Trong điều trị vô sinh ngoài điều trị theo nguyên nhân, thì yếu tố tuổi là một yếu tố luôn được xem xét, cân nhắc, đôi khi đó là yếu tố có tính quyết định cho điều trị vô sinh. Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ sau 35 tuổi rất khó có thai cho dù trước đó họ đã sinh đẻ bình thường.Khi phụ nữ ở tuổi dưới 35 thì cơ hội có thai là 0,19 0,13 trên mỗi tháng, nhưng sau 35 tuổi chỉ còn là 0,1 0,12 [44]. Đó là sau tuổi đó nội tiết tố của người phụ nữ đã suy giảm, chức năng dự trữ buồng trứng đã suy giảm hoặc do xuất hiện các tác nhân gây bất lợi cho quá trình thụ thai và làm tổ của trứng như: nội mạc tử
lý do khó có thai đó mà thời gian vô sinh chỉ còn giới hạn là 06 tháng với phụ nữ trên 35 tuổi [15].
Bảng 3.16.Tuổi của BN trong một số nghiên cứu khác:
Nghiên cứu Năm Trung bình tuổi vợ
Lalich và CS [45] 1988 32,1 4,4 Shelden và CS [46] 1988 31,6 4,7 Sinikka và CS [47] 1999 31,8 Lê Minh Châu [48] 2002 32,4 5,3
Đỗ Thị Hải [29] 2006 31,72
Ngô Hạnh Trà [49] 2002 31,3 Đào Xuân Hiền [50] 2007 31,35 Đặng Anh Bắc [51] 2013 28,84,4 TUY RITHYA[52] 2016 28,33,5
Theo hai nghiên cứu của Dickey và cộng sự năm 1991[53], tỷ lệ có thai sau IUI ở những phụ nữ < 35 tuổi đạt 14,7% trong khi ở những người phụ nữ
35 tuổi tỷ lệ có thai sau IUI chỉ đạt 8,6%, và còn 3,8% khi > 40 tuổi. Kết quả này cũng tương tự nghiên cứu của Plosker [54], và của Chang [55].
Năm 1999 Sinikka và cộng sự [47] đã nghiên cứu tỷ lệ có thai sau IUI ở hai nhóm phụ nữ < 40 tuổi và 40 tuổi đã nhận thấy: tỷ lệ có thai giữa hai nhóm này khác nhau có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Nghiên cứu của Dickey [53] và Sinikka [47] là các nghiên cứu tổng kết chung cho tất cả các chỉ định của IUI bao gồm các nguyên nhân do vợ (do chất nhầy cổ tử cung, do miễn dịch do nữ ...) do chồng (tinh trùng yếu, miễn dịch do nam ...) do cả hai vợ chồng và không rõ nguyên nhân, do đó tỷ lệ có thai sau IUI giữa các nhóm tuổi khác nhau có ý nghĩa thống kê.
Kết quả nghiên cứu của Sikka và cộng sự (1999) tại Phần Lan, phân tích 811 chu kỳ IUI theo phác đồ CC/hMG được dùng để kích thích buồng trứng. Tỷ lệ có thai sau lần đầu IUI là 12,6%, tỷ lệ đa thai là 13,7% và tỷ lệ sẩy thai là 23,5%. Qua phân tích các tác giả phát hiện 5 yếu tố liên quan đến khả năng có thai trong đó có yếu tố tuổi. Tỷ lệ có thai khác nhau có ý nghĩa thống kê
khi tuổi của bệnh nhân nữ < 40, vô sinh không rõ nguyên nhân và thời gian vô sinh 6 năm [47].
Theo Ngô Hạnh Trà và cộng sự [49] nghiên cứu trên 271 cặp vợ chồng vô sinh với 323 chu kỳ IUI thì tuổi càng tăng thì tỷ lệ có thai càng giảm, nhất là phụ nữ sau 40 tuổi. Tỷ lệ có thai đạt 22,6% ở nhóm < 35 tuổi và 12,5% ở nhóm từ 35 tuổi đến 40 tuổi, nhưng bằng 0% ở nhóm > 40 tuổi.
Theo Đỗ Thị Hải (2006) [29] nghiên cứu IUI tại Bệnh viện phụ sản Hải Phòng trong 02 năm 2004 và 2005 thì thấy tỷ lệ có thai giảm dần theo tuổi vợ, đạt 15,8% trong nhóm tuổi dưới 25 thì sau 35 tuổi tỷ lệ này giảm đi chỉ còn 1 nửa (8,2%).
Theo Tô Minh Hương và cộng sự (2006) [56] thấy tuổi càng cao tỷ lệ có thai càng giảm nhiều, tuổi < 30 cao gấp 1,28 lần nhóm tuổi 30-35 và gấp 1,39 lần nhóm tuổi 35-40.
Nghiên cứu của Zahra Rezaie và CS (2006) [42] tại Bệnh viện Đại học ATR tại Techran - Iran thì thấy tỉ lệ có thai đạt cao ở nhóm tuổi 21-30 và giảm nhiều sau 30 tuổi.
Trung tâm hỗ trợ sinh sản Chicago [41] nghiên cứu và kết luận rằng tỷ lệ có thai IUI giảm sau 35 tuổi và giảm còn rất thấp ở phụ nữ > 40 tuổi do dự trữ buồng trứng giảm và đặc biệt tỷ lệ có thai bằng 0 khi kết hợp nguyên nhân khác như tinh trùng của chồng yếu, kém hoặc lạc nội mạc tử cung.
Trung tâm hỗ trợ sinh sản Victoria (Canada) nghiên cứu và tổng kết rằng tỷ lệ có thai đạt 20% ở phụ nữ < 30 tuổi, 15-18% ở phụ nữ từ 30-35 tuổi, 10- 15% ở phụ nữ từ 35 tuổi, và chỉ còn 5-10% ở phụ nữ trên 40 tuổi. Với những phụ nữ > 40 tuổi và KTBT bằng dùng CC đơn thuần thì chỉ đạt 2-5% trên mỗi chù kỳ.
thai sinh hóa tổng thể là 18,6%. Tỷ lệ mang thai sinh hóa giảm đáng kể với các nhóm tuổi nữ (27,6%, 12,8% và 7,1% nhóm phụ nữ dưới 35 tuổi, 35 đến 40 tuổi và lớn hơn 40 tuổi, p = 0,008). Các kết quả mang thai khác không khác nhau giữa các nhóm tuổi nữ. Trong tất cả các nhóm tuổi, sự gia tăng của tỷ lệ mang thai sinh hóa tích lũy đã được quan sát lên đến bốn chu kỳ.
Trong nghiên cứu của chúng tôi thì nhóm tuổi > 30 tuổi chiếm nhiều nhất và chiếm 61,5%, nhóm tuổi 30-35 tuổi chiếm 25,9% nhóm tuổi 35-39 chiếm 10%,nhóm tuổi 40 tuổi chiếm 2,7%. Điều này thuận lợi cho nghiên cứu vì độ tuổi dưới 35 là độ tuổi sinh đẻ,nội tiết cũng như chức năng dự trữ buồng trứng tốt thuận lợi cho việc thụ thai.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 3.7) cũng phù hợp với các nghiên cứu trên:
-Nhóm tuổi thực hiện IUI cao nhất là nhóm < 25 tuổi, và cũng là nhóm tỷ lệ có thai cao nhất (14,6%)
- Tỷ lệ có thai giảm dần khi tuổi tăng lên còn 12,5% ở nhóm 26-30 tuổi - Tỷ lệ còn 7% ở nhóm 31-35 tuổi thấp nhất là 6,2% ở nhóm >35t