Tầm quan trọng của việc lựa chọn giải pháp

Một phần của tài liệu LẬP KẾ HOẠCH Y TẾ (Tài liệu giảng dạy cho Cử nhân Y tế công cộng) (Trang 57 - 58)

1.1. Mục tiêu của việc lựa chọn giải pháp

Giải pháp là cách làm, hay là đường đi nước bước để đạt được mục tiêu đã đề ra. Để đạt được mục tiêu, có thể có nhiều giải pháp mà người lập kế hoạch phải xác định, rồi từ đó sẽ chọn ra những giải pháp tối ưu để thực hiện.

Lựa chọn giải pháp là một bước rất quan trọng trong quá trình lập kế hoạch, nhằm làm giảm hoặc loại trừ các nguyên nhân gốc rễ đã được xác định trong bước phân tích vấn đề. Tuy nhiên đây là công việc không dễ dàng chút nào, nếu như một nhà quản lý khơng biết tìm và lựa chọn giải pháp thì việc quản lý chương trình khơng thể đạt được những kết quả mong muốn.

1.2. Tiêu chuẩn của giải pháp

Một giải pháp được coi là tối ưu khi đảm bảo 5 tiêu chuẩn sau:

 Có khả năng thực hiện được: Điều này liên quan đến nguồn lực (nhân lực, vật lực,

tài lực, khả năng quản lý và thời gian)

Phần này chúng ta nên lập bảng kiểm để xem xét các dữ liệu về nhân lực, vật lực, tài lực và trình độ quản lý cũng như thời gian có đủ khơng để chúng ta phát hiện các thiếu hụt rồi tìm cách giải quyết hoặc phải thay đổi mục tiêu đề ra. Các giải pháp có khả năng thực thi cũng phải phù hợp với các đường lối, chính sách kinh tế, xã hội và y tế.

 Chấp nhận được: tức là khơng có những trở ngại q khả năng có thể vượt qua của

những người/cơ quan thực hiện, cũng như của những người sử dụng hay cộng đồng.

 Có hiệu lực và hiệu quả cao

Đây là mối liên quan giữa đầu vào trong các hoạt động, các dịch vụ và vấn đề được cải thiện (đầu ra), trong đó, tính hiệu lực nói đến khả năng giải quyết (loại bỏ hoặc làm giảm) ngun nhân gốc rễ cịn tính hiệu quả nói đến mối liên quan giữa việc giải quyết nguyên nhân gốc rễ và chi phí cần bỏ ra.

 Thích hợp: Một giải pháp được coi là "thích hợp" khi các giải pháp về chun mơn,

kỹ thuật cũng như về tổ chức có thể áp dụng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh ở những nơi mà chương trình hoặc kế hoạch được triển khai.

Có khả năng duy trì: Có nghĩa là nếu giải pháp được áp dụng thì khi triển khai, nơi

nhận chương trình có đủ khả năng tiếp thu và thực hiện một cách có hiệu quả, và giải pháp này có thể duy trì được ở các giai đoạn khác nhau (chương trình mang tính bền vững).

Một phần của tài liệu LẬP KẾ HOẠCH Y TẾ (Tài liệu giảng dạy cho Cử nhân Y tế công cộng) (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)