Những thách thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 87)

Cũng như nhiều địa phương Võ Nhai cũng gặp phải đó là hệ thống bộ máy cồng kềnh chồng chéo, chất lượng bộ máy lãnh đạo quản lý chưa đáp ứng, tiền lương và chế độ đãi ngộ thấp nên chưa tạo được động lực cho người làm trrong khu vực nhà nước… Quản lý phát triển kinh tế xã hội hiện nay vẫn chủ yếu là theo mô hình quản lý từ trên xuống mà chưa quan tâm đúng mức đến mô hình quản lý với sự tham gia của người dân, của cộng đồng.

Với sự phát triển về kinh tế xã hội sẽ có thêm những thách thức về quản lý vấn đề xử lý rác thải, ô nhiễm môi trường và biến đ i khí hậu.

Các mỏ khoáng sản như chì, kẽm của huyện Võ Nhai cung sẽ dần cạn kiệt, điều đó đặt ra các vấn đề phải tính toán về môi trường, về lao động, về hậu quả sau khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp đang khai thác tại các mỏ trên địa bàn huyện.

3.3 Quan đi m và nguyên tắc đề xuất các giải pháp

3.3.1 Quan điểm đề xuất giải pháp

Đề ra các chương trình hành động cụ thể đối với từng mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể; đồng thời kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc triển khai và thực hiện các chương trình hành động nh m phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ, tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng yêu cầu về cải cách hành chính và hội nhập kinh tế; Ưu tiên đầu tư cho giáo dục, có định hướng chọn nghề cho học sinh, sinh viên, hỗ trợ kinh phí cho nông dân chuyển đ i nghề nghiệp theo nhu cầu của thị trường lao động.

Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn: Nguồn vốn ngân sách nhà nước chủ yếu dành cho đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội. Do đó, cần quản lý và sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước, tăng chi cho đầu tư phát triển, khai thác nguồn vốn từ quỹ đất để mở rộng và phát triển hạ tầng đô thị; xây dựng những dự án có hiệu quả kinh tế xã hội rõ rệt. Ngoài ra, cần huy động các nguồn vốn của các t chức, cá

nhân trong và ngoài nước, các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực có thế mạnh của huyện. Đ y mạnh huy động nguồn vốn trong dân, thực hiện tốt công tác xã hội hoá, khuyến khích nhân dân tham gia các hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng.

Thực hiện cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, có chính sách phù hợp để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, mở rộng sản xuất trên địa bàn. Xác định rõ và lựa chọn một số lĩnh vực, sản ph m mang tính đột phá phù hợp với khả năng của huyện để tập trung nguồn lực đầu tư. Quan tâm ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp.

Tập trung ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng đặc biệt là hạ tầng giao thông có tác động kết nối liên vùng góp phần thúc đ y phát triển kinh tế của địa phương.

Củng cố quốc phòng, an ninh, kết hợp chặt chẽ với phát triển kinh tế xã hội; giữ vững anh ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Đ y mạnh công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí; đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và đảm bảo an toàn giao thông. Tăng cường công tác tuyên truyền, ph biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân.

3.3.2 Nguyên tắc đề xuất giải pháp

Nguyên tắc tập trung dân chủ, chính phủ thông qua các cơ quan kế hoạch để thực hiện chức năng định hướng, đưa ra các chương trình và chính sách phát triển, điều tiết và khuyến khích các thành phần kinh tế vận động theo định hướng chung. Chỉ đạo các xã, thị trấn lập kế hoạch và sử dụng ngân sách.

Căn cứ vào mục tiêu, các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện đã được phê duyệt theo từng giai đoạn, trong đó có giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Dựa trên tình hình thực tế về phát triển kinh tế của huyện Võ Nhai và đánh giá của các chuyên gia, định kỳ t ng kết, sơ kết đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Võ Nhai.

Nguyên tắc thị trường, tôn trọng các quy luật của thị trường và quyền sở hữu tư nhân. Không can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Mọi

can thiệp mang tính bắt buộc đều phải trên cơ sở tuân thủ pháp luật hiện hành. Tuân thủ các quy luật phát triển về kinh tế xã hội và tình hình hội nhập quốc tế.

Đưa ra giải pháp phải có tính khả thi, phù hợp với địa phương để khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém trong quản lý, trong triển khai công tác phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

3.4 Đề xuất một số giải pháp nh m đẩy mạnh phát t i n inh tế - xã hội của huyện Võ Nhai

3.4.1 Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế

3.4.1.1 Căn cứ đề xuất giải pháp

Công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế được huyện thực hiện theo đúng trình tự, hướng dẫn. Tuy nhiên thực tế chưa có sự khảo sát, điều tra cụ thể đối với người dân trên địa bàn huyện Võ Nhai.

3.4.1.2 Nội dung của giải pháp được đề xuất

Trên cơ sở chính sách, pháp luật của Trung ương và điều kiện, tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện, chính quyền cần đ y mạnh quá trình điều tra, khảo sát đối với tình hình của từng đơn vị hành chính. Quy hoạch các vùng phát triển cũng tương ứng với điều kiện tự nhiên, điều kiện về giao thông và nếp sống văn hóa của đồng bào dân tộc địa phương. Trong quá trình hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế cần thực hiện một số nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, việc lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo giai đoạn, hàng năm cần căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch t ng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đ i, b sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ.

Thứ hai, chính quyền huyện Võ Nhai cần tập trung hoàn thiện các kế hoạch giai đoạn 5 năm, 10 năm, quan trọng, thực hiện vai trò định hướng với phát triển kinh tế xã hội huyện trong dài hạn. Công tác quy hoạch không tốt sẽ dẫn đến sự phát triển không cân đối, cản trở quá trình phái triển lâu dài và định hướng phát triển chung của huyện.

Thứ ba, trong quá trình xây dựng kế hoạch, cần lưu ý đến nhiều yếu tố, trong đó có thể kể đến việc đánh giá thực trạng, các nguồn lực có thể huy động, lợi thế so sánh và đặc biệt phải quan tâm đến các xu hướng biến động của kinh tế huyện, tỉnh, nền kinh tế trong nước cũng như kinh tế thế giới, cần chú ý đến việc tham khảo ý kiến của chuyên gia, mở rộng đối tượng tham gia lấy ý kiến để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế thực sự có ý nghĩa thực tiễn cao. .

3.4.1.3 Điều kiện để thực hiện giải pháp

Công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế phải có sự khảo sát, điều tra cụ thể, có thể thu thập các ý kiến b ng cách lấy phiếu điều tra đối với nhân dân các địa phương trên địa bàn huyện.

T chức đoàn công tác tại địa phương khác trong và ngoài tỉnh để học tập, tham khảo sau đó so sánh và rút ra bài học về hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế. Lập kế hoạch cho phát triển kinh tế cần căn cứ vào các đánh giá, t ng kết tình hình kinh tế của năm, giai đoạn. Xác lập mục tiêu để đưa ra các chỉ tiêu phù hợp và có thể thực hiện được. Xác định giải pháp, lộ trình thực hiện cụ thể. Xác định nguồn lực, nguồn vốn và tăng cường thực hiện giám sát, kiểm tra trong quá trình triển khai thực hiện trên địa bàn huyện.

3.4.1.4 Dự kiến hiệu quả giải pháp mang lại

Thực hiện tốt các giải pháp pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế dự kiến huyện sẽ đạt được những kết quả tích cực như: Hoàn thành sớm và vượt các chỉ tiêu phát triển kinh tế đã đề ra cho giai đoạn, phát triển được kinh tế vùng, đem lại sự phát triển n định và lâu dài cho kinh tế huyện Võ Nhai. Tốc độ bình tăng trưởng bình quân 6%/năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo 4%/năm; thu ngân sách dự kiến cân đối để thực hiện tự thu tự chi; đến năm 2020 có thêm 3 xã về đích nông thôn mới; phát huy tốt nhất thương hiệu các sản ph m là thế mạnh của huyện Võ Nhai.

3.4.2 Giải pháp thu hút các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

3.4.2.1 Căn cứ đề xuất giải pháp

Thực tế hiện nay tại huyện Võ Nhai nhiều chương trình, dự án và các công trình xây dựng đòi hỏi vốn lớn nhưng việc quản lý thu hút các nguồn lực phát triển kinh tế xã

hội còn hạn chế, các nhà đầu tư chưa dám mạnh dạn đầu tư vào huyện. Do vậy, trong việc thu hút các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi chính quyền địa phương cần thực hiện các chính sách ưu đãi, tạo được niềm tin và sự ủng hộ của các nguồn lực có thể đến đầu tư trên địa bàn huyện.

3.4.2.2 Nội dung của giải pháp được đề xuất

Thực hiện tốt việc quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế bao gồm: Nhân lực, vật lực và tài lực để có đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đ i mới, phát triển và hội nhập của đất nước nói chung cũng như huyện Võ Nhai nói riêng. Nguồn nhân lực dồi dào; trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực từng bước được nâng lên đã đáp ứng cơ bản nhu cầu của thị trường lao động. Với nguồn lực tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, có nhiều tiềm năng để khai thác, sử dụng; cơ sở vật chất và hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, góp phần thúc đ y tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh nâng cao đời sống nhân dân.

Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế, thúc đ y phát triển kinh tế - xã hội đất nước theo các mục tiêu Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra.

Đa dạng hóa các hình thức huy động và sử dụng nguồn lực; thúc đ y xã hội hóa, thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư phi chính phủ; áp dụng nguyên tắc thị trường trong quản lý, khai thác, sử dụng các nguồn lực cho phát triển. Đ y mạnh kinh tế hóa nguồn vật lực, trong đó tập trung vào nguồn lực tài nguyên thiên nhiên. Tập trung khai thác tối đa tiềm năng khoa học và công nghệ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Kiểm kê, đánh giá đầy đủ, thực chất các nguồn lực của nền kinh tế là cơ sở quan trọng để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và các quy hoạch, kế hoạch phát triển trung hạn, dài hạn trong từng thời kỳ. Tất cả các nguồn lực của nền kinh tế phải được kiểm kê đánh giá, thống kê, hạch toán đầy đủ, đúng đắn trong nền kinh tế; được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hợp lý, phát huy tối đa hiệu quả và phát triển bền vững.

Xây dựng mạng lưới và khuyến khích phát triển các trung tâm dịch vụ việc làm, t chức thị trường lao động thường xuyên, công khai, minh bạch; kết nối hệ thống các

sàn giao dịch, giới thiệu việc làm và các điểm giao dịch việc làm trên địa bàn tỉnh. Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, thông tin cung - cầu nhân lực, việc làm của các tỉnh lân cận, của tỉnh Thái Nguyên và của huyện Võ Nhai.

Đ y mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chia sẻ thông tin về các nguồn lực trong nền kinh tế để sử dụng tối ưu và hiệu quả; phân phối, chia sẻ và tái sử dụng có hiệu quả các nguồn lực dư thừa, làm gia tăng giá trị các nguồn lực của nền kinh tế.

3.4.2.3 Điều kiện để thực hiện giải pháp

Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp là những mục tiêu quan trọng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2015- 2020 là mục tiêu chung để hoàn thiện công tác quản lý thu hút các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội đối với huyện Võ Nhai. Cải thiện mối quan hệ giữa chính quyền và doanh nghiệp, có cơ chế mở cửa cho các doanh nghiệp vào đầu tư, thực hiện các dự án b ng cơ sở hạ tầng xây dựng, giao thông đã và đang được đầu tư trên địa bàn huyện.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát, kiểm tra, kiểm soát đối với việc khai thác, huy động, phân b và sử dụng các nguồn lực, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, cạn kiệt nguồn lực của đất nước và huỷ hoại môi trường.

Khuyến khích đ y mạnh quá trình khởi nghiệp kinh doanh; xây dựng cơ chế, chính sách để doanh nghiệp tư nhân tiếp cận bình đẳng mọi cơ hội, các nguồn lực, nhất là về vốn, đất đai, tài nguyên.

3.4.2.4 Dự kiến hiệu quả giải pháp mang lại

Nếu thực hiện tốt các giải pháp thu hút và quản lý các nguồn lực thì đến năm 2020 huyện Võ Nhai sẽ có khoảng 50 doanh nghiệp lớn nhỏ đầu tư vào 200 công trình dự án trên địa bàn huyện. Trong đó sẽ tập trung hoàn thành Dự án Khu dân cư số 1 là dự án lớn nhất, có diện tích 7,5ha, t ng vốn đầu tư 148 tỷ đồng, được kỳ vọng sẽ tạo sự thay đ i lớn về diện mạo đô thị của thị trấn Đình Cả. Dự án Khu dân cư số 3, xây dựng mới chợ Đình Cả và đường vành đai tránh thị trấn cũng đang được nhà đầu tư xúc tiến các thủ tục pháp lý để triển khai (t ng mức đầu Dự án vào khoảng 200 tỷ đồng). Ngoài ra

sẽ thu hút được các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến Võ Nhai khảo sát đầu tư vào lĩnh vực may mặc và chế biến khoáng sản.

Thu hút đầu tư phát triển lĩnh vực du lịch như Đề án Phát triển du lịch cộng đồng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu của Đề án là phát triển Võ Nhai thành điểm du lịch cộng đồng có thương hiệu trong và ngoài tỉnh, để lĩnh vực này đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện cũng đang xây dựng Đề án Phát triển cây ăn quả chất lượng cao, chú trọng xây dựng thương hiệu và thu hút nhà đầu tư vào chế biến, tiêu thụ sản ph m; chỉ đạo nghiên cứu để xây dựng Đề án Phát triển cây dược liệu… Đến nay, trong lĩnh vực du lịch và nông nghiệp, huyện Võ Nhai đều đã thu hút được những dự án đáng kể như: Dự án Khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng (t ng mức đầu tư khoảng 40 tỷ đồng); Dự án trồng cây dược liệu tại xóm Khuôn Ngục, xã La Hiên.

3.4.3 Giải pháp dịch chuyển cơ cấu phát triển kinh tế

3.4.3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Võ Nhai trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 đã có sự thay đ i rõ rệt từ công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn sang cân b ng giữa nông nghiệp và công nghiệp, sự chuyển dịch đã có những kết quả tích cực, ngành nông nghiệp đã bước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)