2.1.1.1 Vị trí địa lý
Võ Nhai là một huyện vùng cao n m về phía Đông- Bắc của tỉnh Thái Nguyên. Có toạ độ địa lí, 1050 45’ - 1060 17’ Kinh độ Đông; 210 36’ - 210 56’ Vĩ độ Bắc. Huyện Võ Nhai cách thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên khoảng 37km về phía Bắc, có diện tích tự nhiên 83.942,57ha; Huyện gồm 14 xã và 1 thị trấn, trong đó có 6 xã vùng I, 3 xã vùng II, còn lại 5 xã vùng III dân số khoảng 68.140 người. Là huyện có địa hình phức tạp, đồi núi là chủ yếu, đất ruộng ít, phần lớn diện tích là đồi núi thấp và núi đá vôi, những vùng đất b ng phẳng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhỏ, chủ yếu theo các khe suối, triền sông và thung lũng.
Theo kết quả phúc tra theo phương pháp định lượng FAO/UNESCO do Viện Thiết kế xây dựng thực hiện thì toàn huyện có các nhóm đất sau: Đất phù sa: 1.816 ha chiếm 2,16% diện tích; Đất đen: 935,5 ha chiếm 1,11% diện tích; Đất xám bạc màu: 63.917,7 ha chiếm 76,08% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở các thung lũng trên địa bàn tất cả các xã trong huyện; Đất đỏ: 3.770,80ha, chiếm 4,49% diện tích tự nhiên; Các loại đất khác: có 13.570,44 ha chiếm 16,16% diện tích.
Nhìn chung Võ Nhai có nhiều loại đất canh tác phù hợp với nhiệu loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng, song chủ yếu là đất đồi núi; những diện tích đất b ng phẳng phục vụ cho canh tác nông nghiệp rất thấp, đất ruộng lúa chỉ còn 2.916,81 ha.
Do diện tích đất lâm nghiệp lớn, lại là huyện vùng cao khí hậu nhiệt đới nên hệ thực vật có nhiều gỗ quý từ nhóm II đến nhóm VIII, song đến nay trữ lượng không còn nhiều. Việc bảo vệ và chăm sóc rừng những năm gần đây đã được quan tâm, mức độ che phủ rừng của huyện duy trì ở mức 67%.
Qua kết quả điều tra tìm kiếm thăm dò, Võ Nhai có các loại khoáng sản sau: Chì, Kẽm ở Thần Sa với quy mô trữ lượng nhỏ không tập trung, Vàng ở Thần Sa, Sảng Mộc, Liên Minh nhưng chỉ là vàng sa khoáng, hàm lượng thấp, quản lý khai thác khó khăn; Mỏ phốt pho ở La Hiên trữ lượng khá (khoảng 60.000 tấn); Khoảng sản vật liệu xây dựng như: Đá xây dựng, cát, sỏi, sét xi - măng ở La Hiên, Cúc Đường có trữ lượng lớn, chất lượng tốt.
Trong huyện có hai hệ thống nhánh sông trực thuộc hệ thống sông Cầu và sông Thương, đó là hệ thống sông Nghinh Tường và hệ thống sông Dong và nhiều khe, suối nhỏ do đó nguồn nước mặt tương đối phong phú nhưng phân bố không đều. Qua điều tra thăm dò khảo sát thì nguồn nước ngầm tương đối phong phú, chất lượng tốt đảm bảo phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
Với địa hình có dãy núi đá vôi xen lẫn núi đất trung điệp tạo nên những thắng cảnh đẹp tự nhiên của núi rừng. Quần thể hang động Phượng Hoàng, Suối Mỏ Gà và hang động khác như: Nà Kháo, Hang Huyền,... có nhiều nhũ đá tạo nên cảnh quan đẹp. Mái Đá Ngườm ở xã Thần Sa là cái nôi ra đời sớm nhất của người Âu Lạc. Rừng Khuôn Mánh xã Tràng Xá là nơi thành lập đội cứu quốc quân II và nhiều hang động, di tích khác đã đi vào lịch sử của dân tộc. Do hệ thống giao thông cơ bản đã đáp ứng được nên tiềm năng du lịch của huyện đang được phát huy cùng với hệ thống du lịch trong toàn tỉnh Thái Nguyên.
2.1.1.2 Đặc điểm địa hình
Huyện Võ Nhai n m ở vị trí tiếp giáp của 2 dãy núi cao - Dãy Ngân Sơn và Dãy Bắc Sơn cho nên huyện có địa hình khá phức tạp, đồi núi là chủ yếu, đất ruộng ít. Huyện có phần lớn là diện tích vùng núi đá vôi (chiếm 92%), trong khi những vùng đất b ng phẳng, thuận lợi tiện cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, tập trung chủ yếu dọc theo các khe suối, các triền sông và các thung lũng ở vùng núi đá vôi.
Toàn huyện có độ cao bình quân từ 100m đến 800m so với mặt biển, đất nông nghiệp phân bố ở độ cao bình quân từ 100m đến 450m. Căn cứ vào địa hình địa mạo đất đai huyện chia thành 3 tiểu vùng có những đặc điểm sau:
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
- Tiểu vùng I: Gồm 6 xã phía bắc của huyện (Nghinh Tường, Thượng Nung, Cúc Đường, Thần Xa, Vũ Chấn, Sảng Mộc), địa hình núi cao dốc, phần lớn là núi đá vôi (72%) độ dốc lớn (Đa phần từ 250 trở lên). Một số vùng phân bố dọc theo các khe suối và thung lũng có độ dốc từ 00 – 250 là vùng thích hợp để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp theo hướng nông, lâm kết hợp.
- Tiểu vùng II: Gồm 4 xã (La Hiên, Lâu Thượng, Phú Thượng và Thị Trấn Đình Cả) có dạng địa hình thung lũng tương đối b ng phẳng chạy dọc theo quốc lộ 1b với hai bên là hai dãy núi cao có độ dốc lớn. Đất đai của vùng II đã sử dụng hầu hết vào nông nghiệp.
- Tiểu vùng III: Gồm 5 xã (Tràng Xá, Dân Tiến, Liên Minh, Bình Long, Phương Giao) có địa hình bát úp bị chia cắt nhiều bởi các khe suối, sông và xen lẫn núi đá vôi, các soi bãi ven sông địa hình thấp và tương đối b ng phẳng hơn các xã vùng I. Độ dốc từ 10-200 , có thể sử dụng phát triển cây hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả.
2.1.1.3 Khí hậu - thủy văn
Mặc dù điều kiện địa hình phức tạp bởi có З vùng khác nhau nhưng điều kiện khí hậu tương đối đồng nhất. Do n m ở chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu nên khí hậu của huyện Võ Nhai chia làm hai miền rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 và - mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm.
Huyện có hai hệ thống nhánh sông trực thuộc hệ thống sông Cầu và sông Thương được phân bố ở hai vùng phía Bắc và phía Nam của huyện. Ngoài ra còn có các hệ thống hồ, đập, mạng lưới suối nhỏ góp phần nh m đáp ứng cho sản xuất nông lâm nghiệp ở nơi đây.