Các biện pháp chống chuyển giá của OECD – cơ sở để hoạch định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách chống chuyển giá đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở việt nam (Trang 27 - 36)

chính sách chống chuyển giá (7 biện pháp)

Để ngăn chặn tình trạng lợi dụng định giá chuyển giao để trốn thuế của các doanh nghiệp FDI, các công ty đa quốc gia (MNCs), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã biên soạn và xuất bản cuốn cẩm nang “hướng dẫn quản lý giá chuyển nhượng trong nội bộ của các MNCs” để các nước vận dụng thống nhất. Theo cuốn cẩm nang này thì việc xác định giá giao dịch giữa các công ty liên kết

19

trong cùng một Tập đoàn phải dựa trên nguyên tắc giá thị trường khách quan. Theo nguyên tắc này thì giá giao dịch giữa những công ty thành viên trong MNCs phải được xem xét như giá giao dịch trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo hoặc như giá giao dịch với công ty không quen biết (công ty độc lập). Nếu giá giao dịch trong nội bộ MNCs không tuân thủ nguyên tắc này thì cơ quan thuế có quyền điều chỉnh lại mức giá theo nguyên tắc thị trường khách quan và do đó thu nhập của công ty cũng bị điều chỉnh theo.

Như vậy, OECD không khuyến nghị các giải pháp cụ thể để “chống” lại hành vi chuyển giá của doanh nghiệp có quan hệ liên kết, như việc thanh tra, kiểm tra, chế tài xử phạt… mà đặt ra nguyên tắc và phương pháp để tính giá đối với các giao dịch liên kết, đó là nguyên tắc căn bản giá thị trường ALP (arm’s length principle) và các phương pháp xác định giá thị trường như sau.

1.2.2.1. Phương pháp so sánh giá thị trường tự do (Comparable Uncontrolled Price - CUP)

Đây là phương pháp so sánh giữa giá giao dịch chịu sự kiểm soát (giao dịch giữa các bên liên kết) và giá của giao dịch độc lập trong hoàn cảnh và điều kiện tương tự nhau. Sau khi đã loại trừ các tác nhân gây ảnh hưởng đến sự chênh lệch giá (giá giao dịch chịu sự kiểm soát với giá giao dịch độc lập), giá được lấy làm căn cứ để xác đinh (doanh thu hay chi phí) là giá giao dịch độc lập.

Phương pháp này được xem là gần gũi với nguyên tắc căn bản giá thị trường ALP vì đây là phương pháp giá tự do có thể so sánh được. Phương pháp CUP so sánh giá cả của hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ hữu hình và vô hình trong các giao dịch giữa các bên độc lập và liên kết.

Nói chung đây là phương pháp xác định giá giao dịch lý tưởng nhất, song rất khó thực hiện, bởi lẽ trong thực tế khó tìm thấy một doanh nghiệp độc lập có đặc tính kinh doanh, quy mô và sản phẩm tương tự hoặc giống hệt doanh nghiệp chịu sự kiểm soát để so sánh. Trong thực tế chỉ cần một điểm khác biệt nào đó cũng làm cho giá cả giao dịch bị thay đổi. Thông thường phương pháp này được áp dụng khi công ty mẹ hay các công ty con cung cấp các sản phẩm cho nhau, đồng thời cung cấp cho công ty độc lập cùng một loại sản phẩm.

20

1.2.2.2. Phương pháp dựa vào giá bán ra (Resale Price Method-RP)

Phương pháp giá bán lại này dựa vào giá bán lại (hay giá bán ra) của sản phẩm do cơ sở kinh doanh bán cho bên độc lập để xác định giá (chi phí) mua vào của sản phẩm đó từ bên liên kết. Như vậy, phương pháp này bắt đầu bằng việc lấy giá bán lại (hay giá bán ra) trừ (-) lợi nhuận gộp trừ (-) các chi phí khác.

Trong đó lợi nhuận gộp bao gồm các khoản chiết khấu mà công ty độc lập này được hưởng và tổng các khoản chiết khấu này phải đủ bù đắp cho các chi phí bán hàng, chi phí quản lý và điều hành doanh nghiệp cũng như một mức lợi nhuận hợp lý. Các khoản chi phí khác là các chi phí liên quan đến việc mua sản phẩm và vận chuyển sản phẩm như thuế nhập khẩu, chi phí hải quan, chí phí bảo hiểm, chi phí vận chuyển. Như vậy sau khi loại trừ hai yếu tố lợi nhuận gộp và chi phí khác thì phần còn lại có thể được xem như là giá cả theo nguyên tắc thị trường ALP.

Lợi nhuận gộp được tính theo tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) và giá bán ra (doanh thu thuần), phản ánh giá trị cơ sở kinh doanh thu được để bù đắp chi phí kinh doanh và có mức lãi hợp lý.

Công thức tính giá mua vào theo phương pháp dựa vào giá bán ra Giá mua vào = [Dt - (Dt × td)] - Ck

Trong đó:

Dt: doanh thu thuần

Ck: chi phí khác liên quan đến việc mua sản phẩm (ví dụ chi phí vận chuyển, thuế, phí nhập khẩu …) phát sinh ngoài phạm vi giao dịch liên kết.

td : tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu và được xác định theo công thức:

Trong đó, Gv: Giá hàng hóa, dịch vụ

Phương pháp này chỉ áp dụng trong điều kiện không có sự khác biệt về điều kiện giao dịch khi so sánh giao dịch độc lập với giao dịch liên kết gây ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần). Vì vậy,

21

phương pháp này thường được áp dụng cho các trường hợp giao dịch đối với các sản phẩm thuộc khâu cung cấp dịch vụ đơn giản và các giao dịch thương mại có thời gian quay vòng từ khi mua vào đến khi bán ra ngắn, ít chịu sự biến động của thời vụ.

1.2.2.3. Phương pháp cộng lãi vào giá vốn (Cost Plus Method-CPM)

Đây là phương pháp căn cứ vào giá vốn hoặc giá thành để xác định giá bán ra của sản phẩm đó trong giao dịch liên kết

Giá bán = Giá vốn (giá thành) + lãi gộp.

Lãi gộp là giá trị chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn (giá thành) của sản phẩm được hạch toán theo quy định của chế độ kế toán.

Cũng như hai phương pháp ban đầu, phương pháp cộng lãi vào giá vốn có ưu điểm rõ nhất là phù hợp với giá thị trường ALP, được nhiều nước áp ụng. Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm là: Việc áp dụng phương pháp phụ thuộc vào tính chính xác của tỷ suất lãi gộp trên giá vốn.

Phương pháp này thích hợp cho trường hợp một công ty chuyển thành phẩm hay bán thành phẩm của mình sang khâu chế biến tiếp theo tại một công ty liên kết khác và cũng phù hợp với giao dịch về cung cấp dịch vụ.

1.2.2.4. Phương pháp chiết tách lợi nhuận (Profit Split Method )

Đây là phương pháp được xây dựng trên cơ sở giả định loại trừ tất cả các yếu tố đặc biệt làm ảnh hưởng đến giá cả giao dịch độc lập và coi các bên tham gia trong giao dịch đều tạo ra lợi nhuận và lợi nhuận thu được sẽ chia cho các bên tham gia dựa trên cơ sở vốn góp, rủi ro và chức năng của từng bên tham gia. Đây là phương pháp không phụ thuộc vào các giao dịch độc lập mà chỉ lấy các tư liệu từ các giao dịch độc lập làm cơ sở tham khảo. Phương pháp này có hai cách tính

22

Phân bổ lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn

Trong đó: Phần góp vốn có thể bằng tiền, bằng dịch vụ và các tài sản khác được quy đổi ra giá trị bằng tiền

Tổng lợi nhuận: lãi (lỗ) trước thuế TNDN được tạo ra từ giao dịch liên kết Tổng vốn đầu tư : tổng số vốn góp của các bên tham gia trong giao dịch

Cách thứ hai:

Phân bổ lợi nhuận thành hai bước

Bước 1: phân chia lợi nhuận cơ bản. Mỗi bên tham gia giao dịch liên kết được

nhận phần lợi nhuận cơ bản tương ứng với các chức năng hoạt động của mình. Phần lợi nhuận cơ bản này phản ánh giá trị của lợi nhuận giao dịch liên kết tổng hợp mà công ty thu được do chức năng hoạt động của mình và chưa tính đến yếu tố đặc thù và duy nhất (ví dụ như độc quyền sở hữu hoặc sử dụng tài sản vô hình hoặc quyền sở hữu trí tuệ).

Phần lợi nhuận cơ bản được tính theo tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc theo tỷ suất sinh lời của sản phẩm. Cách tính như sau:

Lợi nhuận cơ bản = tỷ suất lợi nhuận × giá thành

Giá thành = Giá vốn hàng bán ra + Chi phí R&D + Chi phí bán hàng và quản lý chung

Bước 2: phân chia lợi nhuận phụ trợ. Mỗi bên tham gia nhận được phần lợi

nhuận phụ trợ tương ứng với tỷ lệ đóng góp liên quan đến tổng lợi nhuận phụ trợ.

Tổng lợi nhuận phụ trợ = Tổng lợi nhuận thu được - tổng lợi nhuận cơ bản

Phần lợi nhuận phụ trội mỗi công ty liên kết tham gia được xác định như sau: Phần lợi nhuận phụ trội của mỗi bên bằng tổng lợi nhuận phụ trội nhân với tỷ lệ đóng góp các chi phí hoặc tài sản dưới đây của mỗi bên:

23

- Giá trị (sau khi đã trừ đi khấu hao) của tài sản vô hình hoặc quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để sản xuất, kinh doanh sản phẩm.

Phương pháp chiết tách lợi nhuận này trong thực tế thường được áp dụng trong các trường hợp các bên liên kết cùng tham gia nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới hoặc phát triển sản phẩm là tài sản vô hình độc quyền hoặc các giao dịch trong quy trình sản xuất, kinh doanh chuyển tiếp giữa các bên liên kết từ khâu nguyên vật liệu đến thành phẩm cuối cùng để lưu thông sản phẩm gắn liền với việc sở hữu hoặc quyền sở hữu trí tuệ duy nhất.

1.2.2.5. Phương pháp so sánh lợi nhuận (Transactional Net Margin Method – TNMM)

Đây là phương pháp dựa vào tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong các giao dịch độc lập được chọn để so sánh, để xác định tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong giao dịch liên kết khi các giao dịch này có điều kiện giao dịch tương đương với nhau.

Các tỷ suất sinh lời được tính bằng lợi nhuận thuần trước thuế (lợi nhuận trước thuế) trên doanh thu thuần, trên chi phí hoặc trên tài sản hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận trước thuế có thể cộng thêm (+) chi phí lãi tiền vay hoặc khấu hao TSCĐ để xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh trước khi chi trả các khoản chi phí này. Các tỷ suất sinh lời thường được sử dụng bao gồm:

- Tỷ suất lợi nhuận thuần trước thuế trên doanh thu thuần từ hoạt động SXKD:

- Tỷ suất lợi nhuận thuần trước thuế trên tổng chi phí từ hoạt động SXKD:

24

Tỷ suất này được sử dụng trong trường hợp cơ sở kinh doanh có tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư.

Các cơ sở kinh doanh có thể lựa chọn một trong các tỷ suất sinh lời để so sánh tỷ suất sinh lời của giao dịch liên kết với giao dịch độc lập và có thể sử dụng một hay nhiều tỷ suất sinh lời khác được quy định theo chế độ báo cáo tài chính để bổ trợ kiểm tra tính chính xác của tỷ suất đã chọn.Việc lựa chọn tỷ suất sinh lời phụ thuộc vào bản chất kinh tế của giao dịch.

Phương này được áp dụng thích hợp trong điều kiện không có sự khác biệt về điều kiện giao dịch khi so sánh giao dịch độc lập với giao dịch liên kết gây ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất sinh lời.

1.2.2.6. Phương pháp phân bổ lợi nhuận toàn cầu

Mặc dù phương pháp này không dựa vào nguyên tắc giao dịch độc lập, nhưng được chấp nhận như là một “phương án 2” để xác định giá chuyển giao trong giao dịch liên kết. Điểm cốt lõi của phương pháp này là lấy tổng lợi nhuận của cả tập đoàn gọi là lợi nhuận toàn cầu chia cho từng đơn vị chịu thuế. Cách tiến hành như sau:

- Xác định số đơn vị chịu thuế (tức là bao nhiêu công ty con và chi nhánh tập đoàn sẽ được coi là một đơn vị chịu thuế)

- Xác định tổng lợi nhuận của tập đoàn (lợi nhuận toàn cầu)

- Xây dựng công thức để phân bổ lợi nhuận toàn cầu cho từng đơn vị chịu thuế. Các yếu tố thường được sử dụng để làm căn cứ phân bổ lợi nhuận toàn cầu cho từng thành viên chịu thuế là: chi phí, tài sản, quỹ lương, doanh thu của mỗi thành viên.

Yêu cầu đặt ra khi sử dụng phương pháp phân bổ lợi nhuận toàn cầu là không được mâu thuẫn với phương pháp lợi nhuận ròng của nghiệp vụ chuyển giao và phải dựa trên cơ sở từng nghiệp vụ chuyển giao và phải có sự so sánh với các giao dịch tương tự được thực hiện bởi các công ty độc lập, đồng thời công thức phân bổ lợi nhuận cũng không được tạo ra sự tranh cãi giữa cơ quan thuế và đối tượng nộp thuế. Do vậy việc phân bổ lợi nhuận phải dựa trên sự phân tích rất thận trọng về những dữ kiện thực tế.

25

1.2.2.7. Phương pháp thỏa thuận trước về xác định giá (APA)

Theo định nghĩa của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), “APA là thoả thuận giữa người nộp thuế và cơ quan thuế về một hệ thống các tiêu chí như: phương pháp xác định giá thị trường, các công ty độc lập để so sánh, các điều chỉnh cần thiết và các giả định mang tính chất quan trọng liên quan đến điều kiện kinh doanh trong tương lai nhằm mục đích xác định trước giá chuyển giao cho các giao dịch nhất định trong một khoảng thời gian xác định. Một APA thường được đề xuất bởi người nộp thuế, và được thỏa thuận giữa người nộp thuế với một hoặc các bên liên kết, một hoặc các cơ quan thuế. Phương pháp này rất hữu ích khi các phương pháp truyền thống khó áp dụng và thực thi”.

Như vậy có thể thấy: Phương pháp APA có thể là một giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu rủi ro về giá chuyển nhượng cho nhiều đối tượng nộp thuế bằng cách đảm bảo lợi nhuận tương lai được cơ quan thuế chấp nhận ở mức hợp lý. APA Chỉ có ý nghĩa tính thuế, ràng buộc giữa người nộp thuế và cơ quan thuế, không có giá trị ràng buộc về giá giữa người mua và người bán.

Phân loại APA

APA đơn phương: Là hình thức thỏa thuận giữa người nộp thuế/doanh nghiệp và cơ quan thuế của một nước.

APA song phương: Là thỏa thuận giữa doanh nghiệp, cơ quan thuế trong nước và một cơ quan thuế nước ngoài.

APA đa phương: Là thỏa thuận giữa doanh nghiệp, cơ quan thuế trong nước và hai hoặc nhiều cơ quan thuế nước ngoài.

Đặc điểm của APA

- APA là thỏa thuận tự nguyện giữa các bên, không phải là sự bắt buộc của cơ quan thuế với người nộp thuế, APA có hiệu lực với các bên tham gia. Áp dụng APA cho những giao dịch xác định trong tương lai với một khoảng thời gian nhất định (thường không quá 5 năm).

26

- APA là một thoả thuận xác định trước một nhóm chỉ tiêu phù hợp để xác định giá chuyển nhượng cho các giao dịch nhất định trước khi thực hiện các giao dịch đó trong một thời kỳ nhất định.

- Sự hợp tác của người nộp thuế là yếu tố quan trọng và cần thiết để tạo sự thành công trong đàm phán APA. Khi APA được ký kết, không cần điều chỉnh giá chuyển nhượng nếu đối tượng nộp thuế tuân theo các điều khoản của thoả thuận.

- Thông thường Hiệp định về thuế quan giữa các nước có tính pháp lý cao hơn các luật trong nước về thuế, do vậy trong trường hợp luật thuế của quốc gia không quy định về APA thì cho phép áp dụng APA trên cơ sở Quy trình thoả thuận song phương.

- Cơ quan thuế cần đảm bảo rằng họ không yêu cầu đối tượng nộp thuế cung cấp thông tin nhiều hơn các nội dung bắt buộc của hồ sơ APA.

- Nếu đối tượng nộp thuế rút đơn đề nghị APA hoặc nếu hồ sơ APA của đối tượng nộp thuế bị từ chối sau khi xem xét tất cả các yếu tố, những thông tin không đáng tin cậy do người nộp thuế cung cấp sẽ không được coi là hợp lý trong bất kỳ cuộc thanh tra nào.

- Các thông tin mà người nộp thuế báo cáo cho cơ quan thuế phải được bảo mật. Cơ quan thuế nên đảm bảo tính bảo mật của những thông tin và tài liệu nhạy cảm được nộp trong quá trình thực hiện APA.

- APA nên được thực hiện trên cơ sở song phương, đa phương và không nên thoả thuận đơn phương, trừ trường hợp đã thực hiện tham chiếu đến một APA đơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách chống chuyển giá đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở việt nam (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)