Tinh dịch đồ bình thường theo tiêu chuẩn WHO 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều trị vô sinh bằng bơm tinh trùng vào buồng tử cung tại bệnh viện sản nhi bắc ninh (Trang 49)

2.4.3. Tiêu chuẩn đo nang noãn

Nang noãn được đo một đường kính từ bờ trong bên này đến bờ trong bên kia của nang nếu hình ảnh nang tròn. Đo cả 2 đường kính lớn nhất rồi tính trung bình nếu hình ảnh nang không tròn.

2.4.4. Tiêu chuẩn xác định độ dày NMTC

Siêu âm đầu dò âm đạo để xác định NMTC ở mặt cắt dọc giữa của tử cung. Cố định hình ảnh siêu âm và đo độ dày NMTC ở khoảng cách lớn nhất tính từ ranh giới giữa NMTC và cơ tử cung.

2.4.5. Hội chứng quá kích buồng trứng

Phân loại theo Golan năm 1989.

 Độ I (nhẹ): Đau tức vùng hạ vị, kích thước buồng trứng trên siêu âm < 5 cm, E2 tăng cao.

 Độ II (trung bình): Đau hạ vị, bụng chướng do có nhiều dịch trong ổ bụng, kích thước buồng trứng < 12 cm.

 Độ III (nặng): Bụng chướng căng, nôn, buồn nôn, khó thở, có thể tràn dịch màng phổi, màng tim, siêu âm có nhiều dịch trong ổ bụng, 2 buồng trứng ≥ 12 cm. Hematocrit tăng do cô đặc máu.

2.4.6. Xác định có thai sinh hóa

Định lượng  hCG trong máu 2 tuần sau IUI. Nếu  hCG dưới 5 IU/l là không có thai. Thai sinh hóa là khi có thai xác định bằng  hCG ≥ 5 IU/l

2.4.7. Thai lâm sàng

Thai lâm sàng được xác định khi có hình ảnh túi thai trên siêu âm đường âm đạo sau IUI 4 tuần.

Tỷ lệ thai lâm sàng/ chu kỳ = Số trường hợp có túi thai/Tổng số chu kỳ KTBT.

2.4.8. Tỷ lệ đa thai = số trường hợp ≥ 2 túi thai/số trường hợp có thai lâm sàng

2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu:

Đề cương nghiên cứu sẽ được thông qua hội đồng Đạo đức của Trường Đại Học Y Hà Nội phê duyệt trước khi được triển khai

Những thông tin đối tượng cung cấp sẽ hoàn toàn vô danh. Các nghiên cứu viên và cán bộ tham gia nghiên cứu sẽ ký cam kết không tiết lộ thông tin thu thập trong quá trình nghiên cứu nếu không có sự đồng ý của người tham gia. Mọi quy trình nghiên cứu sẽ được tiến hành một cách riêng tư. Mọi thông tin nghiên cứu sẽ được lưu trữ an toàn tại cơ sở nghiên cứu. Tất cả các thông tin của người tham gia nghiên cứu sẽ được lưu trữ trong tủ hồ sơ của luôn khóa kín, được đặt ở nơi cho phép chỉ có cán bộ nghiên cứu có thể tiếp cận được. Tất cả cơ sở dữ liệu sẽ được đảm bảo bí mật với hệ thống tiếp cận được bảo vệ bằng mật mã. Thông tin của những người tham gia nghiên cứu sẽ không được đưa cho bất kỳ ai nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của họ Đây là nghiên cứu quan sát nên hoàn toàn không ảnh hưởng đế tình trạng sức khỏe của đối tượng tham gian nghiên cứu

Nghiên cứu áp dụng phương pháp mô tả hồi cứu dựa vào hồ sơ bệnh nhân nên không can thiệp vào quá trình điều trị do đó không có nguy cơ cho bệnh nhân. Qua đó kết quả nghiên cứu được hi vọng sẽ góp phần vào việc cung cấp thông tin về kết quả điều trị IUI tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh từ đó sẽ hoàn thiện hơn quy trình kỹ thuật cũng như loại bỏ một số yếu tố liên quan đến kết quả mang thai .

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu tại khoa phụ Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh từ năm 2015 năm 2018, có 301 bệnh nhân đủ điều kiện nghiên cứu với kết quả cụ thể như sau:

3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

3.1.1. Nơi ở của người bệnh

Bảng 3.1. Phân bố người bệnh theo nơi ở

Nơi ở Thành thị Nông thôn Tổng cộng

Số lượng 200 101 301

Tỷ lệ % 66,4% 33,6% 100,0%

Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nơi ở

Nhận xét:

Số bệnh nhân ở thành thị chiếm đa số, cao gấp 2 lần số bệnh nhân ở nông thôn.

3.1.2. Phân bố người bệnh theo nhóm tuổi

Bảng 3.2. Phân bố người bệnh IUI theo nhóm tuổi

BN Nhóm tuổi N % < 30 185 61.5 % 30-34 78 25.9 % 35-39 30 10.0 %  40 8 2.7 % Tổng 301 100.0 %

Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi

Nhận xét:

- Nhóm tuổi < 30 chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 61,5%, nhóm 30-34 tuổi chiếm 25,9%, nhóm  40 tuổi chiếm 2,7%.

Tuổi N Trung Bình ± Độ Lệch

Loại Vô Sinh

VS I 166 26.0 ± 3.2 19 41

VS II 135 32.0 ± 4.3 23 47

Tuổi 301 28.7 ± 4.8 19 47

Nhận xét:

- Tuổi trung bình của người bệnh là 28,7 ± 4,8. Thấp nhất là 19, cao nhất là 47 tuổi.

- Tuổi trung bình của người bệnh ở nhóm VSI thấp hơn nhóm VSII (26,0 và 32,0).

- Độ tuổi nhỏ nhất và lớn nhất ở nhóm VSI đều thấp hơn nhóm VSII (Min: 19 và 23; Max: 41 và 47).

3.1.3. Nghề nghiệp của người bệnh

Bảng 3.3. Phân bố người bệnh theo nghề nghiệp

Nghề nghiệp Cán bộ Công nhân Làm ruộng Nội trợ và buôn bán Tổng cộng Số lượng 99 119 41 41 300 Tỷ lệ 33,0 % 39,7 % 13,7 % 13,7 % 100,0 % Nhận xét:

Bệnh nhân phân bố theo nghề nghiệp không đồng đều

3.1.4. Phân bố người bệnh theo loại vô sinh

Bảng 3.4. Phân bố người bệnh theo loại vô sinh

Loại vô sinh Số lượng Tỷ lệ (%)

Vô sinh II 135 44,9 %

Tổng 301 100,0 %

Nhận xét:

- Vô sinh nguyên phát (VS I) chiếm tỉ lệ cao hơn so với nhóm vô sinh thứ phát (VS II).

- Tỷ lệ VS I là 55,1%. Tuổi trung bình của bệnh nhân ở nhóm này là 26,0 ± 3,2. Người ít tuổi nhất là 19 tuổi, người nhiều tuổi nhất là 41tuổi.

- Tỷ lệ VS II là 44,9%. Tuổi trung bình của bệnh nhân ở nhóm này 32,0 ± 4.3. Người ít tuổi nhất là 23 tuổi, người nhiều tuổi nhất là 47 tuổi.

3.1.4. Nguyên nhân vô sinh

Bảng 3.5. Phân bố bệnh nhân theo nguyên nhân vô sinh

Nguyên nhân RLPN Tinh trùng yếu CRNN Tổng cộng

Số lượng 11 70 212 293

Tỷ lệ (%) 3,8 % 23,9 % 72,4 % 100,0 %

Nhận xét:

- Nguyên nhân vô sinh do CRNN chiếm tỷ lệ cao nhất là 72.4 % - Vô sinh do tinh trùng yếu chiếm tỷ lệ 23.9 %

- Do RLPN là 3.8 %.

3.1.5. Phân bố người bệnh theo thời gian vô sinh với loại vô sinhBảng 3.6. Phân bố bệnh nhân theo thời gian vô sinh Bảng 3.6. Phân bố bệnh nhân theo thời gian vô sinh

Thời gian VS (năm)

Vô sinh I Vô sinh II Tổng cộng

n % n % n %

< 3 năm 148 89,2% 91 67,9% 239 79,7%

 3 năm 18 10,8% 43 32,1% 61 20,3% Tổng 166 100,0% 134 100,0% 300 100,0% TB ± độ lệch 1,9 ± 0,9 2,4 ± 1,1 2,1 ± 1,0

Biểu đồ 3.3: Phân bố bệnh nhân theo thời gian vô sinh

Nhận xét:

- Thời gian vô sinh trung bình là 2,1 ± 1,0 (năm).

- Thời gian vô sinh trung bình của nhóm VS I là 1,9 ± 0,9 (năm). - Thời gian vô sinh trung bình của nhóm VS II là 2,4 ± 1,1 (năm). - Số BN có thời gian VS < 3 năm chiếm tỷ lệ cao hơn (79,7%) so với nhóm  3 năm (20,3%).

3.2. Kết quả có thai và một số yếu tố liên quan

3.2.1. Xác định tỷ lệ có thai sau IUI trong nghiên cứu :

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 301 BN vô sinh đến bơm IUI trong 301 chu kỳ trai Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh thu được kết quả

Tỷ lệ có thai trên tổng số bệnh nhân thực hiện IUI là 11,3 % trên tổng số 301 BN IUI

3.2.2. Liên quan giữa tuổi của bệnh nhân đến tỷ lệ có thai

Tuổi (n, %) Kết quả có thai (n, %) Tổng Không ≤ 25 12 70 82 14,6% 85,4% 100,0% 26 – 30 15 105 120 12,5% 87,5% 100,0% 31 – 35 5 62 67 7,5% 92,5% 100,0% > 35 2 30 32 6,2% 93,8% 100,0% Tổng 34 267 301 11,3% 88,7% 100,0% p = 0,410 Nhận xét:

Tỷ lệ có thai nhiều nhất ở nhóm < 25 tuổi (14,6%) và thấp nhất ở nhóm > 35 tuổi (6,2%).

Tỷ lệ có thai ở các nhóm tuổi khác biệt không có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%. (p = 0.410).

3.2.3. Liên quan giữa loại vô sinh đến tỷ lệ có thai

Bảng 3.8. Liên quan giữa loại vô sinh và tỷ lệ có thai

Loại vô sinh Kết quả có thai (n, %)Có Không Tổng

Vô sinh I 23 143 166 13,9% 86,1% 100,0% Vô sinh II 11 124 135 8,1% 91,9% 100,0% Tổng 34 267 301 11,3% 88,7% 100,0% p = 0,12 Nhận xét:

Tỷ lệ có thai ở nhóm VS I cao hơn nhóm VS II (13,9% và 8,1%), tuy nhiên sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê (p = 0,12).

Bảng 3.9. Liên quan giữa số lượng nang noãn và tỷ lệ có thai

Số lượng nang noãn Kết quả có thai (n, %)Có Không Tổng

1 23 229 252 9,1% 90,9% 100,0% 2 11 37 48 22,9% 77,1% 100,0% > 2 0 1 1 0,0% 100,0% 100,0% Tổng 34 267 301 11,3% 88,7% 100,0% p = 0,018 Nhận xét:

Có tổng cộng 252 chu kỳ chỉ có 01 nang noãn trưởng thành ở ngày tiêm hCG, trong số đó có 23 bệnh nhân có thai và đều được 01 thai chiếm 9,1%.

Có tổng cộng 37 chu kỳ có 02 nang noãn trưởng thành, trong số đó có 11 bệnh nhân có thai chiếm 22,9%.

Tỷ lệ có thai của các số lượng nang noãn khác nhau khác biệt có ý nghĩa thống kê với p =0,018 và độ tin cậy 95%.

3.2.5. Liên quan giữa kích thước nang noãn và tỷ lệ có thai

Bảng 3.10. Liên quan giữa kích thước nang noãn và tỷ lệ có thai

Kích thước nang noãn Kết quả có thai (n, %) Tổng

Không < 18mm 1 8 9 11,1% 88,9% 100,0% 18 – 22mm 25 223 248 10,1% 89,9% 100,0% > 22mm 8 36 44 18,2% 81,8% 100,0% Tổng 34 267 301 11,3% 88,7% 100,0% p = 0,243 Nhận xét:

Tỷ lệ có thai ở nhóm bệnh nhân có kích thước nang noãn từ 18 – 22mm là 10,1 % và > 22mm là 18,2%.

ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

3.2.6. Liên quan giữa độ dày của niêm mạc tử cung và tỷ lệ có thaiBảng 3.11. Liên quan giữa độ dày niêm mạc tử cung và tỷ lệ có thai Bảng 3.11. Liên quan giữa độ dày niêm mạc tử cung và tỷ lệ có thai

Độ dày niêm mạc TC Kết quả có thai (n, %)Có Không Tổng

< 8mm 1 60 61 1,6% 98,4% 100,0% ≥ 8mm 33 207 240 13,8% 86,2% 100,0% Tổng 34 267 301 11,3% 88,7% 100,0% p = 0,008 Nhận xét:

Tỷ lệ có thai ở nhóm bệnh nhân có độ dày NMTC < 8mm đạt rất thấp, chỉ 1,6 %.

Tỷ lệ có thai ở nhóm bệnh nhân có độ dày NMTC ≥ 8mm cao hơn rất nhiều: 13,8%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99% (p = 0,008).

3.2.7. Liên quan giữa thời gian vô sinh và tỷ lệ có thai

Bảng 3.12. Liên quan giữa thời gian vô sinh và tỷ lệ có thai

Thời gian vô sinh Kết quả có thai (n, %) Tổng

Không < 3 năm 27 212 239 11,3% 88,7% 100,0%  3 năm 6 55 61 9,8% 90,2% 100,0% Tổng 11,0%33 89,0%267 100,0%300 p = 0,745 Nhận xét:

Tỷ lệ có thai ở nhóm bệnh nhân có thời gian VS < 3 năm là 11,3%, tỷ lệ có thai ở nhóm bệnh nhân có thời gian VS  3 năm là 9,8%. Hai tỷ lệ này

khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

3.2.8. Liên quan giữa nguyên nhân vô sinh và tỷ lệ có thai

Bảng 3.13. Liên quan giữa nguyên nhân vô sinh và tỷ lệ có thai

Không

Rối loạn phóng noãn 27,3%3 72,7%8 100,0%11 Chưa rõ nguyên nhân 12,3%26 87,7%186 100,0%212 Tinh trùng yếu 7,1%5 92,9%65 100,0%70

Tổng 34 259 293

11,6% 88,4% 100,0% p = 0,108

Nhận xét:

Tỷ lệ có thai ở nhóm nguyên nhân tinh trùng yếu đạt 7,1%; do RLPN đạt 27,3%; nhóm CRNN là 12,3%.

Tỷ lệ có thai của các nguyên nhân vô sinh là khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

Qua nghiên cứu trên 301 bệnh nhân thực hiện 301 chu kỳ tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh chúng tôi thấy tỷ lệ có thai đạt 11,6% (trên tổng số bệnh nhân).

4.1. Bàn luận về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu:

4.1.1. Bàn luận về đặc điểm tuổi vợ

Trong điều trị vô sinh ngoài điều trị theo nguyên nhân, thì yếu tố tuổi là một yếu tố luôn được xem xét, cân nhắc, đôi khi đó là yếu tố có tính quyết định cho điều trị vô sinh. Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ sau 35 tuổi rất khó có thai cho dù trước đó họ đã sinh đẻ bình thường.Khi phụ nữ ở tuổi dưới 35 thì cơ hội có thai là 0,19  0,13 trên mỗi tháng, nhưng sau 35 tuổi chỉ còn là 0,1  0,12 [44]. Đó là sau tuổi đó nội tiết tố của người phụ nữ đã suy giảm, chức năng dự trữ buồng trứng đã suy giảm hoặc do xuất hiện các tác nhân gây bất lợi cho quá trình thụ thai và làm tổ của trứng như: nội mạc tử

lý do khó có thai đó mà thời gian vô sinh chỉ còn giới hạn là 06 tháng với phụ nữ trên 35 tuổi [15].

Bảng 3.16.Tuổi của BN trong một số nghiên cứu khác:

Nghiên cứu Năm Trung bình tuổi vợ

Lalich và CS [45] 1988 32,1  4,4 Shelden và CS [46] 1988 31,6  4,7 Sinikka và CS [47] 1999 31,8 Lê Minh Châu [48] 2002 32,4  5,3

Đỗ Thị Hải [29] 2006 31,72

Ngô Hạnh Trà [49] 2002 31,3 Đào Xuân Hiền [50] 2007 31,35 Đặng Anh Bắc [51] 2013 28,84,4 TUY RITHYA[52] 2016 28,33,5

Theo hai nghiên cứu của Dickey và cộng sự năm 1991[53], tỷ lệ có thai sau IUI ở những phụ nữ < 35 tuổi đạt 14,7% trong khi ở những người phụ nữ

 35 tuổi tỷ lệ có thai sau IUI chỉ đạt 8,6%, và còn 3,8% khi > 40 tuổi. Kết quả này cũng tương tự nghiên cứu của Plosker [54], và của Chang [55].

Năm 1999 Sinikka và cộng sự [47] đã nghiên cứu tỷ lệ có thai sau IUI ở hai nhóm phụ nữ < 40 tuổi và  40 tuổi đã nhận thấy: tỷ lệ có thai giữa hai nhóm này khác nhau có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Nghiên cứu của Dickey [53] và Sinikka [47] là các nghiên cứu tổng kết chung cho tất cả các chỉ định của IUI bao gồm các nguyên nhân do vợ (do chất nhầy cổ tử cung, do miễn dịch do nữ ...) do chồng (tinh trùng yếu, miễn dịch do nam ...) do cả hai vợ chồng và không rõ nguyên nhân, do đó tỷ lệ có thai sau IUI giữa các nhóm tuổi khác nhau có ý nghĩa thống kê.

Kết quả nghiên cứu của Sikka và cộng sự (1999) tại Phần Lan, phân tích 811 chu kỳ IUI theo phác đồ CC/hMG được dùng để kích thích buồng trứng. Tỷ lệ có thai sau lần đầu IUI là 12,6%, tỷ lệ đa thai là 13,7% và tỷ lệ sẩy thai là 23,5%. Qua phân tích các tác giả phát hiện 5 yếu tố liên quan đến khả năng có thai trong đó có yếu tố tuổi. Tỷ lệ có thai khác nhau có ý nghĩa thống kê

khi tuổi của bệnh nhân nữ < 40, vô sinh không rõ nguyên nhân và thời gian vô sinh  6 năm [47].

Theo Ngô Hạnh Trà và cộng sự [49] nghiên cứu trên 271 cặp vợ chồng vô sinh với 323 chu kỳ IUI thì tuổi càng tăng thì tỷ lệ có thai càng giảm, nhất là phụ nữ sau 40 tuổi. Tỷ lệ có thai đạt 22,6% ở nhóm < 35 tuổi và 12,5% ở nhóm từ 35 tuổi đến 40 tuổi, nhưng bằng 0% ở nhóm > 40 tuổi.

Theo Đỗ Thị Hải (2006) [29] nghiên cứu IUI tại Bệnh viện phụ sản Hải Phòng trong 02 năm 2004 và 2005 thì thấy tỷ lệ có thai giảm dần theo tuổi vợ, đạt 15,8% trong nhóm tuổi dưới 25 thì sau 35 tuổi tỷ lệ này giảm đi chỉ còn 1 nửa (8,2%).

Theo Tô Minh Hương và cộng sự (2006) [56] thấy tuổi càng cao tỷ lệ có thai càng giảm nhiều, tuổi < 30 cao gấp 1,28 lần nhóm tuổi 30-35 và gấp 1,39 lần nhóm tuổi 35-40.

Nghiên cứu của Zahra Rezaie và CS (2006) [42] tại Bệnh viện Đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều trị vô sinh bằng bơm tinh trùng vào buồng tử cung tại bệnh viện sản nhi bắc ninh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)