Tình hình phát triển mô hình B2 Cở Việt Nam nói chung và trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố cơ bản xây dựng thành công thương hiệu website cho các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến trong ngành điện tử của việt nam (Trang 45 - 47)

điện tử nói riêng

Theo Báo cáo thƣơng mại điện tử của Vụ Thƣơng mại điện tử - Bộ thƣơng mại năm 2015, trong giai động 5 năm gần đây, tình hình ứng dụng thƣơng mại điện tử trong doanh nghiệp không chỉ còn tập trung tại các thành phố lớn mà đã mở rộng trên phạm vi cả nƣớc. Nhiều mô hình kinh doanh mới, đa dạng đã hình thành và đƣợc doanh nghiệp vận hành, triển khai. Gần 100% doanh nghiệp đã tổ chức triển khai ứng dụng thƣơng mại điện tử ở nhiều quy mô và mức độ khác nhau. Việc tham gia hoạt động thƣơng mại điện tử trên mạng xã hội của đại bộ phận doanh nghiệp bán lẻ và ngƣời tiêu dùng cùng với việc ứng dụng các giải pháp thƣơng mại điện tử trên nền tảng công nghệ di động cho thấy doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh nhạy bắt kịp các xu hƣớng mới về thƣơng mại điện tử của thế giới để phục vụ hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, ứng dụng thƣơng mại điện tử trong cộng đồng đã trở thành một trào lƣu rộng khắp. Năm 2014, số lƣợng website thƣơng mại điện tử bán hàng 4653 website và năm 2015 con số này tăng lên đáng kể với 9429 website. Năm 2015, giá trị mua hàng trực tuyến của một ngƣời ƣớc tính đạt 160 USD và doanh số thƣơng mại điện tử B2C đạt 4,07 tỷ USD, tăng 37 so với năm trƣớc đó, chiếm khoảng 2,8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nƣớc. Loại hàng hóa, dịch vụ đƣợc mua trực tuyến phổ biết nhất là quần áo, giày dép và mỹ phẩm (64%). Tiếp theo là đồ công nghệ và điện tử, thiết bị đồ gia đình, sách – văn phòng phẩm – hoa – quà tặng. Phần lớn ngƣời mua hàng trực tuyến vẫn lựa chọn hình thức thanh toán tiền mặt với 91 đối tƣợng khảo sát cho biết có sử dụng phƣơng thức này, tiếp theo là 48% sử dụng phƣơng thức chuyển khoản qua ngân hàng, 20 ngƣời tham gia khảo sát cho biết từng sử dụng các loại thẻ thanh toán.

Theo số liệu Cục Thƣơng mại điện tử và công nghệ thông tin trong khảo sát tình hình ứng dụng thƣơng mại điện tử trong cộng đồng với sự tham gia của 967 cá nhân có truy cập Internet trong phạm vi cả nƣớc. Hình thức khảo sát là trả lời trực tuyến và điền phiếu trực tiếp. Khi đƣợc hỏi về thời gian truy cập Internet trung bình mỗi ngày thì 32 ngƣời trả lời khảo sát có thời gian truy cập Internet từ 5-7 giờ/ngày và 26% có thời gian truy cập từ 3-5 giờ/ngày. Thời điểm số ngƣời truy cập Internet nhiều nhất là vào ban đêm từ 20 – 24 giờ với 53% số ngƣời tham gia khảo sát lựa chọn khung giờ này. Trong đó điện thoại di động là phƣơng tiện phổ biến đƣợc nhiều ngƣời sử dụng để truy cập Internet nhất, chiếm 85 , tăng 20 so với năm 2014. Máy tính xách tay là phƣơng tiện phổ biến thứ hai để truy cập Internet với 73 ngƣời lựa chọn. Đối với tần suất truy cập Internet cho các hoạt động, đọc báo trực tuyến là mục đích sử dụng Internet hằng ngày phổ biến nhất, chiếm 87%. Tiếp đến là truy cập e-mail (79%), tham gia diễn đàn hoặc mạng xã hội (77%), giải trí (73%).

Theo kết quả khảo sát của Cục thƣơng mại điện tử và Công nghệ thông tin, 62% số ngƣời truy cập Internet đã từng mua hàng trực tuyến, tăng 4 so với năm 2014. Có nhiều cách thức để tìm kiếm thông tin trƣớc khi mua hàng trực tuyến, trong đó cách thức tìm kiếm bằng các phƣơng tiện điện tử đƣợc lựa chọn phổ biến với 81% số ngƣời mua sử dụng máy tính để bàn máy tính xách tay để tìm kiếm thông tin, 74% sử dụng các thiết bị di động (điện thoại, máy tính bảng). Chỉ có 20% số ngƣời chọn cách thức hỏi bạn bè, ngƣời thân. Đối với hoạt động tìm kiếm thông tin mua bán hàng qua mạng, 41 ngƣời dân tham gia khảo sát thực hiện hoạt động này hàng ngày và 15% thực hiện hàng tuần. Cũng theo kết quả khảo sát, hình thức muc hàng trực tuyến qua website bán hàng hóa/dịch vụ đƣợc lựa chọn nhiều nhất với 76 ngƣời trả lời khảo sát cho biết đã từng mua hàng bằng hình thức này. Tỷ lệ ngƣời từng mua hàng qua các diễn đàn, mạng xã hội tăng từ 53 năm 2014 lên 68 năm 2015. Khi thực hiện mua hàng trực tuyến, giá cả là yếu tố ngƣời mua hàng quan tâm nhất (81%). Tiếp đến là uy tín của ngƣời bán hay website bán hàng (75 ) và thƣơng hiệu của sản phẩm/dịch vụ (70%). Khi đƣợc hỏi về mức độ hài lòng khi mua sắm trực tuyến, 38% số ngƣời tham gia khảo sát trả lời hài lòng.

Những trở ngại khi mua sắm trực tuyến đối với họ lớn nhất là sản phẩm kém chất lƣợng so với quảng cáo (73%), tiếp theo là trở ngại về giá cả (61%), dịch vụ vận chuyển và giao nhận (45%). Tuy vậy, 95% số ngƣời tham gia khảo sát cho biết sẽ tiếp tục tham gia mua sắm trực tuyến.

Với những số liệu trong báo cáo của Cục Thƣơng mại điện tử và Công nghệ thông tin năm 2015 cho thấy, số lƣợng truy cập Internet nhằm mua sắm trực tuyến ngày càng tăng, vì vậy đây là một thị trƣờng đầy tiềm năng để các doanh nghiệp chú trọng đầu tƣ phát triển trong tƣơng lai. Đặc biệt, nhìn vào cơ cấu hàng hóa, dịch vụ đƣợc giới thiệu trên các website của doanh nghiệp, có thể thấy nhóm hàng hóa phổ biến nhất hiện nay vẫn là thiết bị điện tử - viễn thông và hàng tiêu dùng. Do đặc thù của mặt hàng điện tử - viễn thông và đồ điện gia dụng là mức độ tiêu chuẩn hóa cao, với những thông số kỹ thuật cho phép ngƣời mua đánh giá và so sánh các sản phẩm mà không cần phải giám định trực quan, do đó nhóm hàng này sẽ tiếp tục chiếm ƣu thế khi thâm nhập các kênh tiếp thị trực tuyến đặc biệt là kênh website bán lẻ trực tuyến trong vài năm tới. Để có thể chiếm lĩnh thị trƣờng trong ngành điện tử, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh phát triển thƣơng hiệu website, để luôn đem đến cho khách hàng những sự trải nghiệm thú vị với những sản phẩm chất lƣợng cao cùng với dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, đáp ứng mọi nhu cầu mua sắm của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố cơ bản xây dựng thành công thương hiệu website cho các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến trong ngành điện tử của việt nam (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)