Dự báo xu hướng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách chống chuyển giá đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở việt nam (Trang 91 - 94)

Theo TS. Patrick Dixon - Chủ tịch của Global Change, một tổ chức tư vấn chiến lược phát triển cho các công ty đa quốc gia cho rằng, “tương lai tăng trưởng của Việt Nam vẫn tươi sáng. Trong xu hướng dịch chuyển sản xuất ở nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam đang có nhiều cơ hội để thu hút dòng vốn FDI khổng lồ như đã làm được trong các năm qua.

Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách thu hút FDI từ năm 1987. Đến nay, sau hơn 30 năm, nguồn vốn này đã trở thành một trong những động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm thu hút FDI, Việt Nam đã chứng kiến sự hiện diện của những nhà đầu tư nước ngoài, điển hình là các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới như: Honda, Intel, Samsung, Yamaha, Panasonic, Microsoft, LG... Những dự án tỷ “đô” của các tập đoàn kinh tế hàng đầu cho thấy Việt Nam đã và đang là điểm đến đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Luồng vốn FDI vào Việt Nam tăng đột biến

Hình 3.1: FDI thực hiện trung bình giai đoạn trước và sau năm 2007

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư )

FDI thực hiện trung bình năm đạt 1,75 tỷ USD trong giai đoạn 1988-2007, có chuyển biến mạnh lên 11,983 tỷ USD/năm giai đoạn 2008-2016.

83

Trong vòng 20 năm đầu thu hút, quy mô FDI thực hiện trung bình hàng năm chỉ đạt 1,75 tỷ USD, tỷ lệ giải ngân trung bình hàng năm khoảng 55%. Trong giai đoạn 2008 - 2016, quy mô FDI thực hiện hàng năm trung bình đạt 11,983 tỷ USD, tỷ lệ giải ngân FDI đạt 57%, cao hơn tỷ lệ giải ngân trung bình của giai đoạn trước 2% nhưng gấp 6,83 lần xét về số tuyệt đối (Hình 3.1).

Từ năm 2016 đến nay lượng vốn FDI thực hiện trung bình mỗi năm tăng thêm khá đều đặn trên 1 tỷ USD. Chu kỳ tăng của dòng vốn FDI đã phá vỡ nhiều kỷ lục trong 30 năm qua. Số vốn FDI giải ngân tăng từ 15,8 tỷ USD trong năm 2016 lên 17,5 tỷ USD năm 2017 và đạt 19,1 tỷ USD trong năm 2018 (Hình 3.2)

Hình 3.2: Số vốn FDI đăng ký cấp mới và số dự án cấp mới

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư )

Trung bình mỗi năm, vốn FDI đăng ký tăng trưởng trung bình 10-15%/năm, từ năm 2008 là thời điểm một năm sau khi Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Việt Nam trở thành địa điểm hấp dẫn FDI trong khu vực châu Á với thị trường 92 triệu dân, cơ cấu dân số vàng và giá lao động rẻ. Vốn

84

đăng ký tăng lên liên tục thể hiện lòng tin ngày càng cao của nhà đầu tư nước ngoài vào môi trường đầu tư Việt Nam.

Sức thu hút FDI vào Việt Nam có một phần quan trọng của các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) các cam kết của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và các hiệp định khác được ký kết và từng bước triển khai.

Theo Báo cáo Chính phủ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư “Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung có thể khiến cho xu hướng dịch chuyển vốn đầu tư từ Trung Quốc sang các nước khác diễn ra nhanh hơn, tạo cơ hội cho Việt Nam tăng thu hút đầu tư nước ngoài”. Thật vậy, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc vào Việt Nam đang tăng nhanh trong những tháng đầu năm nay. Cụ thể, trong quý I/2019, các nhà đầu tư Trung Quốc đã đăng ký đầu tư 137 dự án đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký 723,18 triệu USD.

Thêm vào đó Việt Nam sẽ là điểm đến của dòng vốn Nhật Bản trong các năm tới, do Chính phủ Nhật Bản khuyến khích các doanh nghiệp Nhật Bản chuyển hướng đầu tư vào Đông Nam Á, nhất là Việt Nam thay vì Trung Quốc do Việt Nam không chỉ được coi là một địa điểm sản xuất với chi phí nhân công rẻ nữa, mà còn là một thị trường hứa hẹn với các nhà đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ và tiêu dùng nội địa. Năm 2018, Nhật Bản là nước dẫn đầu với các khoản đầu tư được chấp thuận đạt tổng cộng 8,5 tỉ USD. Hàn Quốc đứng thứ hai với 7,2 tỉ USD, tiếp theo là Singapore, Hồng Kông và Trung Quốc.

Tóm lại: Trong những năm tới, mặc dù kinh tế thế giới hiện nay còn nhiều biến

động, bất ổn như nỗi lo chiến tranh thương mại Mỹ- Trung, kịch bản Brexit , nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu..nhưng luồng vốn FDI của các công ty đa quốc gia vào Việt Nam vẫn có xu hướng tăng cao. Đây là cơ hội, đông thời cũng là thách thức đặt ra cho chúng ta đó là: làm thế nào để vừa thu hút được nhiều nhất vốn đầu tư nước ngoài, vừa bảo vệ và khai thác được nguồn thu tiềm năng ngày càng lớn này để tăng thu cho NSNN. Điều này đòi hỏi Chính phủ Việt Nam phải có những giải pháp thiết thực

85

trong việc hoàn thiện chính sách chống chuyến giá, đồng thời sớm đưa Dự thảo “chiến lược thu hút FDI thế hệ mới giai đoạn 2018-2030” đi vào thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách chống chuyển giá đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở việt nam (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)