Xây dựng cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác kiểm soát định giá chuyển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách chống chuyển giá đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở việt nam (Trang 101 - 103)

chuyển giao

Thứ nhất, xây dựng cơ sở dữ liệu cho giá cả giao dịch

Hiện nay các cơ quan chức năng của Việt Nam hầu như chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu giá cả cho các loại sản phẩm được giao dịch giữa các doanh nghiệp độc lập và các doanh nghiệp có quan hệ liên kết. Đây là một thiếu sót lớn dẫn tới việc khó kiểm soát hành vi chuyển giá, cũng như khó xác định chính xác tình hình chuyển giá. Đặt trường hợp khi có một nghiệp vụ mua bán nội bộ xảy ra, cơ quan thuế sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nghiệp vụ mua bán tương tự hay giá thị trường để so sánh xem nghiệp vụ mua bán nội bộ này có tuân thủ theo nguyên tắc giá thị trường hay không.

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu giá cả cho các giao dịch là một việc làm khó khăn và tương đối tốn kém về mặt chi phí, do giá cả là một biến số có sự thay đổi nhanh, nhưng việc làm này là rất cần thiết và đem lại ý nghĩa to lớn về lâu dài, sẽ rất có ý nghĩa không chỉ trong việc kiểm soát chuyển giá mà còn là trong việc quản lý giá thị trường, đồng thời nâng cao tính minh bạch của nền kinh tế.

Thực tế Việt Nam cho thấy, thông thường mỗi cơ quan sẽ thu nhập dữ liệu theo các cách thức khác nhau nhằm phục vụ cho mục đích riêng của mình, điều này dẫn tới số liệu của mỗi cơ quan có sự khác biệt, các báo cáo số liệu không đồng nhất. Điều này vừa gây ra các phiền hà trong việc giải trình của các doanh nghiệp, đồng thời gây lãng phí cho nhà nước.

Vì những lý do nêu trên, để có được một cơ sở dữ liệu làm nguồn số liệu để so sánh giá cả của các giao dịch thì đòi hỏi các cơ quan như cơ quan thuế, thống kê, cơ quan tài chính vật giá, kiểm toán phải tăng cường mối liên hệ, hỗ trợ lẫn nhau để cùng xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất. Các giải pháp cần thực hiện là:

- Phải tập hợp số liệu qua nhiều thời điểm khác nhau, các loại giao dịch khác nhau nhằm đa dạng hóa cho cơ sở số liệu. Tránh việc chỉ lấy số liệu ở một thời điểm (đặc biệt là khi thị trường có biến động lớn).

93

- Tăng cường việc khai thác thông tin từ các ngân hàng. Số liệu từ ngân hàng tương đối đáng tin cậy, phản ánh trung thực các nghiệp vụ cũng như giá cả chuyển giao. Đẩy mạnh các biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động giao dịch qua ngân hàng, hạn chế dần giao dịch bằng tiền mặt và tăng tính minh bạch của thị trường.

- Trong một số trường hợp, cần thiết phải sử dụng giá giao dịch trên thị trường thế giới để làm giá tham chiếu so sánh. Cần thiết phải xây dựng cơ chế mua thông tin về cơ sở dữ liệu giao dịch nhằm đấu tranh với hoạt động chuyển giá của chi nhánh các công ty đa quốc gia.

- Cần sớm xây dựng cơ chế, giao kinh phí cho cơ quan thuế thực hiện việc mua thông tin dữ liệu về giá cả giao dịch. Hiện nay có rất nhiều hệ thống cơ sở dữ liệu như Onesource, Osiris, Oriana… được sử dụng rộng rãi tại các nước giúp việc lựa chọn mẫu so sánh trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Thiết nghĩ, Việt Nam nên sớm có hướng dẫn cụ thể là các cơ sở dữ liệu này có được công nhận sử dụng tại Việt Nam hay không; và nếu trong trường hợp thích hợp thì nên có cơ chế mua dữ liệu từ các công ty kiểm toán lớn.

Thứ hai, xây dựng số liệu tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành

Xuất phát từ thực tế Việt Nam, có nhiều doanh nghiệp FDI hoạt động trong những ngành nghề có tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành ở mức cao song lại thường xuyên báo cáo thua lỗ hoặc có lãi song tỷ suất lợi nhuận rất thấp, thấp hơn cả lãi suất huy động vốn của ngân hàng. Vì vậy thiết nghĩ các cơ quan hữu quan cần nhanh chóng xây dựng và công bố số liệu tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành của các ngành nghề thuộc nền kinh tế quốc dân, từ đó làm cơ sở để cơ quan thuế áp dụng kiểm tra, thanh tra thuế.

Để thực hiện được yêu cầu trên, cần phải có sự phối kết hợp giữa Tổng Cục Thống kê và Tổng cục Thuế. Bảng tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành sẽ tạo cơ sở để cơ quan quản lý thuế phát hiện những dấu hiệu bất thường, tiến hành thanh tra, kiểm tra khi thấy doanh nghiệp có những dấu hiệu bất thường như tỷ suất lợi nhuận quá thấp hoặc quá cao. Hiện nay, Tổng cục Thuế đã giao cho Cục Thuế ở một số địa phương tiến hành thí điểm các chuyên đề về quản lý thuế đối với hoạt động chuyển

94

giá trong từng lĩnh vực. Cục Thuế Hà Nội xây dựng chuyên đề “Quản lý giá chuyển nhượng đối với lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản”; Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh thực hiện xây dựng chuyên đề “Quản lý giá chuyển nhượng đối với lĩnh vực gia công dệt, may”; Cục Thuế Vĩnh Phúc xây dựng chuyên đề “Quản lý giá chuyển nhượng đối với lĩnh vực lắp ráp ô tô, xe máy”… Đây đều là những ngành nghề có tỷ suất lợi nhuận cao song lại có rất nhiều doanh nghiệp FDI hoạt động kém hiệu quả.

Thứ ba, xây dựng cơ chế bảo mật thông tin của các doanh nghiệp

Theo quy định của Luật Thuế TNDN và Thông tư 41/2017/TT – BTC, đối tượng nộp thuế TNDN phải có nghĩa vụ kê khai các giao dịch liên kết đã thực hiện và phương pháp so sánh giá đã áp dụng khi khai báo. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế khi vừa giảm thiểu chi phí quản lý, vừa tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm với những thông tin mà đối tượng chịu thuế cung cấp. Đối tượng nộp thuế sẽ phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý nếu không đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ này.

Mặc dù Luật Quản lý thuế quy định một trong các quyền của người nộp thuế là được giữ bí mật thông tin theo quy định của pháp luật, tuy nhiên, có khá nhiều doanh nghiệp có mối quan ngại rằng thông tin nội bộ của họ (bí mật công nghệ, giải pháp kỹ thuật…) có thể bị rò rỉ gây thiệt hại lớn. Trong khi đó, trách nhiệm của cơ quan quản lý ra sao, mức bồi thường như thế nào trong trường hợp này thì hiện vẫn đang bỏ ngỏ. Do vậy, trong thời gian tới cần có quy định cụ thể hơn về vấn đề này, góp phần tạo sự an tâm cho doanh nghiệp khi khai báo các thông tin liên quan đến giao dịch liên kết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách chống chuyển giá đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở việt nam (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)