Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 75)

Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên có 14 xã và 1 thị trấn, trong đó có 11 xã thuộc khu vực III còn lại 4 đơn vị thuộc khu vực II. Là huyện có địa hình phức tạp, đồi núi là chủ yếu, đất ruộng ít, phần lớn diện tích là đồi núi thấp và núi đá vôi, những vùng đất b ng phẳng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhỏ, chủ yếu theo các khe suối, triền sông và thung lũng. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015-2020, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện nhiệm kỳ 2016 - 2021: Đảng bộ, chính quyền huyện tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế nh m nâng cao đời sống nhân dân, nhất là vùng bà con là đồng bào dân tộc ít người. Để bảo đảm phát triển kinh tế nhanh, n định, đúng định hướng, đạt mục tiêu đề ra; công tác kiểm tra, giám sát được Đảng bộ, chính quyền xác định là nhiệm vụ quan trọng. Do vậy, từ các cấp ủy Đảng, Hội đồng

nhân dân huyện và các địa phương đã chủ động xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa gắn với nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế xã hội trong suốt nhiệm kỳ. Nh m thúc đ y phát triển kinh tế xã hội, huyện tập trung thu hút đầu tư từ nhiều nguồn lực, chỉ đạo việc tích cực áp dụng, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản ph m, tạo sản ph m hàng hóa có sức cạnh tranh cao.

Hàng năm Huyện ủy xây dựng chương trình công tác kiểm tra, giám sát, lấy ý kiến của các đồng chí trong Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ, bảo đảm đúng quy trình, công khai. Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy hướng dẫn, đôn đốc các t chức cơ sở đảng xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát. Chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát từ huyện đến cơ sở đều bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, trong đó trọng tâm là các chương trình phát triển kinh tế.

Giám sát cũng như thanh tra, kiểm tra là công cụ để người quản lý sử dụng theo dõi, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, chức năng của đối tượng bị giám sát, thanh tra, kiểm tra. Qua giám sát, thanh tra, kiểm tra người quản lý mới biết được tiến độ thực hiện, chất lượng thực hiện, những ưu, khuyết điểm của đối tượng bị giám sát, kiểm tra, thanh tra trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ đồng thời qua đó cho người quản lý biết được quyết định quản lý có những tồn tại gì, để trên cơ sở đó sửa đ i b sung hoặc có các chế tài buộc đói tượng bị giám sát có các biện pháp thích hợp để thực hiện cho tốt chức năng nhiệm vụ của mình.

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.Hội đồng nhân dân các cấp hoạt động theo Luật t chức chính quyền địa phương năm 2015 và Luật Hoạt động Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015, trong đó có hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân bao gồm giám sát của Hội đồng nhân dân tại kỳ họp, giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, T đại biểu Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng

nhân dân. Thường trực Hội đồng nhân dân dự kiến chương trình giám sát h ng năm của Hội đồng nhân dân trên cơ sở đề nghị của các Ban của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận T quốc Việt Nam cùng cấp và kiến nghị của cử tri ở địa phương trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định tại kỳ họp giữa năm của năm trước.

Hàng năm, các Ban của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận T quốc Việt Nam cùng cấp và cử tri ở địa phương gửi đề nghị, kiến nghị giám sát của Hội đồng nhân dân đến Thường trực Hội đồng nhân dân. Đề nghị, kiến nghị giám sát phải nêu rõ sự cần thiết, nội dung, phạm vi, đối tượng giám sát. Trên cơ sở đó để xây dựng các kế hoạch giám sát việc thực hiện các chính sách pháp luật, thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế tại huyện. Góp phần thúc đ y sự phát triển kinh tế của huyện.

Bên canh đó còn có hoạt động thanh tra, kiểm tra của Ủy ban nhân dân huyện Võ Nhai chỉ đạo Thanh tra huyện, các cơ quan căn cứ chức năng nhiệm vụ theo quy định thường xuyên thanh tra, kiểm tra các hoạt động trong phát triển kinh tế xã hội nh m phòng chống tham nhũng, phát hiện các sai phạm để kịp thời chấn chỉnh, xử lý góp phần vào công khai minh bạch, làm cho kinh tế xã hội phát triển. Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2018 huyện Võ Nhai đã thực hiện thanh tra theo kế hoạch 26 cuộc, thu hồi số tiền là 120.749.000 đồng.

Bảng 2.14 Tình hình thanh tra các cơ quan đơn vị huyện Võ Nhai năm 2015-2018

STT Năm thanh t a Số cuộc Thu hồi số tiền (đồng)

1 2015 07 39.000.000

2 2016 05 5.489.000

3 2017 08 42.240.000

4 2018 06 34.020.000

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác kiểm tra, giám sát của huyện Võ Nhai vẫn còn những mặt tồn tại. Nhận thức của một số cơ quan, đơn vị về vị trí, vai trò công tác kiểm tra, giám sát, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền với công tác kiểm tra, giám sát chưa đầy đủ; trong lãnh đạo, chỉ đạo còn lúng túng. Việc xây dựng chương trình, kế hoạch công tác kiểm tra, giám sát ở một số địa phuơng chưa kịp thời, chưa sát với tình hình thực tế địa phương. Cán bộ kiểm tra cơ sở còn hạn chế về chuyên môn, phương pháp công tác, thực tế còn kiêm nhiều việc, ít có cán bộ chuyên trách.

2.3 Đánh giá chung về công tác quản l , vận dụng các chính sách và phát t i n inh tế của huyện Võ Nhai

2.3.1 Những kết quả đạt được

Phát triển nhanh, toàn diện và bền vững ở Võ Nhai đã được Đảng bộ và chính quyền huyện quan tâm, trong thời gian qua huyện đã có những bước tiếp cận ngày càng đầy đủ đến hành trình phát triển toàn diện, bền vững về phát triển kinh tế xã hội. Huyện trước kia đã chủ trương kết hợp phát triển kinh tế với phát triển xã hội thì nay yêu cầu là phải kết hợp chặt chẽ, hài hoà, hợp lý giữa phát triển kinh tế, xã hội và với bảo vệ, cải thiện môi trường. Đã thực hiện việc cụ thể hóa các chính sách tài chính, xã hội cho phát triển kinh tế. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên giao, Nghị quyết Ban chấp hành Đảng bộ huyện, Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện đã được Ủy ban nhân dân huyện Võ Nhai t chức triển khai và chỉ đạo thực hiện đồng bộ. Các chỉ tiêu chủ yếu hàng năm cơ bản đều đạt kế hoạch và tăng so với cùng kỳ. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục n định và phát triển, thu cân đối ngân sách đạt kết quả tích cực. Tình hình nông nghiệp phát triển n định, công tác quản lý tài nguyên và môi trường, quản lý bảo vệ và phát triển rừng được tăng cường chỉ đạo. Các chế độ chính sách liên quan đến người có công, gia đình cách mạng, chính sách dân tộc được thực hiện kịp thời. Công tác thanh tra, tư pháp, t chức cán bộ, cải cách hành chính triển khai thực hiện theo quy định. Công tác giáo dục và đào tạo được quan tâm chỉ đạo, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được t chức rộng khắp. Các chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai đồng bộ. Tình hình an ninh chính trị n định và giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Kết quả trên một số chỉ tiêu cụ thể trong năm 2018:

T ng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện của các ngành chủ yếu (theo giá so sánh năm 2010) đạt 2.035 tỷ đồng, đạt 101,6% KH, b ng 108,7% so với cùng kỳ. Trong đó: Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản (theo giá so sánh năm 2010) đạt 812 tỷ đồng, đạt 100% KH, b ng 104,6% so với cùng kỳ; Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng (theo giá so sánh năm 2010) đạt 1.086 tỷ đồng, đạt 103,7% KH, b ng 112,3% so với cùng kỳ; Giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ (theo giá so sánh năm 2010) đạt 137 tỷ đồng, b ng 95,1% KH, b ng 105,5% so với cùng kỳ.

Thu cân đối ngân sách ước đạt 44,631 tỷ đồng, đạt 131% KH tỉnh, đạt 128% KH huyện, b ng 126% so với cùng kỳ. Giá trị sản ph m/1ha đất trồng trọt (giá hiện hành) ước đạt 63,7 triệu đồng, đạt100,3% KH, b ng 104,4% so với cùng kỳ. Sản lượng lương thực có hạt 52.844 tấn, đạt 105,7% KH, b ng 107,5% so với cùng kỳ (Trong đó: Thóc 26.237 tấn/25.450 tấn, đạt 103,1% KH, b ng 107,3% so với cùng kỳ. Ngô 26.607 tấn/24.550 tấn, đạt 108,4% KH, b ng 108,8% so với cùng kỳ). Diện tích trồng rừng tập trung 1.212ha/805ha, đạt 150,6% KH, b ng 65,27% so với cùng kỳ. Diện tích chè trồng mới 40ha/40ha, đạt 100% KH. Sản lượng chè búp tươi ước 10.362 tấn/9.580 tấn, đạt 108,2% KH, b ng 104,6% so với cùng kỳ. Chăn nuôi (thời điểm 01/10/2018): T ng đàn Trâu 5.641con/6.650 con đạt 84,83% KH; đàn bò 2.870con/2.700 con, đạt 106,3% KH; đàn lợn 36.040con/34.000con, đạt 106% KH; đàn gia cầm các loại 615.000con/610.000 con, đạt 100,8% KH. T ng sản lượng thịt hơi các loại 6.416 tấn/6.300 tấn, đạt 101,8% KH, b ng 104,2% so với cùng kỳ. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 245/236 ha, sản lượng 294,11 tấn/350 tấn, đạt 84% KH, b ng 113,9% so với cùng kỳ. Dự kiến có 01 xã (xã Tràng Xá) đạt chu n nông thôn mới, đạt 100% KH. Có thêm 3 trường đạt chu n quốc gia (Trường Tiểu học Dân Tiến 2, Trung học cơ sở Bình Long, Mầm non Tràng Xá), đạt 100% KH. Duy trì 15/15 xã, thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn đến 2020, đạt 100% KH. Tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tu i tính theo cân nặng năm 2018 là 15,3% giảm 0,5% so với năm 2017, đạt 100% KH. Tỷ suất sinh thô năm 2018 giảm 0,96%o so với năm 2017, hoàn thành vượt KH (KH chỉ tiêu giảm sinh 0,2%o). Giải quyết việc làm cho 1.420/1.000 lao động, đạt 142% KH, b ng 106,4% so với cùng kỳ, trong đó: Tạo việc làm tăng thêm cho 680/600 lao động, đạt 113,3% KH. Tỷ lệ hộ nghèo ước giảm 5,5% so với năm 2017, đạt 100% kế hoạch. Có 84,7% gia đình văn hóa, 74,13% xóm đạt tiêu chu n làng văn

hoá, 93,03% cơ quan đơn vị, doanh nghiệp đạt chu n văn hóa; đạt 100% KH đề ra. Có 98% hộ dân được dùng điện lưới quốc gia, đạt 100% KH. Tỷ lệ độ che phủ rừng 70,01%, đạt 100% KH. Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh năm 2018 ước đạt 93,48% vượt KH đề ra (KH có trên 90% người dân được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh).

Tóm lại huyện luôn duy trì hàng năm đạt được từ 15 đến 18 trên t ng số 19 tiêu chí về phát triển kinh tế xã hội. Các chỉ tiêu chỉ đạt khoảng 100% kế hoạch hoặc thấp hơn tùy từng năm như: Chỉ tiêu chi ngân sách, chỉ tiêu giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ, chỉ tiêu về tỷ suất sinh thô, chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, chỉ tiêu về người dân được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

2.3.2 Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân

2.3.2.1 Tồn tại

Bên cạnh các kết quả đạt được trong nhiệm vụ phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường, huyện vẫn đang gặp phải năm vấn đề tồn tại cần tập trung giải quyết trong thời gian tới, cụ thể như sau:

1. Một là, còn thiếu các cơ chế đồng bộ và hiệu quả trong huy động nguồn lực để phát triển các tiền đề thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây được xem là nhân tố tiền đề cho phát triển kinh tế nhanh như đầu tư cho cơ sở hạ tầng, phát triển con người và khoa học và công nghệ.

2. Hai là, thu cân đối ngân sách nhà nước ở một số xã đạt thấp chưa có khả năng tự cân đối ngân sách. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn chậm. Tiến độ thi công, khởi công một số công trình xây dựng còn chậm.

3. Ba là, các chính sách liên quan đến an sinh xã hội và giảm nghèo được ban hành rất nhiều, dẫn đến số lượng các văn bản quy phạm pháp luật về các chính sách này quá nhiều, gây khó khăn cho công tác thực hiện; đồng thời xảy ra hiện tượng chồng lấn trong chính sách, làm hạn chế việc lồng ghép chính sách và cân đối nguồn lực chung. 4. Bốn là, việc chỉ đạo triển khai một số dự án trọng điểm còn chậm; công tác giải phóng mặt b ng và thực hiện nhiều công trình, dự án vẫn vướng mắc; tình hình an

ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, đặc biệt công tác tôn giáo còn tiềm n nhiều diễn biến phức tạp. Một số lĩnh vực văn hóa - xã hội chuyển biến chậm. Việc chuyển đ i cơ cấu kinh tế và tạo việc làm đối với Nhân dân ở các xã miền biển sau sự cố môi trường biển gặp nhiều khó khăn. Các tệ nạn xã hội như ma túy, lô đề, cá độ còn nhiều. Hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, cải cách hành chính, cải cách tư pháp đã chuyển biến nhưng chưa mạnh.

5. Năm là, công tác quy hoạch sử dụng đất còn chậm. Tranh chấp đất đai có nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài, hồ sơ lưu không đầy đủ, kho lưu trữ hồ sơ chưa đảm bảo. Các xã, thị trấn còn chậm thiết lập hồ sơ chỉnh lý biến động đất đai đối với các công trình hiến đất. Công tác giải phóng mặt b ng một số công trình còn chậm. Kinh phí đầu tư cho môi trường còn hạn chế, chưa đáp ứng việc trang bị thêm xe ô tô chuyên dụng chở rác, thu gom xử lý rác.

2.3.2.2 Nguyên nhân

Thứ nhất, nguồn huy động từ doanh nghiệp còn hạn chế và nguồn ngân sách trực tiếp cho phát triển cũng chưa đạt mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, nguồn ngân sách Trung ương trong những năm qua còn hạn chế, chưa đảm bảo đáp ứng với nhu cầu phát triển, nguồn vốn hỗ trợ chuyển về còn chậm đã ảnh hưởng tới kế hoạch và tiến độ triển khai thực hiện. Cơ chế lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án chưa rõ ràng và chưa quan tâm tới đặc thù từng xã. Nguồn lực huy động từ dân cư có xu hướng giảm dần so với những năm đầu của nhiệm kỳ 2015 - 2020. Trong những năm đầu thực hiện, đóng góp của dân cư chủ yếu ở việc hiến đất và tài sản trên đất, nhưng những năm sau đó huy động từ dân cư sẽ giảm tương đối và chỉ tập trung ở hình thức đóng góp ngày công lao động và một phần nhỏ là tiền mặt...

Thứ hai, do kinh tế còn nhiều khó khăn nên ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do vậy còn tình trạng nợ đọng Ngân sách nhà nước của một số doanh nghiệp. Một số địa phương chưa quyết liệt trong công tác thu ngân sách Nhà nước, cán bộ thực hiện nhiệm vụ chưa thực hiện hết tinh thần trách nhiệm, nên một số xã thu ngân sách đạt thấp, còn nợ đọng phí, lệ phí...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)