Các phương pháp xác định vấn đề ưu tiên can thiệp

Một phần của tài liệu LẬP KẾ HOẠCH Y TẾ (Tài liệu giảng dạy cho Cử nhân Y tế công cộng) (Trang 29 - 31)

2.1. Phương pháp Delphi

Một nhóm chuyên gia cùng nhau thảo luận để thống nhất xác định các vấn đề sức khoẻ ưu tiên của cộng đồng.

- Ưu điểm: việc xác định vấn đề sức khoẻ ưu tiên được dựa trên sự hiểu biết của những người có kinh nghiệm về tình hình sức khoẻ của cộng đồng.

- Hạn chế: đây là cách làm hoàn toàn định tính và mang nặng tính chủ quan, không dựa vào một thông tin/số liệu cụ thể nào. Do vậy, sai số gặp phải là không tránh khỏi.

2.2. Phương pháp dựa trên gánh nặng bệnh tật

Phương pháp này dựa hoàn toàn vào các con số, tỷ lệ mắc bệnh để xác định vấn đề sức khoẻ ưu tiên.

- Ưu điểm: việc xác định vấn đề sức khoẻ ưu tiên được căn cứ vào các thông tin/số liệu về tỷ lệ mắc bệnh cụ thể, rõ ràng.

- Hạn chế: không sử dụng các thông tin định tính, thông tin không toàn diện, không phản ánh được các khía cạnh của vấn đề sức khoẻ. Ngoài ra, các con số, tỷ lệ có thể không chính xác, dẫn tới vấn đề sức khoẻ ưu tiên của cộng đồng bị xác định sai.

2.3. Phương pháp cho điểm

Phương pháp này cho điểm dựa vào 4 tiêu chuẩn:  Các chỉ số vượt quá mức bình thường

 Cộng đồng đã biết tên của vấn đề và đã có phản ứng rõ ràng  Đã có dự kiến giải quyết của nhiều ban ngành, đoàn thể

 Ngoài các cán bộ y tế, trong cộng đồng đã có một nhóm người thông thạo vấn đề đó

- Ưu điểm: việc xác định vấn đề sức khoẻ ưu tiên đã dựa vào những tiêu chuẩn cụ thể - Hạn chế: khó đánh giá một số các tiêu chuẩn, như làm sao có thông tin chính xác là

các ban ngành đoàn thể đã có dự kiến hành động; làm sao biết được ngoài các cán bộ y tế đã có một nhóm người thông thạo vấn đề sức khoẻ. Việc cho điểm các tiêu chuẩn này cũng theo cảm tính và dễ bị sai số.

2.4. Phương pháp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

Phương pháp này cũng cho điểm dựa vào 6 tiêu chuẩn được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo như sau:

 Mức độ phổ biến của vấn đề (nhiều người mắc hoặc bị tác động)  Gây tác hại lớn (Tử vong, tàn phế, tổn hại đến kinh tế, xã hội...)

 Ảnh hưởng đến tầng lớp người khó khăn (nghèo khổ, mù chữ, vùng hẻo lánh...)  Đã có kỹ thuật, phương tiện giải quyết

 Kinh phí chấp nhận được

 Cộng đồng sẵn sàng tham gia giải quyết

Thang điểm được đặt ra thang 10 hoặc 5 và các yếu tố này sau khi chấm điểm được nhân với nhau và vấn đề nào có tích số cao nhất sẽ được chọn là vấn đề ưu tiên can thiệp.

- Ưu điểm: cũng giống như phương pháp cho điểm ở trên, việc xác định vấn đề sức khoẻ ưu tiên đã dựa vào những tiêu chuẩn cụ thể

31

- Hạn chế: khó đánh giá một số các tiêu chuẩn, như làm sao có thông tin chính xác là có kinh phí giải quyết; làm sao biết được cộng đồng sẵn sàng tham gia giải quyết... Việc cho điểm các tiêu chuẩn này nhiều khi cũng theo cảm tính và dễ bị sai số.

2.5. Phương pháp xác định ưu tiên theo thang điểm cơ bản

Phương pháp này dựa trên những yếu tố cấu thành tiêu chuẩn của hệ thống thang điểm cơ bản để xác định vấn đề sức khoẻ ưu tiên (BPRS: Basic Priority Rating System).

 Yếu tố A = Phạm vi của vấn đề (Size of the Problem)

 Yếu tố B = Tính nghiêm trọng của vấn đề (Seriouness of the problem)

Một phần của tài liệu LẬP KẾ HOẠCH Y TẾ (Tài liệu giảng dạy cho Cử nhân Y tế công cộng) (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)