩa như vậy, quản lý phát triển xã hội được coi là quá trình đi giải quyết những vấn đề xã hội (các hiện tượng xã hội, quá trình xã hội) trong quá trình phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, môi trường, an ninh - quốc phòng, đối ngoại nh m xây dựng một xã hội phát triển bền vững.
Công tác quản lý các vấn đề phát triển xã hội tại huyện Võ Nhai được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện. Huyện ủy ban hành nghị quyết, Ủy ban nhân dân chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện quản lý. Giao các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội co các cơ quan, đơn vị thực hiện. Các xã, thị trấn căn cứ nghị quyết, kế hoạch và tình hình thực tế ban hành nghị quyết, kế hoạch để thực hiện các chỉ tiêu đề ra. Hàng tháng, quý, năm có báo cáo, đánh giá quá trình t chức thực hiện và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế để có kế hoạch khoa học nhất thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Công tác quản lý môi trường được triển khai thực hiện theo Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2016 của Quốc hội, các chỉ thị, nghị quyết và văn bản quy định của cấp trên. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn
chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nh m giữ môi trường trong lành. Huyện cũng chỉ đạo, tuyên truyền công tác Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, t chức, hộ gia đình và cá nhân. Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đ y giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đ i khí hậu để bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành. Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên và ưu tiên phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường. Tuyên truyền các t chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện sử dụng thành phần môi trường, được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho bảo vệ môi trường. Nếu các t chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải khắc phục, bồi thường thiệt hại và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Ưu tiên lựa chọn công nghệ tiên tiến, ít ô nhiễm môi trường, công nghệ ít chất thải. Quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị phải thiết kế hệ thống thoát nước thải, thảm cây xanh, hồ nước, các bãi rác trung chuyển. Tiến hành điều tra cơ bản để xây dựng các luận cứ khoa học cho việc xây dựng qui hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm cho việc xây dựng các dự án đầu tư và sử dụng và khai thác hợp lý tài nguyên nhất là tài nguyên đất. Ưu tiên đầu tư cho các chương trình điều tra cơ bản như: Hỗ trợ tuyên truyền, ph biến, đào tạo nâng cao năng lực và nhận thức về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Xây dựng hỗ trợ các trang thiết bị phục vụ công tác tuyên truyền, ph biến pháp luật phục vụ công tác quản lý tài nguyên môi trường từ cộng đồng đến cấp xã, huyện. Xây dựng quy chế bảo vệ môi trường, các chính sách liên quan đến phát triển bền vững về mặt kinh tế - xã hội: Thực hiện việc giao đất, giao rừng cho từng hộ quản lý, sử dụng theo hướng dẫn của t chức. Củng cố và phát triển các trại giống cây trồng, vật nuôi cung cấp giống tốt cho nông dân và hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp kỹ thuật thâm canh, đặc biệt là đối với các vùng sản xuất lúa như sử dụng giống lúa ngắn ngày, bón phân hữu cơ, tưới nước phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng của cây lúa. Các vùng đồi được cung cấp giống cây lâm nghiệp, hướng dẫn cho nông dân trồng các cây lâm nghiệp; cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, trồng rừng theo hướng
kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp, cây dài ngày với cây ngắn ngày theo không gian nhiều tầng, theo mô hình vườn rừng, vườn đồi, hoặc trang trại.
Hiện nay các nhà máy công nghiệp đóng trên địa bàn chưa có nhiều (Nhà máy Gang hoa trung, Nhà máy xi măng La Hiên, Công ty thực nghiệp Việt Nam Trung nhất Bảo Thắng), các hoạt động xả thải ra môi trường cơ bản đúng với hồ sơ cảm kết bảo vệ môi trường. Rác thai ở các cụm, khu dân cư được xử lý bởi lò đốt rác tập trung n m tại xóm Hùng Sơn, thị trấn Đình Cả (trung tâm của huyện). Việc quy hoạch các địa đểm gom và xử lý rác thải tập trung tại các xã các xa trung tâm đã được đưa vào trong quy hoạch nông thôn mới nhưng thực tế việc lựa chọn địa điểm phù hợp còn gặp nhiều khó khăn (đã thực hiện lựa chon 03 lần tại cụm các xã phía bắc, phía nam nhưng khi thực hiện chưa được người dân ủng hộ hay công tác GPMB còn chưa tốt). .Năm 2014 bãi rác xóm Hùng Sơn, thị trấn Đình Cả được xây dựng làm lò đốt rác thải chung cho toàn huyện. Từ năm 2015 đến năm 2018 xã đã thực hiện khảo sát tại để thực hiện xây dựng 01 bãi rác phía bắc (dự kiến đặt tại xã Cúc Đường) và 01 bãi rác phía Nam (dự kiến đặt tại xã Dân Tiến) nhưng chưa thực hiện được.