Hiện tượng chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở góc độ chủ quan của nước tiếp nhận đầu tư, có thể rút ra một số nguyên nhân sau:
2.1.2.1. Do thuế suất thuế TNDN của Việt Nam chưa thật sự hấp dẫn
Sự khác biệt trong chính sách thuế giữa các quốc gia là cơ sở để các doanh nghiệp FDI hoạch định chính sách về giá chuyển giao sao cho chuyển lợi nhuận từ nơi có thuế suất thuế thu nhập cao đến nơi thấp hơn, qua đó tối thiểu hoá tổng nghĩa vụ thuế trong toàn tập đoàn.
Bảng 2.3: So sánh mức thuế TNDN của Việt Nam với mức trung bình của khu vực và thế giới
Năm Việt Nam TB Châu Á TB Thế giới TB Đông
Nam Á 2009 25% 25,73% 25,4% 26% 2010 25% 23,96% 24,71% 25,30% 2011 25% 23,10% 24,52% 25,3% 2012 25% 22,89% 24,43% 24% 2013 25% 22,49% 24,08% 23,44% 2014 22% 21,83% 23,68% 21,74% 2015 22% 21,78% 23,64% 21,74%
(Nguồn: Sách chuyên khảo “Nhận diện các thủ đoạn trốn thuế, tránh thuế của các công ty đa quốc gia hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam”-PGS.TS Nguyễn Thị Lan – Chủ biên)
55
Bảng 2.4.Thuế suất thuế TNDN của Việt Nam so với các nước
Bahamas 0% Hồng Kông 16.5%
Bahrain 0% Đài Loan 20%
Bermuda 0% Singapore 17%
Cayman Islands 0% Campuchia 20%
Montenegro 9% Thái Lan 20%
Quatar 10% Trung Quốc 25%(20%)
Macau 12% Việt Nam 20%
Oman 15% Kuwait 15%
(Nguồn: Tổng hợp từ KPMG’s Corporate and Indirect Tax Rate Survey, 2019)
Việt Nam đã từng bước giảm thuế suất thuế TNDN phổ thông qua các lần sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN theo đúng lộ trình đề ra, giảm từ 28% (trước năm 2009) xuống 25% (từ 01/01/2009), xuống 22% (từ 01/01/2014) và xuống 20% (từ 01/01/2016) tương đương với mức trung bình của các quốc gia Châu Á hiện nay. Tuy nhiên, nếu so với nhiều quốc gia trong khu vực (như Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Macao..) và nhiều quốc gia khác trên thế giới thì với mức thuế TNDN hiện hành của Việt Nam là 20% vẫn còn khá cao. Chưa kể các “Thiên đường thuế” như Andorra, Bahamas, Bermuda, Bahrian, British Virgin Islands... với thuế suất là 0%. Điều này đã tạo ra động lực thúc đẩy các doanh nghiệp FDI chuyển lợi nhuận cho công ty mẹ ở nước ngoài, thông qua cơ chế chuyển giá.
2.1.2.2. Do chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và ưu đãi thuế của Việt Nam đang tạo ra những cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp FDI chuyển giá
Một số hình thức ưu đãi thuế ở Việt Nam hiện nay như thực hiện thuế suất thuế TNDN 10% trong 15 năm tính từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế; miễn thuế trong 4 năm đầu tiên, giảm 50% thuế đến 9 năm tiếp theo; cho phép chuyển lỗ trong vòng 5 năm; miễn đánh thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài; hoàn thuế cho lợi nhuận tái đầu tư; cho phép được khấu hao nhanh... đối với các dự án đầu tư vào một số lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư, có thể đang trở thành “kẽ hở” để doanh nghiệp FDI lợi dụng
56
thực hiện chuyển giá, tránh thuế. Những thủ thuật lợi dụng này là thành lập doanh nghiệp mới để hưởng ưu đãi thuế, hết thời hạn ưu đãi lại giải thể và thành lập doanh nghiệp khác nhằm kéo dài thời hạn được miễn giảm thuế.
Mặt khác, trong một thời gian dài, nhiều địa phương ở Việt Nam dường như thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài bằng mọi giá, chú trọng số lượng dự án và số vốn đăng ký hơn là hiệu quả thực tế. Giữa các địa phương còn cạnh tranh lẫn nhau trong thu hút đầu tư, dẫn đến tình trạng dễ dãi trong công tác hậu kiểm, trong đó có tâm lý ngại thanh tra, kiểm tra giá chuyển giao vì e ngại việc này làm cho môi trường thu hút đầu tư kém hấp dẫn. Hai vấn đề trên đã “gián tiếp” tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp FDI thực hiện chuyển giá.
2.1.2.3. Ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam phát triển chậm, năng lực cạnh tranh còn quá yếu
Một trong những khâu yếu, tồn tại trong một thời gian dài của ngành công nghiệp Việt Nam, là công nghiệp hỗ trợ phát triển quá chậm. Nhiều doanh nghiệp FDI khi có nhu cầu tìm đối tác Việt Nam để đặt hàng gia công, linh kiện, vật tư, các sản phẩm trung gian cho quá trình sản xuất của mình đã không đạt được mục tiêu.
Nguồn cung ứng từ nước ngoài vẫn giữ vị trí quan trọng đối với các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam. So với một số nước trong khu vực Tỷ lệ doanh nghiệp nước ngoài sử dụng đầu vào trong nước ở Việt Nam là khá thấp
Hình 2.1: Tỷ lệ % các doanh nghiệp FDI sử dụng đầu vào trong nước
57
Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy so với một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, tỷ lệ các công ty nước ngoài ở Việt Nam sử dụng đầu vào nguyên vật liệu trong nước là khá thấp, chỉ chiếm 67%, trong khi ở các nước khác tỷ lệ này gần như đạt 100% ( như 99.9% ở Malaysia, 97,2% ở Trung Quốc).
Theo nghiên cứu của VCCI (2014), có 8,1% doanh nghiệp FDI ở Việt Nam mua toàn bộ hoặc một phần hàng hóa, dịch vụ đầu vào thông qua công ty mẹ, 54% mua một số mặt hàng từ nước xuất xứ và 34% mua từ nhà cung cấp ở nước thứ ba. Thực tế trên càng thúc đẩy doanh nghiệp FDI chuyển giá nhằm tối đa lợi ích.
2.1.2.4. Do sự bất cập trong chính sách ưu đãi thuế đối với hàng nhập khẩu phục vụ cho dự án đầu tư, cho gia công hàng xuất khẩu
Do phần lớn các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay có nguồn gốc từ Châu Á, với quy mô vừa và nhỏ, trong đó nhiều công ty hoạt động chủ yếu với chức năng nhận gia công cho công ty mẹ hay một công ty thành viên khác trong cùng tập đoàn.
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành đã đưa ra chính sách miễn giảm thuế khá rộng rãi đối với nhà đầu tư như: hàng nhập khẩu để gia công cho nước ngoài; hàng nhập khẩu phục vụ, tạo TSCĐ cho dự án đầu tư…Lợi dụng chính sách ưu đãi thuế này, nhiều doanh nghiệp FDI đã có hành vi chuyển giá trốn thuế thông qua việc tìm mọi cách để hợp pháp hóa các thủ tục, điều kiện để hưởng ưu đãi thuế đối với hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu dùng cho gia công xuất khẩu; hàng nhập khẩu phục vụ, tạo TSCĐ cho dự án đầu tư…
Thực hiện thủ đoạn này, các doanh nghiệp FDI hưởng cùng lúc hai cái lợi: Một là, doanh nghiệp trốn được thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu; Hai là, có thể mặc sức định giá cao nguyên vật liệu, TSCĐ nhập khẩu để chuyển lợi nhuận về công ty mẹ, vừa trốn thuế TNDN mà vẫn không phải nộp thuế nhập khẩu.
2.1.2.5. Do sự hạn chế của công cụ pháp lý trực tiếp chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp FDI
Việt Nam vẫn chưa có Luật riêng về chuyển giá, mà các nội dung liên quan đến vấn đề này chỉ nằm rải rác trong một số Luật, Nghị định. Các quy định pháp
58
luật liên quan đến kiểm soát nhà nước đối với hoạt động định giá chuyển giao ( chống chuyển giá) còn chưa đầy đủ và chặt chẽ. Hiện nay, công cụ pháp lý cao nhất trực tiếp điểu chỉnh hoạt động chuyển giá chuyển giá của các doanh nghiệp FDI là
Nghị định 20/2017/NĐ – CP “Quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết” và Thông tư 41/2017/TT – BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 20/2017/NĐ – CP có hiệu lực thay thế cho TT66/2010/TT – BTC. Chúng ta vẫn chưa có luật chống chuyển giá riêng.
Thêm vào đó, nội dung của Nghị định 20/2017/NĐ – CP vẫn còn tồn tại một số bất cấp hạn chế. Mức độ xử lý vi phạm hành chính với hành vi chuyển giá của các doạnh nghiệp FDI còn khá nhẹ, quy định chung với các hành vi vi phạm khác về thuế nên chưa đủ sức răn đe đối với người nộp thuế có hành vi chuyển giá nhằm trốn thuế. Trong khi đó, tại nhiều quốc gia khác như Trung Quốc, Thái Lan…đã có đầy đủ các chế tài xử phạt với hành vi chuyển giá cụ thể của doanh nghiệp.
2.1.2.6. Sự bất cập trong hoạt động thanh tra, kiểm tra định giá chuyển giao
Công tác thanh tra, kiểm tra giá chuyển giao mới chỉ được thực hiện trong phạm vi hẹp, chưa rộng khắp trên toàn quốc. Tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm tra về định giá chuyển giao của cơ quan thuế nước ta còn chưa hợp lý, ở cấp địa phương chưa có bộ phận chuyên thanh tra, kiểm tra vấn đề chuyển giá. Sự phối hợp giữ cơ quan thuế với các cơ quan chức năng có liên quan trong quá trình thanh tra, kiểm tra giá chuyển giao còn hạn chế.
Kỹ thuật thanh tra còn lạc hậu, cơ quan thuế thiếu hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin đầy đủ về người nộp thuế nên hiệu quả của công tác thanh tra giá chuyển giao chưa cao. Ngoài ra, hiện nay Việt Nam chưa có bộ phận có thẩm quyền chuyên trách điều tra các hành vi chuyển giá làm giảm hiệu quả công tác chống chuyển giá và gây tâm lý coi thường pháp luật của một bộ phận đối tượng nộp thuế, trong đó có các doanh nghiệp FDI.