Công tác quản lý môi trường cho phát triển bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 73 - 75)

Quản lý phát triển môi trường bền vững là khía cạnh đòi hỏi duy trì sự cân b ng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nh m duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một mức độ nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người.

Môi trường tự nhiên và sản xuất xã hội quan hệ khăng khít, chặt chẽ, tác động lẫn nhau trong thế cân đối thống nhất: Môi trường tự nhiên (bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên) cung cấp nguyên liệu và không gian cho sản xuất xã hội. Sự giàu nghèo của mỗi nước phụ thuộc khá nhiều vào nguồn tài nguyên: Rất nhiều quốc gia phát triển chỉ trên cơ sở khai thác tài nguyên để xuất kh u đ i lấy ngoại tệ, thiết bị công nghệ hiện đại,… Có thể nói, tài nguyên nói riêng và môi trường tự nhiên nói chung (trong đó có cả tài nguyên) có vai trò quyết định đối với sự phát triển bền vững về kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia, vùng lãnh th , địa phương. Để phát triển, dù là giàu có hay nghèo đói đều tạo ra khả năng gây ô nhiễm môi trường. Vấn đề ở đây là phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển và bảo vệ môi trường. Để phát triển bền vững không được khai

thác quá mức dẫn tới hủy hoại tài nguyên, môi trường; thực hiện các giải pháp sản xuất sạch, phát triển sản xuất đi đôi với các giải pháp xử lý môi trường; bảo tồn các nguồn gen động vật, thực vật; bảo tồn đa dạng sinh học; không ngừng nâng cao nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường.

Huyện Võ Nhai tích cực chỉ đạo thực hiện Luật bảo vệ môi trường năm 2014, và thường xuyên chỉ đạo các đơn vị, địa phương trong quá trình xây dựng các kế hoạch, phát triển kinh tế xã hội phải chú trọng đến công tác đảm bảo vệ sinh môi trường. Vì môi trường có liên quan tới tương lai của đất nước, dân tộc. Bảo vệ môi trường có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với sự nghiệp phát triển của đất nước, địa phương. Mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công b ng, dân chủ, văn minh” không thể thực hiện được nếu chúng ta không làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ môi trường.

Thực trạng về công tác bảo vệ môi trường (BVMT) trong sự nghiệp môi trường (SNMT) giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2018 huyện Võ Nhai: Nguồn kinh phí chi cho BVMT, SNMT là 59,367 tỷ đồng, thực hiện xác nhận được 14 kế hoạch và 505 đề án BVMT; thực hiện thu phí được 68.500.000 đồng.

Bảng 2.13 Tình hình thực hiện bảo vệ môi trường giai đoạn 2015 -2018

Nội dung Các năm Nguồn phí BVMT (tỷ đồng) Th c hiện cấp phép BVMT Thu phí BVMT nước thải công nghiệp

(đồng) Năm 2015 18,702 Xác nhận 02 kế hoạch và 491 đề án BVMT 15.500.000 Năm 2016 10,4 Xác nhận 02 kế hoạch và 02 đề án BVMT 16.500.000 Năm 2017 14,486 Xác nhận 04 kế hoạch và 04 đề án BVMT 17.000.000 Năm 2018 15,779 Xác nhận 06 kế hoạch và 08 đề án BVMT 19.500.000

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Võ Nhai

Tuy nhiên, trên thực tế cũng phải thừa nhận r ng trong quá trình phát triển Võ Nhai còn nhiều điều phải thực hiện trong công tác bảo vệ môi trường đối với tình hình hiện

nay của địa phương: Môi trường vẫn từng ngày, từng giờ bị chính các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của chúng ta làm cho ô nhiễm nghiêm trọng hơn, sự phát triển bền vững vẫn đứng trước những thách thức lớn lao.

Về môi trường đô thị, công nghiệp: Huyện hiện nay chỉ có 01 thị trấn với các dự án khu dân cư, chưa có dự án khu công nghiệp lớn, tuy nhiên với sự phát triển và đầu tư của các doanh nghiệp, các siêu thị nhỏ và cửa hàng đang được phát triển mạnh ít nhiều có ảnh hưởng đến môi trường do tập trung đông dân cư, do lượng rác thải đa dạng... Trong thời gian tới huyện tiến tới xã La Hiên (n m trong quy hoạch lên thị trấn) có thể lên thành thị trấn với Cụm Công nghiệp Cây Bòng, có các nhà máy công nghiệp, nhà máy xi măng, nhà máy may TNG... cũng là một trong những thách thức đối với môi trường. Cụm Công nghiệp Trúc Mai gồm các nhà máy gang, nhà máy luyện kim, nhà máy sản sơ chế khoáng sản đã ít nhiều gây ô nhiễm môi trường.

Về môi trường nông thôn do nhiều địa phương trên địa bàn huyện còn có thói quen vứt rác thải ra môi trường do chưa có đơn vị thực hiện gom rác thải tập trung và đó là những nơi thưa dân cư, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn. Việc sử dụng các túi nilông, nhựa, thuốc trừ sâu... cũng làm ít nhiều ảnh hưởng tới môi trường.

Từ thực trạng trên huyện cũng cần phải có các giải pháp để đảm bảo môi trường bền vững trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)