Giải pháp thực thi tốt các chính sách để phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 103 - 112)

3.4.5.1 Căn cứ đề xuất giải pháp

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chúng ta đã ban hành và thực hiện rất nhiều chính sách nh m phát triển mọi mặt đời sống, xã hội đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Võ Nhai ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau cả chủ quan và khách quan, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, mặt b ng dân trí thấp, còn có khoảng cách đáng kể so với dân tộc đa số, giữa miền xuôi và miền ngược. Việc tiếp cận các chính sách của người dân còn chưa được chủ động, tiếp cận chậm các chính sách, một số chính sách cũng chưa được người dân quan tâm.

3.4.5.2 Nội dung của giải pháp được đề xuất

Đ y mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, triển khai thực hiện tốt các vấn đề an sinh xã hội, n định đời sống nhân dân. Phấn đấu năm 2020 cơ bản hoàn thành mục tiêu giảm hộ nghèo theo kế hoạch 5 năm đã đề ra trên cơ sở t chức thực hiện có hiệu quả chương trình việc làm, cho vay hộ nghèo, đào tạo lao động.

Công tác tuyên truyền ph biến, giáo dục pháp luật có vai trò rất quan trọng, là cầu nối để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với mọi người dân, góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong toàn xã hội,

giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thúc đ y kinh tế - xã hội phát triển. Do đó, công tác tuyên truyền, ph biến giáo dục pháp luật phải được tiến hành thực hiện thường xuyên, liên tục, đ i mới về nội dung và hình thức tuyên truyền với sự nỗ lực, phối hợp thực hiện đồng bộ thống nhất của cả hệ thống chính trị và toàn dân.

Chú trọng củng cố, phát huy vai trò của người làm công tác tuyên truyền, ph biến, giáo dục pháp luật ở các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn đảm bảo đủ thành phần, ban hành quy chế làm việc để hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Cán bộ làm công tác tuyên truyền, ph biến giáo dục pháp luật phải thực hiện công tác tuyên truyền, ph biến giáo dục pháp luật, hướng dẫn các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương triển khai kế hoạch phù hợp với nội dung trong tình hình mới. Thường xuyên cung cấp tài liệu nghiệp vụ, tài liệu pháp luật cho đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật.

Tập trung và chú trọng đ i mới về nội dung và hình thức ph biến, giáo dục pháp luật, khắc phục những tồn tại, hạn chế công tác này trong những năm qua. Về nội dung tuyên truyền cần cho phù hợp với trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật và nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân, với lứa tu i, từng đối tượng đặc thù với tình hình thực tiễn của địa phương. Về hình thức cần tiếp tục các hình thức tuyên truyền đã thực hiện có hiệu quả trong những năm qua.

Công tác tuyên truyền, ph biến, giáo dục pháp luật phải gắn với nâng cao trình độ dân trí và cải thiện đời sống kinh tế, văn hoá - xã hội trong nhân dân; khơi dậy tính tích cực trong mỗi người dân, có phương thức tác động làm thay đ i cách nghĩ, cách nhìn, cách tiếp cận pháp luật trong nhân dân trên địa bàn quận.

3.4.5.3 Điều kiện để thực hiện giải pháp

Phải đầu tư kinh phí thích hợp để thực hiện công tác chu n bị các điều kiện phục vụ tuyên truyền như chi phí cho giảng viên, chi phí tuyên truyền lưu động, chi phí mua các tài liệu ngoài các tài liệu được cấp phát theo quy định.

Phải lựa chọn những cán bộ có trình độ, có năng lực thực hiện công tác tuyên truyền ph biến giáo dục pháp luật. Bên cạnh đó, trong tuyên truyền các luật liên quan khác

như Luật Đất đai, Luật Bảo hiểm, Luật Xây dựng... cần có trưng tập các cán bộ ở các phòng, cơ quan chuyên môn hoặc chuyên gia thực hiện.

Lãnh đạo UBND các xã, thị trấn cần tiếp thu và tuyên truyền đạt cho cơ sở, nhân dân tốt nhất, bởi người dân không phải lúc nào cũng đến hội trường hoặc ngồi lắng nghe tuyên truyền.

Chủ động triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để tăng cường năng lực tiếp cận xu hướng công nghệ tiên tiến, hiện đại; chủ động nắm bắt, khai thác có hiệu quả các cơ hội to lớn của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại. Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, trong đó, công nghệ thông tin và hạ tầng thông tin đóng vai trò hạ tầng của hạ tầng.

Tập trung rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và thực hiện tốt các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật.

3.4.5.4 Dự kiến hiệu quả giải pháp mang lại

Bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện đầy đủ và toàn diện các chính sách bảo đảm an sinh và nâng cao phúc lợi xã hội. Tập trung thực hiện tốt chính sách người có công với cách mạng, giải quyết căn bản hồ sơ tồn đọng, trong đó hoàn thành dứt điểm chương trình hỗ trợ người có công về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ trong năm 2019. Đ y mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở giá thấp, tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình phát triển nhà ở quốc gia, nhất là các chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo. Tăng cường chỉ đạo, ưu tiên bố trí nguồn lực bảo đảm hạ tầng xã hội, trước hết là nhà trẻ, mẫu giáo, trường học. Tập trung thực hiện các giải pháp giảm nghèo bền vững, phấn đấu đạt mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo (theo chu n nghèo tiếp cận đa chiều) giảm 3 - 4%.

Thực hiện kịp thời, đồng bộ, có hiệu quả các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo các chính sách, đề án đã được phê duyệt, nhất là các chính sách đặc thù.

Tăng cường công tác thanh, kiểm tra hoạt động khám chữa bệnh, bảo đảm an toàn trong cơ sở khám chữa bệnh. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý vệ sinh an toàn thực ph m; giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; xử lý nghiêm các trường hợp làm hàng giả, hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng.

Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường: Tăng cường quản lý tài nguyên quốc gia, triển khai quyết liệt các giải pháp quản lý chặt chẽ đất đai, khắc phục tình trạng lãng phí tài nguyên đất, đất để hoang hóa hoặc sử dụng sai mục đích; chống thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước từ lợi ích chênh lệch giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất do quy hoạch hoặc các dự án hạ tầng đem lại. Khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước, tăng cường hợp tác quốc tế trong việc khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn nước. Thực hiện nghiêm chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên và các quy định pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, phấn đấu đạt chỉ tiêu tỷ lệ che phủ rừng khoảng trên 66%; xử lý nghiêm, triệt để tình trạng khai thác và phá rừng bất hợp pháp, khai thác tài nguyên, khoáng sản, cát, đá, sỏi,... trái phép. Huy động nguồn lực, thu hút đầu tư, xã hội hóa cho công tác bảo vệ môi trường.

Nhiệm vụ, giải pháp khác là thúc đ y mạnh mẽ cải cách hành chính; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; xây dựng Bộ phận một cửa, một cửa liên thông phục vụ người dân gắn với sắp xếp t chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đ y mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong xây dựng pháp luật, thực thi công vụ và hoạt động của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; tạo động lực và áp lực, chuyển biến thái độ xử lý gắn với trách nhiệm chính trị trong thực thi công vụ đối với cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu. Kịp thời thay thế các cán bộ, công chức trì trệ, cản trở, không hoàn thành nhiệm vụ. Xử lý nghiêm và kịp thời theo quy định của pháp luật các t chức và cá nhân có vi phạm trong thực thi công vụ. Đ y mạnh đ i mới phương thức, lề lối làm việc của cơ quan hành chính nhà nước; giảm hội họp, giấy tờ hành chính và chế độ báo cáo, tăng cường họp trực tuyến và tin học hóa các hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; khắc phục tình trạng thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chồng chéo; xây dựng nền

hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả; nhân rộng mô hình trung tâm hành chính công hoạt động hiệu quả, cung cấp dịch vụ công trực tuyến; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ được giao; xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, vi phạm pháp luật, sách nhiễu người dân và doanh nghiệp.

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, làm tốt công tác dân vận, phát huy vai trò của Mặt trận t quốc, các đoàn thể trong vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước góp phần tạo đồng thuận xã hội. Tăng cường phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền với Ủy ban trung ương Mặt trận T quốc huyện chỉ đạo tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, phát huy quyền làm chủ các t chức xã hội, hội, hiệp hội và của nhân dân trong mọi lĩnh vực, tạo sự đồng thuận xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 - 2021.

Kết luận chương 3

Phát triển kinh tế xã hội là sự nghiệp hết sức to lớn và đặc biệt quan tâm của các nước trên thế giới. Nhiều quốc gia đã có những kinh nghiệm rất quý báu về phát triển kinh tế xã hội. Huyện Võ Nhai, một huyện thuộc vùng trung du miền núi của tỉnh Thái Nguyên xác định phát triển kinh tế xã hội là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, lâu dài. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Võ Nhai giai đoạn 2014- 2018, cho thấy nền kinh tế đã chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp giảm dần nhưng lượng tuyệt đối vẫn tăng lên, tình hình thu ngân sách đã tăng dần, thu nhập bình quân cũng tăng đều qua các năm. Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác phát triển kinh tế xã hội tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua, tác giả đưa ra một số giải pháp trong công tác phát triển kinh tế xã hội tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGH

1. Kết luận

Phát triển kinh tế xã hội huyện Võ Nhai là mục tiêu hướng tới xóa đói giảm nghèo, tiến tới cải thiện đời sống cho hộ nông dân nghèo và giảm gánh nặng cho xã hội, nâng cao thu nhập cho người dân, phát triển bền vững, bắt nhịp kịp với sự phát triển chung của tỉnh Thái Nguyên cũng như cả nước. Võ Nhai là một huyện nghèo của tỉnh Thái Nguyên, điều kiện tự nhiên không ưu đãi, đất đai thiếu và bị bạc màu nghiêm trọng, lực lượng lao động dồi dào nhưng với trình độ chuyên môn thấp, thiếu vốn, tập quán sản xuất nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp. Mặc dù được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nhưng thu nhập của đại bộ phận hộ nông dân trong huyện còn ở mức thấp, đời sống khó khăn, thu nhập của hộ chưa đảm bảo được nhu cầu cần thiết của hộ và đầu tư cho thế hệ mai sau. Qua phân tích thực trạng tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Võ Nhai đề tài đề xuất một số giải pháp như: giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế, giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu hút các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội, giải pháp dịch chuyển cơ cấu phát triển kinh tế và giải pháp đ y mạnh sự hòa hợp kinh tế, phát triển xã hội cùng với bảo vệ môi trường để giúp phát triển kinh tế nhanh và bền vững giai đoạn 2019 - 2021 ở huyện Võ Nhai. Tác giả hy vọng với những phân tích đánh giá và các giải pháp được đưa ra trong phạm vi luận văn của mình sẽ được triển khai vào thực tế trong tương lai gần và mang lại kết quả quan trọng cho huyện Võ Nhai. Tác giả rất mong nhận được sự tham gia, đóng góp ý kiến của các nhà khoa học và những ai quan tâm để đề tài được hoàn thiện hơn.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với nhà nước

Nhà nước cần phải xây dựng các chương trình, dự án như:

Khuyến nông, tín dụng... dựa trên những nguồn lực của địa phương để tạo ra những cơ hội thuận lợi cũng như hỗ trợ nhiều mặt để kinh tế hộ phát triển, đặc biệt là hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, ưu tiên hơn nữa cho nông nghiệp như bảo hiểm trong sản xuất, tăng vốn đầu tư, mở rộng thị trường tiêu thụ sản ph m nâng cao giá trị kinh tế của nông sản.

Nâng cao trình độ dân trí thông qua việc đ y mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho toàn dân.

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xây dựng, giao thông và hạ tầng nông nghiệp nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi giúp nông hộ phát triển sản xuất.

Mở rộng các chương trình cho vay vốn thông qua các quỹ tín dụng với lãi suất ưu đãi, thời gian hợp lý và thủ tục đơn giản.

Cần có những chính sách phù hợp với điều kiện hiện tại cho hộ nghèo vùng miền núi để phát triển thuận lợi hơn như chính sách thuế, trợ giá, ứng dụng hướng dẫn kỹ thuật, khuyến nông để nâng cao năng lực sản xuất của nông hộ.

2.2. Đối vối Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh cần đ y mạnh quá trình kết hợp giữa giảm nghèo cho các hộ nông dân kết hợp với việc nâng cao sức khỏe, trình độ nhận thức của người dân. Đặc biệt là giáo dục người dân từ bỏ các phong tục lạc hậu đã tồn tại từ lâu đời.

Có thêm nhiều chính sách hơn nữa trong việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn như: Kiến cố hóa kênh mương, bê tông hóa đường nông thôn, giảm diện tích đất không có nước tưới tiêu, xây dựng thêm các trạm bơm cho các vùng sản xuất lúa nước.

Áp dụng nhiều hơn nữa chính sách hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ tín dụng cho những người nông dân nghèo vay vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp, Từ điển Luật học, Hà Nội: NXB Từ điển Bách Khoa và NXB Tư pháp, 2006.

[2] Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật T chức chính quyền địa phương, Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia, 2015.

[3] Mai, Bửu Văn; Quản lý nhà nước về kinh tế của Khoa Khoa học quản lý – Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 1999.

[4] Chính Phủ; Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch t ng thể phát triển kinh tế - xã hội, Hà Nội, 2006.

[5] Chính Phủ; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đ i, b sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày

07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch t ng thể phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 103 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)