Xu hƣớng phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố cơ bản xây dựng thành công thương hiệu website cho các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến trong ngành điện tử của việt nam (Trang 99 - 101)

3 Chính sch xy dựng thương hiệuwe site của hế giới di động và

3.1. Xu hƣớng phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến trong

3.1. Xu hƣớng phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến trong ngành điện tử Việt Nam đến năm 2020 điện tử Việt Nam đến năm 2020

Ngày nay, ranh giới giữa thƣơng mại điện tử và bán lẻ đang dần biến mất và thƣơng mại điện tử cùng kinh doanh online trực tuyến đang dần trở thành một phần thiết yếu của thế giới bán lẻ với sự phổ biến của công nghệ. Internet ngày càng len lỏi vào mọi ngõ ngách trong cuộc sống, khoảng cách giữa thế giới thực và thế giới ảo ngày càng đƣợc thu hẹp. Theo báo cáo của Ủy ban băng rộng Liên Hợp Quốc, hiện nay hơn 40 dân số thế giới đã kết nối trực tuyến và đến năm 2017 sẽ có hơn 50% dân số toàn cầu truy cập internet. Cùng với đó, xu hƣớng mua sắm trực tuyến sẽ ngày càng phát triển. Theo nghiên cứu của Cimigo (tập đoàn độc lập chuyên về lĩnh vực nghiên cứu thị trƣờng và thƣơng hiệu) sẽ có khoảng “90 số ngƣời truy cập internet có tham gia mua hàng trực tuyến trong tƣơng lai”. Con số này cho thấy sự tăng trƣởng nhanh chóng về mức độ tham gia dịch vụ Thƣơng mại điện tử của ngƣời tiêu dùng. Đối với Việt Nam, trong tổng số 90 triệu dân hiện nay có hơn 54 dân số sử dụng Internet cùng số lƣợng lớn ngƣời sử dụng các thiết bị thông minh đƣợc xem là thị trƣờng tiềm năng để phát triển thƣơng mại điện tử. Rõ ràng một thị trƣờng hơn 48 triệu khách hàng là cực kỳ khổng lồ. Để tiếp cận hơn 48 triệu ngƣời đó, các doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng thƣơng mại điện tử. Nếu các doanh nghiệp bỏ qua thị trƣờng này thì đó là một sự lãng phí rất lớn.

Mặt khác, kinh doanh online là xu hƣớng tất yếu trong thị trƣờng công nghệ số đang phát triển rất mạnh. Việc bán hàng online giúp doanh nghiệp tiếp cận dễ hơn với khách hàng, tiết kiệm đƣợc nhiều chi phí (nhân viên, mặt bằng, quản lý,…) nên sẽ có nhiều chính sách bán hàng tốt hơn. Bên cạnh đó, với tâm lý quen dần với việc mua hàng online của khách hàng cùng sự tiện lợi về thời gian và chi phí cũng mang đến hiệu quả kinh doanh rõ rệt cho doanh nghiệp. Theo thống kê, doanh số thƣơng mại điện tử bán lẻ từ các công ty cho ngƣời tiêu dùng (B2C) của Việt Nam năm

2016 đạt 5 tỷ USD, chiếm trên 3% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nƣớc. Trong 3 năm tới, thị trƣờng thƣơng mại điện tử B2C Việt Nam đƣợc dự báo sẽ đạt mức tăng trƣởng 2 con số và đến năm 2020, mô hình thƣơng mại điện tử doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng (B2C) sẽ tăng 20 năm. Riêng trong nhóm ngành điện máy, dự báo của Euromonitor International Việt Nam (thuộc Tập đoàn Nghiên cứu thị trƣờng Euromonitor International), từ năm 2017 – 2020, bán lẻ trực tuyến hàng điện máy sẽ tăng trên 30 năm, đạt con số 20.985 tỷ đồng vào năm 2020. Với tiềm năng nhƣ vậy nên thời gian tới, với sự phát triển mạnh mẽ của giải pháp digital marketing, các doanh nghiệp bán lẻ càng có thêm cơ hội để tiếp cận và bán sản phẩm đến ngƣời tiêu dùng, do đó, online sẽ là kênh bán hàng chủ lực của các nhà bán lẻ điện máy.

Thực tế nhìn lại thời gian qua, thị trƣờng điện máy của Việt Nam đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ về doanh số cũng nhƣ số lƣợng các doanh nghiệp bán lẻ tham gia vào thị trƣờng. Theo dự báo từ hãng nghiên cứu Statista (Đức), ƣớc tính thị trƣờng bán lẻ Việt Nam năm 2017 có thể đạt doanh số hơn 100 tỷ USD, trong đó riêng ngành hàng điện tử tiêu dùng vào khoảng hơn 10 tỷ USD. Có đƣợc tốc độ tăng trƣởng này một phần là do sự gia tăng mạnh mẽ của cầu tiêu dùng. Với dân số hơn 90 triệu ngƣời, trong khi đó tỷ lệ ngƣời dân trong độ tuổi lao động cao, cộng với nó là mức sống và thu nhập ngày càng tăng là lực đỡ mạnh mẽ để đẩy tốc độ tăng nhu cầu tiêu dùng hàng điện máy phục vụ cho cuộc sống gia đình. Theo nhận định của hãng GFK mức tiêu thụ sản phẩm điện tử, điện lạnh của Việt Nam sẽ tăng từ 7,3% lên 11,9 trong các năm tới. Bên cạnh đó trong thời gian qua các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến trong ngành điện máy cũng đã có nhiều giải pháp chiến lƣợc để tiếp cận khách hàng nhất là vấn đề về chất lƣợng và dịch vụ để thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng.Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, mặc dù Việt Nam luôn nằm trong số quốc gia có tốc độ tăng trƣởng cầu tiêu dùng cao nhƣng trong những năm qua đã có nhiều doanh nghiệp bán lẻ điện máy không thể tồn tại và buộc phải rời bỏ cuộc chơi. Các tên tuổi lớn một thời của thị trƣờng điện máy đã bị phá sản nhƣ BestCaring năm 2012, Việt Long năm 2014 hay TopCare trong năm 2015. Bên cạnh đó cũng chứng kiến nhiều doanh nghiệp bán lẻ điện máy phải bán mình hoặc liên

doanh với các đối tác nƣớc ngoài để tiếp tục cạnh tranh nhƣ Trần Anh bán lại 31% thị phần cho Nojima Nhật Bản, Nguyễn Kim bán 49% thì phần cho Central Group của Thái Lan…. Bên cạnh đó với việc tỷ suất lợi nhuận của ngành đang ở mức rất thấp (từ 4 – 5% chỉ xấp xỉ ½ lãi suất vay vốn ngân hàng) là một chỉ báo rõ ràng nhất cho mức độ khó khăn của ngành này. Điều đó chứng tỏ cơ hội dành cho các doanh nghiệp trên thị trƣờng này lớn nhƣng tính cạnh tranh và đào thải vẫn luôn khốc liệt. Mặt khác, trong thời gian tới dự báo còn nhiều biến động khi có sự tham gia của các doanh nghiệp nƣớc ngoài cộng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các tên tuổi lớn, cuộc chiến trên thị trƣờng bán lẻ trực tuyến điện máy hữa hẹn sẽ còn nhiều gay cấn. Để có thể tồn tại và phát triển mạnh mẽ trong thị trƣờng cạnh tranh gay gắt, các công ty cần kiên định với chiến lƣợc kinh doanh của mình đồng thời tìm kiếm thêm các giải pháp để đa dạng lĩnh vực kinh doanh tạo nên sự khác biệt so với đối thủ và trang bị thêm những vũ khí mới để nâng cao khả năng cạnh tranh và gia tăng cơ hội thành công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố cơ bản xây dựng thành công thương hiệu website cho các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến trong ngành điện tử của việt nam (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)