Khái niệm và tầm quan trọng của việc xây dựng mục tiêu

Một phần của tài liệu LẬP KẾ HOẠCH Y TẾ (Tài liệu giảng dạy cho Cử nhân Y tế công cộng) (Trang 51 - 52)

Sau khi thu thập thơng tin, đánh giá tình hình để biết được tình hình sức khoẻ, các hoạt động y tế tại một địa phương đang ở mức độ nào và lựa chọn vấn đề nào đó cần ưu tiên giải quyết, chúng ta cần xác định mục đích và xây dựng các mục tiêu cụ thể cho các can thiệp hay kế hoạch sao cho phù hợp với nguồn lực mà ta đang có. Có hai lí do quan trọng để xây dựng mục tiêu:

1. Chúng ta chỉ có thể lập kế hoạch hành động cụ thể và có khả năng thực thi khi chúng ta có mục tiêu rõ ràng. Điều này khơng chỉ áp dụng trong ngành y tế hay trong các hoạt động y tế mà cịn có thể áp dụng trong mọi mặt của cuộc sống của chúng ta. Ví dụ: nếu như bạn chỉ nói “Tơi sẽ đi về phía Nam” thì bản thân bạn và các đồng nghiệp của bạn sẽ khơng thể hiểu được bạn sẽ làm gì, và người thư kí của bạn sẽ khơng thể giúp bạn thực hiện được chuyến đi đó. Nhưng nếu bạn nói “Tơi cần phải dự một cuộc họp đột xuất tại thành phố Hồ Chí Minh vào chiều ngày mai” thì thơng điệp này sẽ giúp cho các đồng nghiệp và thư kí của bạn hiểu rõ ý định của bạn và ngay lập tức họ sẽ cùng với bạn lên kế hoạch thực hiện được chuyến cơng tác đó, như mua vé máy bay, sắp xếp ô tô đưa bạn ra sân bay, chuẩn bị nội dung cuộc họp, liên hệ với những người liên quan trong thành phố Hồ Chí Minh, v..v.. Như vây, mục tiêu rõ ràng là hết sức quan trọng cho một bản kế hoạch trong bất cứ tình huống nào.

2. Dựa trên mục tiêu đã được đưa ra, thì cơng việc theo dõi, giám sát, điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch mới có thể thực hiện một cách có hiệu quả. Đặc biệt, chúng ta cần phải dựa trên mục tiêu thì mới thực hiện được việc đánh giá kết quả sau này. Khi một chương trình khơng nêu lên hay khơng biết mục tiêu thì khơng thể đánh giá được kết quả của chúng. Chẳng hạn, nếu mục tiêu của chương trình y tế là tăng sử dụng bơm kim tiêm sạch trong đối tượng nghiện chích ma tuý với các tỉ lệ xác định trong một khoảng thời gian thì khi đánh giá chương trình cần đo lường mức độ tăng được trong thời gian xác định đó.

Như vậy, ta có thể đưa ra khái niệm về mục tiêu như sau: Mục tiêu là điều mà chúng ta

phấn đấu đạt được trong khoảng thời gian nhất định thông qua những hoạt động, với nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) cho phép.

Trong chương trình y tế, có nhiều hoạt động được tiến hành từ năm này qua năm khác nhưng khơng thấy có cải thiện vì các hoạt động đó khơng có mục tiêu rõ ràng. Có nhiều vấn đề mà chúng ta khơng thể nhanh chóng giải quyết được vì các vấn đề liên quan đến y tế và sức khoẻ cộng đồng thường do nhiều yếu tố tác động và mang tính đa ngành. Do vậy để tiến hành được các hoạt động y tế có hiệu quả, trước tiên chúng ta cần phải xây dựng mục tiêu rõ ràng, có thể lượng giá được để dễ dàng hơn trong việc nhận được sự đồng tình, ủng hộ và phối kết hợp của nhiều ban ngành có liên quan cho chương trình hoặc các hoạt động đó. Và sau khi cơng việc đã được thực hiện, chúng ta cần phải tiến hành đánh giá lại xem chương trình thu được những kết quả gì, và có đạt được mục tiêu đề ra hay không để rút ra bài học kinh nghiệm cho những lần thực hiện tiếp theo.

Không xây dựng mục tiêu rõ ràng sẽ dẫn đến việc lập kế hoạch không tốt, không thực thi và sẽ gây lãng phí cho chương trình và tác động xấu cho cộng đồng. Các cán bộ làm việc trong các chương trình y tế không thể không biết xây dựng mục tiêu đúng (viết đúng kỹ thuật, đúng nhu cầu, đúng nguồn lực). Xây dựng mục tiêu được ứng dụng và hết sức quan trọng trong khi lập kế hoạch hàng năm, lập kế hoạch dự án, trong giám sát, theo dõi và đánh giá các hoạt động về y tế.

Một phần của tài liệu LẬP KẾ HOẠCH Y TẾ (Tài liệu giảng dạy cho Cử nhân Y tế công cộng) (Trang 51 - 52)