3.4.3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Võ Nhai trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 đã có sự thay đ i rõ rệt từ công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn sang cân b ng giữa nông nghiệp và công nghiệp, sự chuyển dịch đã có những kết quả tích cực, ngành nông nghiệp đã bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế, tuy nhiên vẫn còn chậm để bắt kịp sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của toàn tỉnh, mục tiêu trước mắt là giữ ngành nông nghiệp làm mũi nhọn, lâu dài vẫn là phát triển hiện đại hóa công nghiệp, nông nghiệp theo hướng phát triển sản ph m có giá trị cao. Các chính sách, giải pháp hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện vẫn chưa đủ mạnh, chưa tạo được sự đột phá. Tình trạng kéo dài sự tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa theo chiều rộng; sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế chậm; hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh chưa cao.
3.4.3.2 Nội dung của giải pháp được đề xuất
Thứ nhất, cần đ i mới tư duy về chức năng quản lý kinh tế của nhà nước thông qua việc sử dụng công cụ kế hoạch hóa phù hợp với sự vận hành của cơ chế thị trường. Đ i mới công tác kế hoạch và quy hoạch thực chất là xác định lại vai trò của Nhà nước trong suốt quá trình dẫn dắt thị trường phát triển theo mục tiêu. Do đó, một trong các
nhiệm vụ quan trọng của công tác quy hoạch, kế hoạch là chỉ dẫn và dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển nh m định hướng hoạt động cho DN. Về các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, cần tập trung vào các chỉ tiêu phát triển bền vững như các chỉ tiêu về an sinh xã hội, môi trường...
Chính sách hỗ trợ cho DN cũng cần kiên trì thực hiện theo nguyên tắc: Nhà nước sử dụng các chính sách, biện pháp và công cụ để tác động vào thị trường theo định hướng của nhà nước; Chính thị trường sẽ tác động và sự định hướng đầu tư của DN (trên cơ sở quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh), chứ Nhà nước không ''cầm tay chỉ việc" cho DN. Trên cơ sở đó, xác định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc sử dụng các công cụ hỗ trợ thị trường.
Thứ hai, sử dụng hiệu quả công cụ chính sách kinh tế - tài chính để thúc đ y quá trình thúc đ y chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tái cấu trúc nội bộ các ngành kinh tế.
Thứ ba, sử dụng các t chức kinh tế của Nhà nước như công cụ để khắc phục và hạn chế những khuyết tật của thị trường. Hiện có những lĩnh vực cần sự can thiệp mạnh của lực lượng kinh tế nhà nước như cung cấp hàng hóa và dịch vụ công cộng; Các ngành kinh tế có hiệu quả sinh lời thấp, nhưng cần thiết cho quá trình công nghiệp hóa như cơ khí chế tạo, công nghiệp phụ trợ, đầu tư cho thị trường bất động sản sơ cấp, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghiệp công nghiệp cao… Quan trọng hơn, Nhà nước cần phải thể hiện quyết tâm chính trị trong đầu tư phát triền, không phải để mặc doanh nghiệp tự cân nhắc hiệu quả tài chính đơn thuần.
3.4.3.3 Điều kiện để thực hiện giải pháp
Huyện Võ Nhai cần xác định hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản ph m, sản xuất hàng hoá với những cây trồng, con nuôi có thế mạnh của huyện tạo ra giá trị hàng hoá cao phục vụ cho công nghiệp chế biến của huyện.
Tạo chuyển biến rõ nét và thực chất trong cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đ i mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Đ y nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai. Xác định đầu tư và phát triển sản xuất nông nghiệp với một cơ cấu diện tích các loại cây trồng, số lượng con nuôi hợp lý với từng giai đoạn, tiến độ từng bước đi thích hợp và đầu tư đúng đắn cho hạ tầng giao thông, thủy lợi, các ngành kinh tế của huyện sẽ thúc đ y kinh tế của huyện phát triển, khai thác được các tiềm năng có sẵn và lợi thế để giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
Cần phải hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, mà thực chất là cải thiện nhanh chóng trình độ của nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của các sản ph m nói chung, sản ph m trong khu vực nông nghiệp nói riêng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn với chuyển hướng cơ cấu đầu tư mạnh mẽ, với bước đi hợp lý trong từng giai đoạn cụ thể nh m tận dụng tối đa lợi thế so sánh hiện có, trong đó lợi thế lớn nhất là lao động. Đây được coi là một trong những khâu quan trọng nhất.
Có cơ chế khuyến khích, tuyên truyền và đ y mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần thực hiện rút ngắn công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần tiến hành đồng thời một hệ thống các giải pháp đồng bộ.
3.4.3.4 Dự kiến hiệu quả giải pháp mang lại
Cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp của huyện Võ Nhai trong những năm tới sẽ đ y mạnh chuyển đ i cơ cấu để tăng giá trị sản xuất đạt 70 triệu đồng/ha/năm 2020. Phấn đấu ngành nông nghiệp đạt t ng giá trị sản lượng đến năm 2020 ước đạt 26.4769,3 triệu đồng. Để đạt được mục tiêu trên trong ngành nông nghiệp đ y mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phấn đấu nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp trên cơ sở tăng nhanh giá trị cây trồng, vật nuôi trên đơn vị diện tích.
Tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, hiệu quả các Chương trình hành động triển khai các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương và Quốc hội, của tỉnh và của huyện đ y mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, đ i mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Sớm phê duyệt và t chức thực hiện đồng bộ tất cả các đề án, kế hoạch cơ cấu lại ngành, lĩnh vực trọng tâm. Nâng cao
trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá, giám sát và chỉ đạo thực hiện, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp trong giai đoạn 2019 - 2021.
Cây chè ở Võ Nhai được trồng và phát triển thành những vùng sản xuất tập trung ở xã Tràng Xá, bao gồm các xóm: Thành Tiến, Tân Thành, Đồng Ruộng, Khuân Nang; ở xã Liên Minh, bao gồm các xóm: Nhâu, Vang, Thâm, Nho và xóm Ba Nhất (xã Phú Thượng). Giá sản ph m này khi có thương hiệu sẽ đạt trung bình 400 nghìn đồng/kg, thậm chí hàng triệu đồng/kg (đối với chè đinh). Huyện Võ Nhai tiếp tục có các giải pháp nh m khuyến khích, hỗ trợ người dân mở rộng diện tích cũng như nâng cao năng suất, chất lượng sản ph m chè. khuyến khích người dân đ y mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến, trong đó chú trọng đ i mới máy móc, thiết bị, công nghệ sao sấy; thay thế diện tích chè trung du già cỗi, kém năng suất b ng các giống chè cành có năng suất, chất lượng. Tiếp tục triển khai và nhân rộng mô hình sản xuất chè an toàn theo quy trình VietGAP. Hiện nay, Võ Nhai mới chỉ có 25ha VietGAP (chiếm 2% t ng diện tích chè toàn huyện), phấn đấu đến năm 2021 có từ 3 làng nghề chè trở lên nào có nhãn hiệu tập thể.
Trong những năm tới với sự phát triển chiến lược vĩ mô của Nhà nước, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thì nhu cầu về sản ph m chăn nuôi ngày càng tăng nhanh. Giai đoạn 2019-2021, huyện Võ Nhai sẽ phát triển mạnh mẽ hơn ngành chăn nuôi. Tập trung phát triển đàn trâu bò thịt, chăn nuôi lợn, phát triển đàn gia cầm lấy thịt và trứng. Chăn nuôi các giống gia súc mới có năng suất cao kết hợp khôi phục phát triển chăn nuôi các loại gia súc gia cầm bản địa (lợn sộc dưa, gà Ri ...) để tạo sản ph m hàng hóa đặc sản giá trị cao đáp ứng thị hiếu tiêu dùng của thị trường.
Quy hoạch và có các cơ chế chính sách hướng dẫn phát triển chăn nuôi phù hợp với thế mạnh của từng vùng. Vùng 1 tập trung phát triển nuôi đại gia súc và đàn dê; Vùng 2 tập trung chăn nuôi lợn, giam cầm, thủy cầm; Vùng 3 núi thấp phát triển chăn nuôi lợn, dê, gia cầm.
Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt và lâm nghiệp năm 2021 đạt 202.284 triệu đồng, b ng 76,4 % t ng giá trị sản xuất của toàn ngành nông lâm nghiệp của huyện. Tốc độ
tăng trưởng của ngành này giai đoạn 2019 - 2021 dự kiến tiếp tục duy trì ở mức 4,0%/năm.
3.4.4 Giải pháp đẩy mạnh sự hòa hợp giữa phát triển kinh tế, xã hội với bảo vệ môi trường
3.4.4.1 Căn cứ đề xuất giải pháp
Nhà nước nói chung, chính quyền huyện Võ Nhai nói riêng giữ vai trò định hướng phát triển và điều tiết đối với phát triển kinh tế xã hội thông qua việc ban hành và chỉ đạo thực hiện các văn bản chính sách như các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chương trình về phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường của địa phương. Đối với huyện Võ Nhai việc quản lý nhà nước về kinh tế cũng cần phải có những giải pháp tập trung hơn để giai đoạn 2019 – 2021 của nhiệm kỳ 2016 – 2021 có những bước tiến vũng chắc trong phát triển kinh tế, môi trường người dân yên tâm tập trung phát triển kinh tế theo định hướng mà huyện chỉ đạo.
3.4.4.2 Nội dung của giải pháp được đề xuất
Căn cứ tình hình thực trạng đã được phân tích ở chương 2, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQVN và các đoàn thể huyện Võ Nhai cần tập chung chỉ đạo, tăng cường, tuyên truyền thực hiện một số giải pháp như sau:
- Về lĩnh vực kinh tế:
Tiếp tục đ y mạnh việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao giá trị sản ph m, đặc biệt chú trọng đến các thế mạnh của từng vùng trong huyện như phát triển cây ăn quả, cây chè, cây dược liệu và phát triển cây lâm nghiệp.
Hỗ trợ phát triển chăn nuôi trang trại, chăn nuôi liên doanh áp dụng khoa học công nghệ cao, phù hợp với quy hoạch chăn nuôi của địa phương. Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng và đàn vật nuôi. Tăng cường t chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, thú y, bảo vệ thực vật cho người sản xuất, xây dựng các mô hình, dự án sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân, nhân ra diện rộng các mô hình hiệu quả cao trên địa bàn.
Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, thực hiện các dự án trồng rừng, kết hợp phát triển nông nghiệp gắn với lâm nghiệp, thực hiện tốt chính sách sắp xếp n định dân cư, ngăn chặn nạn phá rừng. Xây dựng dự án phát triển trồng cây đặc sản, cây nguyên liệu dưới tán rừng để nâng cao giá trị đất lâm nghiệp giai đoạn 2016 - 2020.
Tận dụng nguồn vốn để đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công trình thủy lợi phù hợp, nạo vét kênh mương, giữ nước các hồ chứa, có phương án sử dụng nước tiết kiệm đảm bảo phục vụ sản xuất, bảo vệ an toàn công trình trong mùa mưa lũ. Chủ động các biện pháp phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.
Tạo môi trường thu hút vốn đầu tư vào công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nh m tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Phát triển sản xuất công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường; tiếp tục thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp Trúc Mai, cụm công nghiệp Cây Bòng.
Tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ hoạt động thu, rà soát lại các nguồn thu, chống thất thu ngân sách nhà nước. Điều hành chi ngân sách sát, đúng dự toán đã được HĐND phê chu n. Chú trọng phát triển mạng lưới kinh doanh, thương mại; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ tiểu thương, hợp tác xã mở rộng thị trường tiêu thụ sản ph m. Tiếp tục triển khai thực hiện chuyển đ i mô hình t chức kinh doanh khai thác và quản lý chợ trên địa bàn huyện. Làm tốt công tác quản lý thị trường, phòng chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng lậu… Tạo các điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, thương mại. Nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính - viễn thông, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ chính trị và nhu cầu thông tin của nhân dân. Tranh thủ mọi nguồn lực để đầu tự xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai các dự án đã được phê duyệt. Quản lý, khai thác và sử dụng tốt các nguồn vốn phục vụ xây dựng kết cấu hạ tầng. Tập trung chỉ đạo công tác đầu tư xây dựng các dự án, công trình trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và môi trường bền vững cụ thể như khu dân cư số 1, khu dân cư số 3, chợ Đình Cả, dự án bến xe khách Đình Cả Hồ sinh thái, khu công viên cây xanh, điểm du lịch sinh thái Phượng Hoàng...
Phối hợp với UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, khoáng sản, môi trường. Kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm theo phân cấp. Đ y nhanh tiến độ bồi thường GPMB đối với các dự án theo kế hoạch. Đ y nhanh giải quyết việc cấp mới đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp đất khu dân cư theo quy định đảm bảo thực hiện hoàn thành vượt chỉ tiêu về thu tiền cấp QSD đất. Hoàn thành thủ tục hiến đất đối với các công trình xây dựng nông thôn mới. Giải quyết kịp thời các kiến nghị đề nghị, khiếu nại, tố cáo… về lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn.
- Lĩnh vực văn hóa - xã hội
Quản lý tốt, sắp xếp n định đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; tạo điều kiện bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị. Thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án về phát triển giáo dục - đào tạo; khắc phục những hạn chế và những biểu hiện yếu kém trong giáo dục; nâng cao chất lượng giáo dục các bậc học, quan tâm đầu tư trang thiết bị dạy và học cho các trường. Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp học, nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2016-2020 và đề án xây dựng củng cố các trường ph thông dân tộc bán trú. Đ y mạnh công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho các cơ sở giáo dục trong toàn huyện.
Thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực dân số gắn với cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình như: sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, can thiệp giảm thiểu mất cân b ng giới tính khi sinh, mô hình tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân,... Tăng cường công tác giám sát, hỗ trợ, hướng dẫn chuyên môn đối với cấp xã để kịp thời phát hiện những thiếu sót nh m chấn chỉnh và giúp cơ sở đưa ra định hướng và các khắc phục trong việc thực hiện các chương trình dân số. Đ y mạnh tuyên